Sót nhau thai Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Sót nhau thai là hiện tượng thường gặp sau khi nữ giới trải qua giai đoạn sinh nở hoặc khi tiến hành phá thai. Nếu không sớm phát hiện và can thiệp đúng cách chị em có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Sót nhau thai là gì? Dấu hiệu sót nhau thai như thế nào? Sót nhau thai có nguy hiểm không? Hay sót nhau thai phải làm sao?… là những thông tin được nhiều chị em quan tâm tới. Hãy theo dõi ngay viết dưới đây đến từ bác sĩ Sản – Phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên – PKĐK Quốc tế Hà Nội để giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Mục lục:
Sót nhau thai là gì?
Nhau thai là một cơ quan tạm thời kết nối thai nhi với niêm mạc tử cung thông qua dây rốn. Nhiệm vụ là tách nguồn cung cấp máu của thai nhi khỏi nguồn cung cấp máu của người mẹ, truyền các dưỡng chất và oxy từ máu mẹ tới thai nhi. Ngoài ra, nhau thai còn có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi khỏi vi khuẩn có hại. Khi em bé chào đời, nhau thai cũng được giải phóng khỏi tử cung của người mẹ.
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà sau khi sinh con hoặc phá thai nhau thai sẽ bong ra hoàn toàn sau vài cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhau thai không thể bong ra hoặc sót lại một phần trong tử cung.
Các bác sĩ của PKĐK Quốc tế hà Nội cho biết, tình trạng sót nhau thai có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên do phổ biến:
-
Dính nhau thai
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sót nhau thai ở nữ giới. Nguyên do là bởi sự co thắt ở cổ tử cung của sản phụ diễn ra không đủ mạnh, khiến nhau thai không được tống hết ra bên ngoài. Do đó nhau sẽ bị dính vào thành tử cung.
-
Nhau thai bị mắc kẹt
Lúc này nhau thai đã tách ra khỏi thành tử cung nhưng lại không được đẩy ra bên ngoài. Nhau sẽ bị mắc kẹt vào thời điểm cổ tử cung bắt đầu đóng trước khi nhau thai bị loại bỏ hoàn toàn.
-
Nhau tiền đạo
Đây là hiện tượng nhau thai bám một phần hoặc toàn bộ vào vùng dưới tử cung và cổ tử cung. Điều này không chỉ làm cản trở đường đi của thai nhi chuyển dạ mà còn khiến quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn.
-
Nhau cài răng lược
Đa phần sau khi sinh, phần bánh nhau bám vào thành tử cung sẽ tự tách rời và được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên khi nữ giới gặp tình trạng nhau cài răng lược sẽ khiến nhau không thể bong ra. Đây chính là nguyên nhân gây ra một số biến chứng nguy hiểm như băng huyết, rối loạn đông cầm máu… thậm chí dẫn đến xuất huyết nhiều gây tử vong cho sản phụ.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết sót nhau thai còn có thể xảy ra bởi một vài yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Nhau thai bám sâu vào thành tử cung, do đó trong khi lấy ra nhau có thể bị đứt hoặc không lấy hết được.
- Do nhân viên y tế lấy không kiểm tra kỹ hoặc không biết còn sót nhau thai
- Nữ giới có sẹo hoặc tổn thương ở tử cung do viêm nhiễm hoặc do can thiệp các biện pháp ngoại khoa tại cơ quan này.
- Trường hợp phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 mang thai; sinh non; quá trình sinh kéo dài hoặc thai chết lưu…cũng làm tăng nguy cơ sót nhau thai.
- Nữ giới tiến hành phá thai không an toàn tại các cơ sở y tế kém chất lượng, bác sĩ tay nghề non kém, chưa đủ kinh nghiệm.
>>>>>> Những thay đổi cơ thể sau khi phá thai
>>>>>> Cẩm nang mang thai toàn tập
Dấu hiệu sót nhau thai
Các bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa cho biết, nữ giới hoàn toàn có thể chủ động nhận biết được tình trạng sót nhau thai trong tử cung thông qua các triệu chứng điển hình dưới đây:
-
Đau vùng bụng kéo dài
Cảm giác đau và khó chịu ở bụng là 1 trong những biểu hiện sót rau khi đình chỉ thai mà bất cứ nữ giới nào cũng có thể gặp phải. Đặc biệt là những chị em tiến hành hút thai tại những cơ sở y tế kém chất lượng hoặc tự phá thai bằng thuốc tại nhà.
Dù phá thai bằng hình thức nào thì đa phần nữ giới đều sẽ cảm thấy đau phần bụng dưới. Tuy nhiên, cơn đau sẽ giảm dần mức độ và biến mất hẳn sau một thời gian ngắn.
Trường hợp đau bụng kéo dài chính là biểu hiện sót nhau khi phá thai bằng thuốc hoặc can thiệp phá thai ngoại khoa mà nữ giới cần lưu ý. Lúc này mức độ cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
-
Xuất huyết âm đạo bất thường
Dù sinh thường, sinh mổ hay tiến hành đình chỉ thai, nữ giới đều sẽ thấy vùng kín của mình bị chảy máu giống như đến kỳ kinh nguyệt. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể và thường kéo dài trung bình trong khoảng 7 – 10 ngày tùy theo cơ địa của mỗi sản phụ.
Những ngày đầu nữ giới sẽ thấy lượng máu âm đạo ra nhiều sau đó giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên khi bị sót nhau, có thể bị ra máu âm đạo bất thường, lượng máu sẽ ra nhiều và kéo dài, kèm theo đó là tình trạng máu có màu đen, mùi hôi khó chịu.
-
Sốt cao, mệt mỏi
Sốt cao, mệt mỏi cũng là những triệu chứng điển hình của hiện tượng sót nhau thai khi phá thai và sinh con ở nữ giới. Tình trạng sót thai nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ khiến cổ tử cung bị nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể sản phụ sẽ có những biểu hiện như sốt cao, mê sảng, đau bụng dữ dội…
-
Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều cũng là một trong những dấu hiệu sót nhau sau sinh thường ở nữ giới. Thông thường, sau khi sinh con khoảng 1 tháng, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, có trường hợp chu kỳ kinh biến mất kéo dài vài tháng.
Ngoài ra, khi kinh nguyệt xuất hiện sẽ có trạng thái bất thường như máu kinh có màu sẫm tối, kèm theo nhiều cục máu đông, lượng máu chảy ra nhiều và có mùi hôi khó chịu.
Trường hợp phát hiện có những dấu hiệu sót nhau bạn tuyệt đối không được tự ý xử lý. Thay vào đó, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay để được bác sĩ, thăm khám, kiểm tra và đưa ra phương hướng xử lý thích hợp.
Sót nhau thai có nguy hiểm không?
Sót nhau thai là tình trạng không hiếm gặp ở nữ giới sau khi sinh con; và đây cũng có thể là hậu quả của việc phá thai không an toàn. Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, sót nhau thai là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và tiến hành can thiệp kịp thời sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ của nữ giới về sau.
Những ảnh hưởng nguy hại mà tình trạng sót nhau thai có thể gây ra, bao gồm:
-
Thiếu máu
Tình trạng sót nhau thai khiến âm đạo xuất huyết trong thời gian dài. Do đó, cơ thể nữ giới sẽ dễ xảy ra tình trạng thiếu máu. Khi cơ thể thiếu máu, mức oxy sẽ không đủ để cung cấp tới các các bộ phận khác, chị em sẽ gặp các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Thậm chí có trường hợp nữ giới bị băng huyết. Lúc này, cơ thể sẽ bị sốc, trụy tim… thậm chí gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
-
Viêm nhiễm vùng kín
Viêm nhiễm vùng kín là biến chứng xảy ra khi tình trạng sót nhau thai không được xử lý sớm, đúng cách. Sót nhau thai trong tử cung thời gian dài sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân có hại như virus, nấm, vi khuẩn xâm nhập, phát triển thành một số bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
Viêm nhiễm có thể lây lan ngược dòng các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản gây tắc nghẽn buồng trứng, ống dẫn trứng… làm tăng khả năng vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
-
Dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung là một trong những biến chứng được các chuyên gia đánh giá là đặc biệt nguy hiểm do tình trạng sót nhau khi phá thai, khi sinh nở có thể gây ra. Buồng tử cung bị dính khiến cho lớp niêm mạc tử cung quá mỏng, không thể dày lên và gây ảnh hưởng đến quá trình phôi thai làm tổ.
Thậm chí, trường hợp buồng tử cung của nữ giới bị dính hoàn toàn thì có thể khiến tinh trùng không thể tiếp cận vào tử cung để gặp trứng. Dẫn tới hậu quả là quá trình thụ thai không diễn ra. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp chị em vẫn có thể mang thai nếu điều trị tích cực cùng bác sĩ chuyên khoa. Dù vậy khả năng sảy thai ở thai phụ bị dính buồng tử cung là rất lớn do lớp niêm mạc tử cung quá mỏng nên trứng không thể làm tổ ở buồng tử cung.
-
Viêm nội mạc tử cung
Sót nhau thai nếu không được sớm phát hiện và can thiệp đúng cách sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, ký sinh trùng, virus… xâm nhập, phát triển mạnh mẽ và gây bệnh trong đó có bệnh lý viêm nội mạc tử cung có thể gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
-
Viêm, tắc ống dẫn trứng
Như đã đề cập ở trên, sót nhau thai có thể gây nhiễm trùng buồng tử cung. Do đó, các nhân gây hại hoàn toàn có thể lây lan gây viêm nhiễm sang các bộ phận lân cận, trong đó có ống dẫn trứng. Tuỳ theo mức độ viêm ống dẫn trứng ở giai đoạn mà bệnh có thể gây tắc ống dẫn trứng hoặc làm cản trở quá trình thụ thai diễn ra.
Ngoài ra, nữ giới gặp tình trạng viêm tắc ống dẫn trứng có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nguy hiểm cao hơn so với thông thường như mang thai ngoài tử cung, thai chết lưu,… thậm chí đe dọa tới tính mạng của nữ giới.
Sót nhau thai phải làm sao?
Biến chứng sót nhau thai thường biến chuyển khó lường tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng bệnh. Vì thế, nữ giới khi nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bị sót nhau thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra. Tại đây, sau khi xác định chính xác những triệu chứng và tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ tư vấn và sử dụng những phương pháp loại bỏ nhau sót phù hợp.
-
Thủ thuật ngoại khoa can thiệp sót nhau thai
Thông thường, đối với trường hợp sót nhau thai thì phương pháp xử lý hiệu quả nhất, nhanh nhất được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao là tiến hành hút phần nhau thai còn sót lại trong tử cung. Lúc này nữ giới cần thực hiện can thiệp thủ thuật hút nhau thai còn sót để loại bỏ hoàn toàn nhau thai ở trong tử cung ra bên ngoài.
Lưu ý: Nữ giới nên lựa chọn nhưng cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao, môi trường y tế được khử khuẩn, vô trùng để thực hiện thủ thuật hút nhau thai còn sót. Điều này nhằm đảm bảo quá trình xử lý các nhau thai còn sót diễn ra hiệu quả, thành công.
-
Thuốc điều trị sót nhau thai
Hiện nay, sử dụng thuốc là một trong những biện pháp xử lý tình trạng sót nhau phổ biến. Tuy nhiên để biết nên sử dụng loại thuốc nào để điều trị sót nhau thai an toàn, không gây biến chứng; sản phụ cần phải tiến hành thăm khám, chỉ định trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường, tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc như thuốc kích thích co bóp tử cung, thuốc kháng sinh, kháng viêm… để điều trị sót nhau sau sinh, sau khi phá thai.
Lưu ý: Nữ giới tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị sót nhau thai tại nhà. Trường hợp tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như băng huyết, sốc thuốc… thậm chỉ là đe dọa tới tính mạng nữ giới.
Lời khuyên của Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
Sót nhau thai là tình trạng nguy hiểm sau khi nữ giới sinh con hoặc thực hiện đình chỉ thai. Mặc dù rất hiếm gặp, tuy nhiên chị em nữ giới cũng không nên chủ quan mà cần chủ động trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết để phòng ngừa tình trạng bị sót nhau.
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên khuyến nghị nữ giới nên thực hiện một số lưu ý sau để ngăn ngừa hiện tượng sót nhau thai, cụ thể gồm:
- Trong thời kỳ thai kỳ nữ giới nên thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch tại các cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng
- Trao đổi chi tiết cùng bác sĩ chuyên khoa về những dấu hiệu bất thường của cơ thể để có sự chuẩn bị tốt nhất
- Không nên lạm dụng những phương pháp đình chỉ thai
- Sản phụ nên chú ý nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng sớm để giúp thúc đẩy quá trình co bóp tử cung, từ đó có thể đẩy nhau sót ra bên ngoài.
- Uống nhiều nước cũng như thực hiện chế độ ăn uống khoa học lành mạnh.
- Khi có quyết định bỏ thai nên lựa chọn các địa chỉ chuyên khoa chất lượng có đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc y tế hiện đại, để thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn, thành công.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hiện tượng sót nhau thai do các bác sĩ của phòng khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội cung cấp. Hy vọng sẽ hữu ích với quý chị em trong việc điều trị và phòng ngừa sót nhau sau khi sinh hoặc sau khi phá thai.
Nếu còn điều gì thắc mắc về phương pháp phá thai 5 tuần tuổi an toàn, thì bạn đừng ngần ngại trò chuyện với tư vấn 24/24 giờ [CHAT NGAY]. Toàn bộ cuộc trò chuyện sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối.