Thai lưu là gì biện pháp xử lý và phòng tránh nguy cơ bị thai lưu

Ngày đăng: 2023-10-25
5/5 - (1 bình chọn)

Thai lưu, hay còn gọi là thai chết lưu, là một trong những biến chứng đau lòng mà các bà bầu có thể phải đối mặt. Để tạo điều kiện tốt nhất cho thai kỳ an toàn và phòng tránh nguy cơ các biến chứng, việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của thai lưu, và giải pháp xử trí là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên sẽ chia sẻ những kiến thức y khoa cần thiết để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Bác sĩ Tạ Hồng Duyên, hiện là Bs CKI sản phụ khoa của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, 30 năm làm việc trong lĩnh Sản Phụ khoa bác sĩ Duyên luôn sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm chuyên môn quý báu của mình tới quý độc giả.

Thai lưu là gì?

Thai lưu là hiện tượng bào thai ngừng phát triển trong bụng người mẹ bầu là một trong số những biến chứng không mong muốn khi mang thai. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, thai lưu được định nghĩa chính xác là hiện tượng thai thi chết trước hoặc trong khi sinh. Thai chết lưu và sảy thai về bản chất đều là mất thai, nhưng đây là 2 hiện tượng khác nhau. Sảy thai là mất thai khi tuổi thai nhỏ hơn 20 tuần (28 tuần theo một số định nghĩa). Còn thai lưu là hiện tượng mất thai khi thai lớn hơn 20 tuần. Hiện nay, thai chết lưu được phân loại theo số tuần mang thai:

  • Thai chết lưu sớm: từ 20 – 27 tuần
  • Thai chết lưu muộn: từ 28 – 37 tuần
  • Thai chết lưu đủ tháng: sau 37 tuần

Thai chết lưu là gì

Theo ước tính của WHO, mỗi năm trên thế giới có 2 triệu ca thai lưu, trung bình cứ 200 ca mang thai thì sẽ có 1 ca thai chết lưu. Hơn 40% những ca thai lưu đều xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Những số liệu trên cho thấy thai lưu là vấn đề cần được thai phụ quan tâm, nhất là trong quá trình mang thai và chuẩn bị sinh.

Nguyên nhân thai lưu

Chia sẻ của Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thai lưu, có một số nguyên nhân vẫn chưa được phát hiện. Tuy nhiên những nguyên nhân thường gặp nhất là do:

Nguyên nhân xuất phát từ người mẹ

Nguyên nhân thai chết lưu

  • Người mẹ mắc những bệnh mãn tính như suy gan, viêm nhận, lao phổi…
  • Sản phụ mắc các bệnh nội tiết tố như suy giáp, basedow, tiểu đường…
  • Mẹ bầu bị nhiễm độc, ký sinh trùng, viêm gan, giang mai, cúm, sởi…
  • Các bà mẹ thường xuyên lao động nặng nhọc và có chế độ dinh dưỡng kém cũng dẫn tới thai lưu.
  • Người mẹ có tiền sử bị thai lưu, lạm dụng rượu hoặc ma túy, thuốc lá.
  • Nữ giới mang thai dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
  • Phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa hoặc các bệnh xã hội biến chứng nặng khi mang thai

Nguyên nhân ở thai nhi

  • Bất thường về nhiễm sắc thể (rối loạn nhiễm sắc thể, đột biến nhiễm sắc thể…) hoặc những dị tật bẩm sinh ở thai nhi ( não úng thủy, vô sọ…) là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thai lưu. Theo thống kê không đầy đủ, có khoảng 14% trường hợp thai chết lưu xuất phát từ những bất thường về nhiễm sắc thể và dị tật thai nhi.
  • Bất đồng về nhóm máu Rh giữa mẹ và con, ví dụ như mẹ mang nhóm máu Rh- còn con mang nhóm máu Rh+. Ngoài khiến thai chết lưu, bất đồng nhóm máu Rh còn khiến trẻ bị mắc nhiều bệnh như tán huyết, vàng da, suy tim…

Một số vấn đề ở tử cung

  • Những bất thường về dây rốn như dây rốn thắt nút, xoắn quá mức, ngắn, quấn cổ, quấn thân… Đều có thể khiến thai nhi bị chết lưu.
  • Bánh rau xơ hóa, rau bong non, thiếu ối, da ối… Cũng có thể là tác nhân gây thai lưu.
  • Mẹ bầu mắc các dị dạng tử cung như tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển… sẽ dẫn đến thai nhi kém phát triển, thiếu chất, dẫn tới chết lưu.

Dấu hiệu thai chết lưu

dau hiệu thai chết lưu

Dưới đây là một số triệu chứng dấu hiệu của thai chết lưu, mẹ bầu cần chú ý để có phương hướng xử lý kịp thời:

  • Không còn hiện tượng thai máy: từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, người mẹ có thể cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của thai máy như tôm búng, cá quẫy hay nhúc nhích của trẻ bên trong bụng mẹ – đây được gọi là hiện tượng thai máy. Nếu đột nhiên không cảm thấy hiện tượng thai máy nữa thì rất có thể thai đã chết lưu bên trong tử cung của người mẹ.
  • Chiều cao tử cung không tăng: mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo chiều cao của tử cung. Chiều cao của tử cung sẽ tăng dần theo tuổi thai, vì thế nếu thấy kích thước của tử cung không tăng sau mỗi lần khám thai thì rất có thể thai đã chết lưu.
  • Giảm kích cỡ vòng 1: khi mang thai, ngực của người mẹ sẽ căng và bắt đầu tiết sữa. Nếu một ngày đột nhiên hiện tượng tiết sữa biến mất, kích cỡ vòng 1 bắt đầu thu nhỏ thì có thể là dấu hiệu của thai lưu và cần được kiểm tra thai.
  • Dấu hiệu khác: ngoài những dấu hiệu trên, mẹ bầu còn có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân như chán ăn, chóng mặt, đau bụng, sốt cao…

Nên làm gì khi có dấu hiệu thai lưu?

Bác sĩ Duyên cho rằng, phát hiện bị thai lưu thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để có hướng giải quyết kịp thời. Bởi nếu để thai lưu lại trong tử cung lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn đông máu, nhiễm trùng, vỡ ối và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Chưa kể, thai lưu nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Do đó, xử lý thai lưu và chăm sóc sức khỏe hậu thai lưu là vô cùng quan trọng. Giúp ổn định sức khỏe, cũng như bảo tồn khả năng mang thai trong tương lai của nữ giới.

Chẩn đoán thai lưu

Khi có những dấu hiệu của thai lưu, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán tư vấn hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán thai lưu như siêu âm, xét nghiệm HCG, chẩn đoán tìm nguyên nhân,…

Siêu âm

Siêu âm chuẩn đoán thai lưu

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán cơ bản nhất đối với trường hợp nghi thai lưu, thường được chỉ định khi tuổi thai còn nhỏ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thai lưu để kiểm tra các yếu tố như:

  • Hoạt động của tim thai có diễn ra bình thường không?
  • Kích thước thai nhi có tương ứng với sự phát triển của đầu thai không?
  • Kích thước túi ối có tương xứng với tuổi thai không?
  • Lượng nước trong túi ối nhiều hay ít
  • Bờ túi ối có đều không?

Ngoài chẩn đoán thai lưu, siêu âm còn giúp bác sĩ xác định thời gian thai tử vong. Điều này giúp ích trong việc chẩn đoán nguyên nhân, từ đó giúp ích rất nhiều trong quá trình xử lý thai lưu. Cũng vì có nhiều tác dụng trong việc chẩn đoán và hỗ trợ xử lý thai lưu nên siêu âm là phương pháp thường được hầu hết các bác sĩ chỉ định.

Xét nghiệm HCG

Xét nghiệm HCG là phương pháp xét nghiệm dựa trên hormone HCG –  một loại hormone đặc biệt xuất hiện khi thai nhi hình thành và phát triển. Nếu xét nghiệm HCG 2 lần liên tiếp và lần thứ 2 cho thấy định lượng hormone giảm, không tương xứng với tuổi thai thì có thể kết luận là thai chết lưu. Đây là phương pháp đơn giản nhưng có độ chính xác khá cao.

Định lượng Fibrinogen

Chuẩn đoán thai lưu

Khi đã chẩn đoán chính xác thai lưu thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm định lượng Fibrinogen để đánh giá tình trạng đông máu. Xét nghiệm Fibrinogen là cần thiết để giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe của sản phụ trước khi sử dụng các phương pháp lấy thai lưu ra khỏi cơ thể như chuyển dạ hoặc phẫu thuật lấy thai.

Chẩn đoán tìm nguyên nhân

Như đã trình bày ở phần trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu như dị tật, di truyền, dinh dưỡng… Thông qua những câu hỏi liên quan đến sinh hoạt, dinh dưỡng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân gây thai lưu ở mẹ bầu.Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp sản phụ có thể phòng ngừa thai chết lưu tiếp diễn ở những lần mang thai tiếp theo.

Giải pháp điều trị và xử lý khi bị thai lưu

Tùy theo kết quả khám thai và chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp đẩy thai ra ngoài phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng hiện nay là khởi phát chuyển dạ, nong cổ tử cung và hút thai, phẫu thuật lấy thai lưu.

Khởi phát chuyển dạ

Sau khi xác nhận thai chết lưu trước khi sinh, thai nhi có thể chuyển dạ tự nhiên sau khoảng 48h đến vài ngày. Việc chuyển dạ tự nhiên để đưa thai ra ngoài thường được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 đến 2 tuần mà thai không tự chuyển dạ thì sản phụ nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc hoặc dùng thủ thuật bấm ối để khởi phát chuyển dạ. Bởi nếu để thai chết lưu lâu trong cơ thể thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc vỡ ối.

Nong cổ tử cung và hút thai

các biện pháp xử lý khi bị thai lưu

Nếu bác sĩ chỉ định sản phụ nong cổ tử cung và hút thai thì mẹ bầu sẽ khó biết được chính xác thông tin vì sao thai chết lưu. Mặt khác, việc thực hiện thủ thuật này cần có sự giám sát và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ để hạn chế biến chứng có thể xảy đến với nữ giới. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm.

Phẫu thuật mổ lấy thai lưu

phẫu thuật mổ thai lưu

Một số trường hợp thai chết lưu được chẩn đoán là thai quá to có thể gây tổn thương tử cung khi khởi phát chuyển dạ thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sinh mổ để lấy thai ra khỏi bụng mẹ.

Phòng ngừa thai lưu như thế nào?

Trước khi mang thai

Trước khi quyết định mang thai, nữ giới nên thực hiện những biện pháp sau để mang thai một cách khỏe mạnh, phòng ngừa thai lưu:

  • Bỏ hút thuốc: một số chất độc hại có trong thuốc lá, đặc biệt là nicotin sẽ ngăn cản oxy và chất dinh dưỡng truyền từ người mẹ sang thai nhi. Do đó, nữ giới nên bỏ hút thuốc trước khi mang thai.
  • Giữ cân nặng hợp lý: theo nghiên cứu, phụ nữ thừa cân có thể gặp phải các biến chứng khi mang thai như tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sản giật… Những biến chứng này làm tăng nguy cơ thai chết lưu. Vì thế, thai phụ nên giữ cân nặng hợp lý, tập luyện thể thao thường xuyên trước khi mang thai.
  • Tránh xa rượu và ma túy: ma túy và rượu, bia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Chúng làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Tốt nhất, nữ giới nên kiêng rượu và chất kích thích trước và trong thai kỳ.

Trong thời gian mang thai

  • Theo dõi hiện tượng thai máy: những chuyển động của thai nhi trong thai kỳ là dấu hiệu cho thấy bé đang khỏe mạnh. Nếu sản phụ cảm nhận được thai nhi đột nhiên ít cử động, đạp hoặc quẫy thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân bé chậm phát triển, từ đó ngăn chặn kịp thời tình trạng thai chết lưu.
  • Ngủ nghiêng: các nghiên cứu đã chứng minh ngủ nghiêng trong kỳ tam nguyệt cá cuối sẽ an toàn hơn cho thai nhi. Nếu sản phụ nằm ngửa thì áp lực sẽ đè nặng lên bụng và mạch máu chính cung cấp cho tử dung. Điều này sẽ hạn chế lưu lượng máu/oxy cung cấp cho thai nhi, từ đó có thể khiến thai chết lưu.
  • Khám thai định kỳ: thăm khám thai định kỳ sẽ giúp chị em phát hiện những dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng đến thai nhi, từ đó có sớm có biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng thai chết lưu.

Một số câu hỏi phổ biến về thai lưu

Bác sỹ Tạ Thị Hồng Duyên đang tư vấn cho bệnh nhân thai lưu

Ngoài những kiến thức chính về thai lưu thì còn có rất nhiều thắc mắc được gửi đến các bác sĩ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội nhằm hỏi về tình trạng thai lưu. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến, được nhiều sản phụ quan tâm nhất:

Bị thai lưu sau bao lâu thì quan hệ được?

Theo bác sĩ Duyên, sau khi điều trị thai lưu thì nữ giới cần kiêng quan hệ tình dục từ 4 tuần trở lên để sức khỏe và tử cung được phục hồi.

Sau khi điều trị thai lưu nên ăn gì?

Sau xử lý thai lưu, nữ giới nên tích cực bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Một số loại thực phẩm mà chị em nên bổ sung là thịt bò, thịt dê, thịt lợn nạc, rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua…

Ngoài những loại thực phẩm trên, chị em cũng cần tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều tính hàn, chứa nhiều dầu mỡ…

Có nên uống thuốc bắc sau khi bị thai lưu?

Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em thắc mắc, câu trả lời là có. Tuy nhiên, chị em cũng cần cân nhắc kỹ về liều lượng, tránh lạm dụng các loại thuốc.

Thông qua bài viết này, chị em đã có thêm những hiểu biết cần thiết về nguyên nhân và triệu chứng khi bị thai lưu cũng những cách xử lý, phòng ngừa tình trạng này. Bài viết được thực hiện bởi dakhoaxadan.com website chính thức của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội dưới sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, chị em vui lòng bấm gọi HOTLINE hoặc nhấn vào khung chat phía dưới để được các bác sĩ tư vấn tận tình nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Tạ Thị Hồng Duyên
Tạ Thị Hồng Duyên
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên là bác sĩ sản phụ khoa có hơn 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sinh sản phụ nữ, chăm sóc thai kỳ, phẫu thuật sản khoa, điều trị vô sinh, hoặc chăm sóc sau sinh. Bác sĩ Duyên là bác sĩ ưu tú có nhiều giải thưởng và được báo chí công nhận, được nhiều bệnh nhân yêu quý.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám