Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Ngày đăng: 21/10/2019
Bình chọn post
bệnh lạc nội mạc tử cung
bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh phụ khoa có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên do xảy ra bên trong cơ thể nên việc nhận biết được bệnh lạc nội mạc tử cung không hề dễ dàng. Việc phát hiện bệnh càng muộn thì càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây, bác sĩ Trần Thúy Vân, chuyên gia sản phụ khoa hơn 30 năm kinh nghiệm sẽ giúp các chị em tìm hiểu bệnh lạc nội mạc tử cung (hay Endometriosis) là gì? Triệu chứng lạc nội mạc tử cung như thế nào? Cũng như nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do đâu? 

Hội Nghiên cứu Lạc Nội Mạc Tử Cung Thế Giới ( World Endometriosis Research Foundation ) xuất bản ngày 27/09/2015 công bố. Bệnh lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới 176 triệu phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên trên thực tế con số này đã lớn hơn rất nhiều vào năm 2019 hiện nay.

Mỗi ngày, tại Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội chúng tôi phải tư vấn, khám và điều trị cho hàng chục bệnh nhân có những triệu chứng lạc nội mạc tử cung. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng người mắc. Nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp có, gián tiếp có tới khả năng mang thai của phụ nữ. Lạc nội mạc làm tăng nguy cơ sinh non & sảy thai ở phụ nữ mang thai.

Bạn hiểu bao nhiêu về lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung ( tiếng Anh: Endometriosis ) là tên gọi của hiện tượng các mô nội mạc được hình thành tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung.

Cụ thể hơn, thay vì phát triển trong tử cung và bong ra ngoài theo chu kỳ kinh. Niêm mạc lại phát triển xâm lấn tới một số bộ phận khác như ruột, bàng quang, phổi….

Thực tế, bản chất các mô nội mạc này là lành tính. Tuy nhiên, khi các mô này không thoát ra ngoài trong chu kỳ kinh nên gây ra các u nang, sẹo hoặc kết dính với các cơ quan khác. Từ đó, hình thành nên u lạc nội mạc tử cung.

Thông thường, u lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện ở những bộ phận sau:

  • Màng bụng;
  • Ống dẫn trứng;
  • Bề mặt ngoài của tử cung;
  • Buồng trứng;
  • Túi cùng;
  • Bàng quang;
  • Ruột và trực tràng;
  • Niệu quản.
Thông tin thêm: Nội mạc ở tử cung chính là lớp màng bên trong cơ quan này. Nội mạc tử cung có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi tránh những tác động từ bệnh ngoài. Thông thường, nếu không có thụ thai, lớp niêm mạc này sẽ bong ra khi chị em đến ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, sau đó sẽ được tái tạo và bong ra trong chu kỳ kinh tiếp theo.

Đối tượng có nguy cơ mắc nội mạc tử cung đi lạc

Theo thống kê, bệnh lạc nội mạc tử cung thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản.

Trong đó, độ tuổi 30 – 40 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ở một số trường hợp, bệnh có thể xảy ra ở các bé gái từ 8 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm:

  • Có người thân trong gia đình mắc u lạc nội mạc tử cung;
  • Nữ giới chưa sinh con;
  • Chu kỳ kinh ngắn dưới 27 ngày;
  • Ngày hành kinh dài hơn 7 ngày, ra nhiều máu kinh;
  • Người có kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi;
  • Mãn kinh muộn;
  • Chỉ số BMI thấp;
  • Nồng độ estrogen cao;
  • Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không thoát ra ngoài;
  • Hệ thống sinh sản gặp bất thường.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung rất giống với những dấu hiệu xảy ra trong ngày đèn đỏ nên rất khó phân biệt. 

Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện dưới đây chị em cần kiểm tra sớm. Kiểm tra sớm để chẩn đoán có phải những triệu chứng này đang báo hiệu bạn mắc lạc nội mạc tử cung hay không.

Đau trong giai đoạn hành kinh – triệu trứng lạc nội mạc tử cung giai đoạn đầu

Bệnh nhân mắc lạc nội mạc trong cơ tử cung thường có dấu hiệu đau bụng dữ dội trước hoặc trong chu kỳ kinh.

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở chị em trong những ngày đèn đỏ. Thông thường, những cơn đau này sẽ xuất hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh. Tuy nhiên, với những chị em có vấn đề với lớp nội mạc trong tử cung, các cơn đau có thể diễn ra ở trước hoặc trong chu kỳ kinh. Cũng có nhiều trường hợp đau bụng kinh có thể kéo dài đến nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.

Các cơn đau không chỉ diễn ra trong ngày đèn đỏ mà còn có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt, khi di chuyển hoặc khi tiểu tiện cũng có thể người bệnh đau đớn.

Quan hệ gây đau 

Tình trạng đau khi quan hệ xảy ra khi lớp niêm mạc bắt đầu thay đổi và dày lên.

Đau khi quan hệ không chỉ là triệu chứng lạc nội mạc tử cung mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa. 

Do đó, nếu chị em gặp biểu hiện này đi cần kiểm tra để xác định nguyên nhân gây đau khi quan hệ là gì. Từ đó, có phương pháp điều trị phù hợp.

Chảy máu ồ ạt

Khi các khối u nội mạc được hình thành tức bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện dấu hiệu chảy máu ồ ạt.

Tình trạng này nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Vô sinh – hiếm muộn

Nếu gặp khó khăn trong việc thụ thai thì bạn thử đi khám nội mạc tử cung xem sao.

Có thể các mô nội mạc được hình thành tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung đang gây ảnh hưởng tới buồng trứng của bạn. Nhớ định nghĩa lạc nội mạc tử cung là gì chứ ?.

Các vấn đề có thể là tắc vòi trứng, phá hủy mô buồng trứng ảnh hưởng tới khả năng phóng noãn.

Một số dấu hiệu lạc nội mac tử cung khác

Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, kinh nguyệt không đều…

Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung là gì

Hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể khiến chị em dễ mắc bệnh.

Kinh nguyệt bị trào ngược

Kinh nguyệt bị trào ngược là tình trạng máu kinh thay vì đẩy ra ngoài thì chảy ngược vào cơ thể thông qua ống dẫn trứng và khoang chậu. 

Hậu quả là các tế bào nội mạc bóc ra đang lẫn trong máu kinh dính vào khung chậu và bề mặt của các cơ quan vùng chậu.

Quan hệ trong ngày đèn đỏ nội mạc tử cung đi lạc

Thực tế có rất nhiều cặp đôi vẫn làm “chuyện ấy” ngay cả trong những ngày đèn đỏ. 

Việc yêu trong những ngày này không chỉ khiến chị em dễ bị viêm nhiễm mà còn là nguyên nhân khiến các mô nội mạc đi lạc vào trong.

Có thể bạn chưa biết khi quan hệ, dương vật sẽ đẩy một lượng máu kinh đang muốn ra ngoài kia vào bên trong vùng chậu. Lượng máu kinh được đẩy ngược vào không thể thoát ra ngoài mà dính lại ở buồng trứng kèm theo các mô nội mạc.

Di truyền

Nếu trong gia đình có người thân như mẹ, chị em, dì mắc u lạc nội mạc thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao.

Khi còn là thai nhi, các mô nội mạc tử cung có thể được hình thành sẵn ngoài tử cung. Nên sau khi sinh, các bé gái sẽ mắc bệnh lý này.

Sự tăng trưởng tế bào phôi thai

Nhiều trường hợp tế bào phôi sẽ tạo ra các mô lót ở khoang bụng và vùng chậu.

Sau đó, các mô này sẽ phát thành mô nội mạc và khiến chị em có nguy cơ mắc bệnh.

Sự di chuyển của nội mạc tử cung

Mạch máu và các dịch mô có thể di chuyển mô nội mạc tử cung đến các bộ phận khác điều này cũng khiến chị em mắc bệnh.

Phẫu thuật

Những chị em đã từng phẫu thuật cắt tử cung hoặc sinh mổ đều có nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân lý giải cho điều này là các vết sẹo sau khi phẫu thuật có thể là nơi “dựa dẫm” cho các mô nội mạc trong tử cung và phát triển thành bệnh lý.

Hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch trong cơ thể nếu bị bất thường có thể phá hủy các mô nội mạc ở ngoài tử cung và gây bệnh.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, nhưng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sức khỏe sinh sản của chị em – theo bạn nó có nguy hiểm không?

Bạn có thể tìm ra câu trả lời lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không dưới những ảnh hưởng mà nó mang lại mà chúng tôi liệt kê dưới đây:

  • Vô sinh: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Lạc nội mạc tử cung khiến các cơ quan ở vùng chậu kết dính với nhau nên hệ thống sinh sản bị ảnh hưởng. Bệnh khiến vòi trứng kết dính, tắc vòi trứng… nên tình trùng không thể di chuyển vào trong để thụ thai.
  • Ung thư: Một số trường hợp nội mạc tử cung di chuyển vào buồng trứng và dẫn tới biến chứng ung thư buồng trứng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác: các tế bào nội mạc ở tử cung đi lạc có thể khiến chị em có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.
  • Biến chứng trong thai kỳ: Nữ giới bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai có nguy cơ sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, có thể gặp một số biến chứng trong thai kỳ như xuất huyết, sinh non…
  • Quan hệ khó khăn: Đau khi quan hệ khiến đời sống tình dục bị giảm sút, tình cảm vợ chồng cũng bị ảnh hưởng.
  • Ảnh hưởng đến đời sống: Những triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến đời sống của chị. Khiến chị em lo lắng không thể tập trung vào công việc hàng ngày.

Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Lạc nội mạc tử cung có thai được không? Đây là mối quan tâm của rất nhiều chị em khi không may mắc bệnh lý này.

Theo lý giải của các chuyên gia, chị em mắc lạc nội mạc tử cung vẫn có thể mang thai.

Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai là rất thấp so với những người không mắc bệnh. Cụ thể, có đến 10% – 15% chị em mắc bệnh bị vô sinh.

Nguyên nhân do lớp niêm mạc dày lên sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng. Từ đó, khiến tinh trùng không thể di chuyển đến trứng để thụ thai.

Các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung rất dễ nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa khác.

Do đó, chị em cần chủ động quan sát những triệu chứng của bệnh. Để điều trị bệnh sớm, tránh ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung

Không thể dựa vào những dấu hiệu mà chúng tôi chia sẻ trên kia để kết luận mình có mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hay không.

Việc chuẩn đoán bệnh chính xác bạn cần có kết quả của những xét nghiệm dưới đây:

  • Khám vùng chậu: Bằng chuyên môn nghiệp vụ bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra những bất thường ở vùng chậu. Bao gồm các khối u hoặc vết sẹo nếu có. 
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm đầu dò hoặc siêu âm ổ bụng để chẩn đoán bệnh. Từ những hình ảnh khi siêu âm sẽ giúp bác sĩ phát hiện các u lạc nội mạc tử cung. 
  • Tiến hành nội soi kết hợp sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán vị trí và tính chất của nội mạc tử cung. Ngoài ra, từ đó có thể giúp bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp. 
  • Chụp MRI.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Việc điều trị lạc nội mạc tử cung phụ thuộc vào mức độ bệnh, triệu chứng của bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc có thể kết hợp dùng thuốc và phẫu thuật.

Thuốc chữa lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì? Thuốc là phương pháp ưu tiên hàng đầu nhằm giảm các cơn đau đớn cho người bệnh.

Trong đó, thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm 2 nhóm chính là thuốc giảm đau và thuốc nội tiết.

Nhóm thuốc giảm đau có tác dụng điều trị tình trạng đau bụng kinh, đau bụng dưới. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp tác dụng như đau đầu, buồn nôn, cao huyết áp, viêm loét dạ dày.

Nhóm thuốc nội tiết bao gồm nhóm thuốc tránh thai có sự kết hợp của estrogen và progestin. Thuốc có dụng cải thiện chức năng sinh sản, giảm đau và xuất huyết trong ngày đèn đỏ.

Phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung

Phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh lạc nội mạc tử cung mức độ nặng, các mô sẹo ảnh hưởng đến ruột, bàng quang;
  • Điều trị bằng thuốc không hiệu quả, tái phát nhiều lần;
  • Bệnh gây đau bụng dữ dội;
  • Buồng trứng xuất hiện u nang lạc nội mạc tử cung;
  • Nữ giới bị vô sinh do lạc nội mạc tử cung.

Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung giúp người bệnh giảm đau và cải thiện sức khỏe sinh sản hiệu quả. Quá trình phẫu thuật các bác sĩ sẽ giúp loại bỏ các mô nội mạc tử cung xuất hiện ở những vị trí ngoài tử cung.

Phòng bệnh

Mặc dù đến nay vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra một số phương pháp dưới đây giúp chị em phòng bệnh hiệu quả.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Chị em cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Bao gồm các loại rau củ, các loại hạt, gừng, nghệ… Bên cạnh đó, nên hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, gia vị cay nóng. Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, món ăn nhiều muối.
  • Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
  • Tập luyện nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh để tránh cơ thể bị mất nước.
  • Nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ, không nên lạm dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín.
  • Khám phụ khoa định kỳ từ 6 – 12 tháng/1 lần để phát hiện bệnh sớm.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý luôn tiềm ẩn trong cơ thể của chị em, đó đó chị em cần nắm rõ những thông tin về bệnh để phòng bệnh tốt nhất. Ngoài ra, khi có dấu hiệu nghi ngờ, chị em cần tiến hành thăm khám sớm để bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám