Viêm tiết niệu khi mang thai nguyên nhân biến chứng và cách phòng ngừa
Nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bất thường ở hệ tiết niệu, trong đó có tình trạng viêm đường tiết niệu. Viêm tiết niệu khi mang thai là bệnh lý không hiếm gặp, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về viêm đường tiết niệu khi mang thai, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Viêm tiết niệu khi mang thai là gì?
Viêm tiết niệu khi mang thai (còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu) là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại các bộ phận của hệ tiết niệu thai phụ như thận, bàng quang, niệu quản. Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli, ngoài ra còn có khuẩn Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatics Klebsiella, Proteus, Staphylococcus… Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng xâm nhập vào khu vực âm đạo, trực tràng, sau đó di chuyển đến đường tiết niệu và gây viêm nhiễm tại các cơ quan này.
Viêm tiết niệu khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến thai phụ mắc các biến chứng như viêm thận, viêm bể thận, gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển, nhiễm khuẩn sơ sinh…
Vì sao thai phụ dễ bị viêm tiết niệu khi mang thai?
Theo các chuyên gia Sản phụ khoa, viêm tiết niệu khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
-
Nội tiết tố thay đổi
Kể từ khi có dấu hiệu mang thai, sự gia tăng nội tiết tố và nồng độ estrogen khiến nước tiểu bị cô đặc và chứa nhiều đường, protein… hơn bình thường. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, sự thay đổi của nội tiết tố khiến nước tiểu dễ trào ngược từ bàng quang đến niệu quản, đôi khi có thể đến thận, từ đó gây nhiễm trùng đường tiểu.
-
Kích thước thai nhi lớn
Kích thước thai nhi ngày càng lớn là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm tiết niệu. Thai nhi lớn sẽ gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu, khiến nước tiểu dễ bị rò rỉ, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm.
-
Niệu quản mở rộng khi mang thai
Đối với thai phụ mang thai từ 6 tuần trở đi, cơ quan niệu quản bắt đầu mở rộng tự nhiên, nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Kết quả là nước tiểu tập trung trong niệu quản nhiều hơn, khiến thể tích bàng quang tăng lên, dẫn đến giảm trương lực bàng quang. Điều này làm quá trình tống hết nước tiểu ra ngoài trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại lâu trong đường tiết niệu, khiến chúng xâm nhập sâu hơn lên đến thận.
-
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thụt rửa âm đạo hay sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH không phù hợp khiến môi trường âm đạo mất cân bằng. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch suy yếu trong thời kỳ mang thai không đủ khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập, khiến thai phụ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn từ âm đạo sẽ di chuyển ngược dòng nước tiểu và gây nhiễm trùng hệ tiết niệu.
-
Quan hệ tình dục không an toàn
Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn E.coli, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatics, virus HPV, HSV… Đây là tác nhân chính gây viêm tiết niệu, viêm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng viêm tiết niệu khi mang thai
Nhận biết các triệu chứng triệu chứng viêm tiết niệu khi mang thai giúp thai phụ phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhằm tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Đau, nóng rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi
- Nước tiểu có chất nhầy, đôi khi có lẫn máu.
- Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi.
- Buồn tiểu liên tục
- Đau vùng bụng dưới, đặc biệt là khu vực bàng quang.
- Đau vùng thắt lưng, cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn.
- Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Thai phụ có triệu chứng bất thường trên, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Dựa trên các xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và bé.
Biến chứng viêm tiết niệu khi mang thai
Bất kỳ vấn đề viêm nhiễm nào cũng gây nguy hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, trong đó có viêm đường tiết niệu.
-
Biến chứng nguy hiểm với thai phụ
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn trong khoảng thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, thai phụ có thể gặp nhiều biến chứng, đặc biệt là viêm bể thận, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho cơ quan này. Theo thống kê, tỷ lệ thai phụ mắc phải tình trạng này dao động từ 1-2% và thường xảy ra ở những người từng bị viêm thận, sỏi thận hoặc có bất thường về hệ tiết niệu.
Ngoài ra, viêm tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thai kỳ, thậm chí kéo dài sau này. Nhiễm trùng nặng gây chuyển dạ sinh non, suy hô hấp, thiếu máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
-
Biến chứng nguy hiểm cho bé
Viêm tiết niệu khi mang thai không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của thai phụ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Biến chứng viêm đường tiết niệu khiến cơ tử cung yếu, dễ gây ra hiện tượng sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Ngoài ra, viêm nhiễm tại hệ tiết niệu có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh. Đây là bệnh lý nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao chỉ sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Cách phòng ngừa viêm tiết niệu khi mang thai
Để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cũng như bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, thai phụ có thể sẽ muốn tham khảo cẩm nang mang thai được rất nhiều y bác sĩ tâm huyết thực hiện, trong đó có lưu ý một số vấn đề dưới đây dành cho việc phòng ngừa viêm tiết niệu thai kỳ như sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5-2 lít nước) nhằm giúp cơ thể thải độc và thúc đẩy quá trình tiểu tiện.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi tiểu và quan hệ tình dục bằng dung dịch dịu nhẹ, có độ PH phù hợp. Tiếp theo, dùng khăn bông thấm khô từ phía trước ra phía sau. Tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo.
- Đi tiểu thường xuyên để tống đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang, tránh cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, ưu tiên chất liệu cotton thấm hút mồ hôi để giảm ẩm ướt và giữ vùng kín khô ráo.
- Hạn chế tắm bằng bồn, thay vào đó, nên tắm bằng vòi sen để tránh ngấm nước vào vùng kín.
- Không uống rượu bia, cà phê, ăn thức ăn cay nóng bởi chúng có thể kích thích niệu đạo và gây viêm nhiễm.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vận động thể chất nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh lý.
Viêm tiết niệu cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia hàng đầu qua hotline : 0969 668 152 – 02437.152.152 để được tư vấn, giải đáp miễn phí.