Bệnh hpv là gì: Triệu chứng, chuẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 2020-06-12
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh HPV có liên quan đến sùi mào gà. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng cho không chỉ bản thân người bệnh mà cả cộng đồng. Nhưng vì là một bệnh nhạy cảm, nên nhiều người còn tỏ e dè khi đi khám chữa. Thêm vào đó là sự thiếu hiểu biết về kiến thức bệnh. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin về bệnh HPV để chủ động hơn nhé.

Virus HPV là gì?

Virus-HPVVirus HPV (Human Papilloma Virus) là virus gây u nhú ở nguyên và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh xã hội qua đường tình dục.

Các nhà khoa học ước tính có khoảng hơn 100 loại virus HPV. Nhưng hầu hết là vô hại, không gây triệu chứng và không cần điều trị. Chỉ có khoảng 40 chủng virus HPV gây bệnh ở bộ phận sinh dục, trong đó có 15 loại có nguy cơ cao gây ra các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn.

Vì vậy, tùy vào chủng virus gây bệnh mà có thể nhiễm virus mà không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào cũng có thể mắc các bệnh nan y như ung thư cổ tử cung. Những chủng virus ít nguy hiểm hơn gây bệnh thường gây bệnh ở chân hoặc tay.

Xem thêm: Bệnh sùi mào và dấu hiệu nhận biết

Virus HPV gây ra những bệnh gì?

Virus HPV là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh lý nguy hiểm ở cơ quan sinh dục và cả ở miệng nếu có quan hệ tình dục qua đường miệng.

Cụ thể virus HPV gây ra những bệnh lý sau:

1. Mụn cóc sinh dục

Virus HPV gây mục cóc sinh dục ở bộ phận sinh dục thường liên quan đến bệnh sùi mào gà. Thời gian ủ bệnh của virus HPV từ 2 tuần và có thể kéo dài đến 9 tháng. Các chủng virus HPV gây mục cóc sinh dục chủ yếu là type 6 và 11.

Đối tượng mắc mục cóc sinh dục nhiều nhất nằm nằm trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi.  Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Con đường mắc bệnh chủ yếu là lây qua tiếp xúc tình dục, hoặc vết thương hở tiếp xúc với dịch tiết. Trẻ sơ sinh mắc mụn cóc sinh dục do lây nhiễm từ mẹ trong lúc sinh.

Nguyên nhân dẫn đến mắc mụn cóc sinh dục thường là do vệ sinh bộ phận sinh dục kém, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh xã hội khác, ở nam giới thì bị dài/ hẹp bao quy đầu.

2. Ung thư cổ tử cung

Virus HPV có thể gây bệnh rất nguy hiểm cho phụ nữ là bệnh ung thư cổ tử cung. Chủng virus HPV 16, 18 là 2 là chủng có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung nhất, chúng được tìm thấy trong 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục và nghiêm trọng là có thể dẫn đến vô sinh. Ung thư cổ tử cung phát hiện muộn phải cắt bỏ hay điều trị để lại biến chứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của phụ nữ.

Hiện nay để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, nữ giới từ 9-26 tuổi có thể tiêm vacxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, do căn bệnh này phát triển âm thầm không có triệu chứng nên khám phụ khoa định kỳ là cách để phát hiện bệnh sớm nhất.

3. Ung thư hậu môn

Căn bệnh thứ ba mà virus HPV gây ra là bệnh ung thư hậu môn. Ung thư hậu môn là ung thư biểu mô tế bào vảy ung thư tuyến, ung thư hạch, khối u ác tính hoặc ung thư biểu mô basaloid.

Ung thư hậu môn không phải là bệnh ung thư trực tràng và có cách điều trị khác nhau.

4. Ung thư âm hộ

HPV là một trong những nguyên nhân hàng đầu, chỉ đứng sau tuổi tác, gây bệnh ung thư âm hộ. Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 45 tuổi.

Ung thư âm hộ là ung thư xảy  ra ở bề ngoài vùng da bao quanh niệu đạo và âm đạo bao gồm vả âm vật và môi nhỏ. Triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư âm hộ là: da âm hộ ngứa ngáy, chảy máu, thay đổi màu sắc bất thường, bị loét da và đau…

HPV là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến căn bệnh này, chỉ đứng sau tuổi tác. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 65 tuổi.

Ung thư âm hộ gồm 2 loại:

  • Ung thư tế bào vảy âm hộ
  • U sắc tố âm hộ.

5. Ung thư hầu họng

Virus HPV gây bệnh ung thư hầu họng thông qua việc quan hệ tình dục qua đường miệng. Chủng virus HPV gây bệnh này cũng là type 16,18. Tiêm vacxin phòng ngừa virus HPV 16, 18 ở cổ tử cung cũng có thể phòn ngừa lây nhiễm HPV qua đường miệng.

6. Ung thư dương vật

Ung thư dương vật là bệnh nguy hiểm nhưng hiếm gặp. Virus HPV là tác nhân chiếm 30-50% các tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dương vật là các vấn đề ở bao quy đầu hoặc có tiền sử mắc bệnh sùi mào gà. Bị sùi mào gà ở dương vật nhưng không điều trị triệt để chính là yếu tố dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy ở dương vật.

Bệnh HPV có nguy hiểm không?

Nhiều người khi nghe chẩn đoán dương tính với HPV thì rất lo lắng, nghĩ rằng mình bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên thực tế là, phần lớn các trường hợp nhiễm virus HPV nhưng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe. Chỉ khi nhiễm những chủng virus nguy hiểm thì mới gây ung thư cơ quan sinh dục.

Để chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm do virus HPV gây ra, bác sĩ dựa trên những đặc điểm của mụn cóc như: vị trí, hình dạng, kích thước. Ngoài ra, còn phải làm xét nghiệm virus HPV.

Trong trường hợp virus HPV gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thậm chí cả tính mạng người bệnh. Trong khi đó đa số phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục chưa tiêm phòng vacxin HPV nên đều có nguy cơ nhiễm virus HPV.

Mặc dù đa số các chủng virus HPV là lành tính nhưng virus này vẫn được coi là một virus nguy hiểm cần phòng tránh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm hiểu các biện pháp phòng tránh virus HPV.

Bệnh HPV có thể chữa được không?

Hiện nay, khao học vẫn chưa tìm ra phương pháp để tiêu diệt hoàn toàn virus HPV. Hướng điều trị khi bị nhiễm virus HPV là làm giảm nhẹ và làm mất các triệu chứng bằng các biện pháp như:

  • Mụn cóc ở cơ quan sinh dục: Điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị để điều trị những triệu chứng của bệnh và ức chế virus phát triển. Đồng thời người bệnh cần tăng cường miễn dịch để hạn chế những tổn thương do bệnh gây ra.
  • Tiền ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm PAP để chẩn đoán bệnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Các loại ung thư khác: Điều trị tốt nhất bằng cách phát hiện sớm nhất thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Khi bị nhiễm virus HPV người bệnh sẽ mang virus này suốt đời, tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ sẽ bị bệnh cả đời. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ ngăn ngừa virus tái phát. Khi hệ miễn dịch suy giảm do nhiều yếu tố như tuổi tác, phải điều trị ung thư, nhiễm HIV hay do mang thai thì cơ chế chống lại virus HPV suy yếu, virus HPV có thể hoạt động trở lại.

Chính vì những lý do trên nên ngoài việc tăng cường hệ thống miến dịch, thì người bệnh cần nhận biết các dấu hiệu nhiễm virus HPV để kịp thời điều trị. Vậy triệu chứng khi nhiễm virus HPV là gì?

Triệu chứng của bệnh HPV ở nữ

Với những chủng HPV gây mụn cóc hay ung thư, triệu chứng của bệnh HPV ở nữ như sau:

Triệu chứng của chủng HPV gây mụn cóc

Mụn cóc thường bắt đầu bằng những mụn thịt nhỏ, sần sùi có màu da, trắng, hồng hoặc nâu; sau đó vỡ ra; chảy máu và tạo thành vết loét.

Các nốt mụn gây đau đớn cho người bệnh, tăng trưởng lớn dần và có thể thay đổi về màu sắc.

Triệu chứng của chủng HPV gây ung thư

Đa số các chủng HPV gây ung thư là ung thư cổ tử cung nhưng cũng có cả ưng thư họng và lưỡi.

Triệu chứng nhận biết ung thư cổ tử cung có thể bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu giữa chu kỳ kinh
  • Chảy máu sau khi quan hệ
  • Chảy máu âm đạo khi đã mãn kinh
  • Chảy mủ có mùi hôi từ âm đạo
  • Đau vùng chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể có các triệu chứng khác không được đề cập ở trên.

Bệnh HPV1 và HPV2 là gì?

Virus HPV 1, 2 là chủng virus HPV loại nhẹ gây mụn cóc ở lòng bàn chân (HPV-1) và mụn cóc ở tay (HPV-2).

Khi bị nhiễm 2 chủng virus này, mụn cóc chỉ xuất hiện ở lòng bàn chân và ở tay. Mụn cóc có đặc điểm là nằm ẩn bên dưới da, trên bề mặt có các gai nhỏ, xung quanh có viền da dày màu vàng. Khi bóp tay vào những nốt mụn cóc này, người bệnh có cảm giác đau nhức khi bị dẫm vào vật gì đó.

Sau khi mụn cóc phát triển sẽ hình thành mô sẹo bên trog da. Nếu mụn cóc lớn dần ăn sâu vào trong da sẽ tạo cảm giác như có viên sỏi khi đang mang giày.

Đối tượng dễ mắc bệnh HPV-1, HPV-2 gây mụn cóc ở tay chân chủ yếu là trẻ em từ 12-16 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý (tiểu đường, rối loạn miễn dịch, HIV).

Các phương pháp điều trị bệnh HPV1, HPV2 gây mụn cóc ở tay, chân có thể bao gồm:

  • Sử dụng Acid Salicylic: Tác dụng phá hủy tế bào sừng từ từ và tăng cường miễn dịch để chống lại sự hình thành mụn cóc.
  • Áp lạnh: Sử dụng khi nito áp lạnh áp vào nốt mụn cóc làm cho mụn cóc bị hoại tử và rụng ra.
  • Đốt điện: Đốt nốt mụn bằng dòng điện cao tần để loại bỏ những tổn thương. Phương pháp này cần một thời gian lâu để vết thương lành hoàn toàn.
  • Tiểu phẫu: Dùng kim điện để chích những hạt mụn cóc ra khỏi cơ thể.
  • Laser Co2: Sử dụng ánh sáng laser để là những tổn thường chết đi và rụng ra.

Biện pháp để ngăn ngừa bệnh HPV 1, HPV 2 là vệ sinh tay chân sạch sẽ, không đi chân trần, thay vớ thường xuyên, không dùng chung đồ dùng cắt móng tay móng chân với người khác.

Mang thai có chữa được bệnh HPV không?

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể nhiễm virus HPV và phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Vậy mang thai có chữa được bệnh HPV không?

Trước hết chúng ta tìm hiểu các triệu chứng nhiễm HPV khi mang thai bao gồm: xuất hiện mục cóc ở khu vực mục cóc ở vùng sinh dục bao gồm cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.

Với những chị em chưa mang thai thì nên thực hiện các xét nghiệm HPV trước chắc chắn không bị nhiễm virus HPV và yên tâm để mang thai. Còn với những người đã từng bị nhiễm virus HPV thì cần theo dõi chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm Pap sàng lọc các dấu hiệu bất thường có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vì virus HPV thường phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mang thai.

Nếu phụ nữ mang thai bị phát hiện dương tính với virus HPV gây ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của thai phụ trong suốt thai kỳ. Tùy vào mức độ của mụn cóc mà bác sĩ có thể hoãn việc điều trị đến sau khi sinh. Tuy nhiên nếu mụn cóc mọc lớn gây tắc nghẽn âm đạo thì cần loại bỏ trước khi sinh.

Khi thai phụ bị nhiễm virus HPV thì nguy cơ lây sang cho thai nhi là rất thấp. Cũng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc tìm thấy virus HPV với các biến biến chứng như sảy thai, sinh non. Hầu hết các trẻ sinh ra từ người mẹ bị mụn cóc sinh dục không có biến chứng về sức khỏe. Chỉ có những trường hợp rất hiếm là phát triển mụn cóc ở cổ họng. Trong trường hợp này cần phải phẫu thuật bằng laser.

Hoàn toàn có thể điều trị bệnh HPV cho phụ nữ mang thai trong trường hợp cần thiết. Việc điều trị càng sớm khi các nốt mụn mới bắt đầu và xét nghiệm thấy có sự bất thường ở cổ tử cung.

Dưới đây là các biện pháp điều trị HPV cho phụ nữ mang thai:

  • Loại bỏ mụn bằng dòng điện cao tần
  • Sử dụng khí nito lỏng
  • Sinh thiết hình nón
  • Sử dụng vòng điện leep khoét chóp cổ tử cung
  • Kem bôi theo toa

Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ ảnh hưởng tới từng người bệnh.

tu van

Xét nghiệm máu kiểm tra bệnh HPV ở đâu?

Xét nghiệm máu là cách xét nghiệm bệnh sùi mào gà rất chính xác. Phương pháp này còn áp dụng được với người chưa xuất hiện triệu chứng nhưng nghi ngờ mình có bệnh.

Khi nghi ngờ mình bị nhiễm HPV, bạn hãy đến các các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, phụ khoa để thực hiện xét nghiệm.

Các phòng khám chuyên khoa về bệnh HPV

Khi cần khám, xét nghiệm bệnh HPV, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín. Dưới đây là một số phòng khám, bệnh viện chuyên khoa về bệnh HPV ch bạn tham khảo:

1. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là địa chỉ uy tín để xét nghiệm bệnh HPV. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa điều trị các bệnh lý nam khoa, phụ khoa và bệnh xã hội trong đó điển hình là bệnh do virus HPV gây ra.

Phòng khám là cơ sở y tế tư nhân uy tín đã được Sở y tế Hà Nội cấp phép hoạt động. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm đến xét nghiệm bệnh HPV tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội vì những lý do sau:

  • Hệ thống thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác tuyệt đối.
  • Phương pháp điều trị tiên tiến, đạt hiệu quả cao, không gây biến chứng.
  • Bác sĩ có chuyên môn điều trị các bệnh lý sinh dục trên 30 năm ở các bệnh viện lớn.
  • Chi phí thăm khám hợp lý, công khai minh bạch.

Phòng khám làm việc từ 8h-20h30 tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ, rất thuận tiện cho những ai làm việc trong giờ hành chính.

Địa chỉ: 152 Xã Đàn – Quận Đống Đa, Hà Nội.

2. Bệnh viện da liễu Trung ương

Địac chỉ thứ hai mà bạn có thể tin tưởng để khám bệnh HPV là bệnh viện da liễu trung ương. Đây là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về bệnh da liễu. Một trong những thế mạnh của bệnh viện là điều trị các bệnh lý sinh dục, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Bệnh viện có các bác sĩ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực da liễu như tiến sĩ Nguyễn Văn thường, tiến sĩ Nguyễn Hữu Sáu…Hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị y tế của bệnh viện cũng rất hiện đại.

Địa chỉ: 15A, Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

3. Bệnh viện da liễu Hà Nội

Bên cạnh bệnh viện da liễu Trung ương thì bệnh viện da liễu Hà Nội cũng là bệnh viện chuyên khoa về da, là địa chỉ uy tín để khám bệnh HPV.

Bệnh viện da liễu Hà Nội có thế mạnh về cơ sở vật chất, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại như điều trị bằng công nghệ ánh sáng RF, sóng siêu âm, công nghệ Laser CO2…

Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

4. Bệnh viện Bạch Mai

Tuy không chuyên khoa về da, nhưng bệnh viện Bạch Mai cũng là một địa chỉ đáng tin cậy để xét nghiệm bệnh HPV.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu cả nước. Bệnh viện hội tụ rất nhiều các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị y tế, phương pháp xét nghiệm và điều trị cũng rất hiện đại đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng.

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là bệnh viện thường có đông bệnh nhân đến khám nên thường phải chờ đợi lâu.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ xét nghiệm bệnh HPV cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu là bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đây là bệnh viện đa khoa uy tín được đông đảo người dân Hà Nội tin tưởng.

Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, ứng dụng những công nghệ điều trị tiên tiến đạt kết quả cao trên thế giới. Điều trị các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục là một trong những thế mạnh của bệnh viện.

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Cách phòng chống bệnh HPV

Để phòng tránh bệnh HPV, hãy thực hiện theo các phương pháp sau:

  • Tiêm vaccine phòng virus HPV: rất thích hợp với phụ nữ dưới 26 tuổi phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Chung thủy với một bạn tình
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ
  • Làm sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện bệnh sớm nhất
  • Duy trì lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng chống lại virus HPV
  • Mang giày dép ở nhà vệ sinh công cộng, bể bơi…
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về bệnh HPV chia sẻ với bạn đọc. Đa số bệnh HPV là lành tính nhưng virus HPV vẫn được coi là nguy hiểm và gây nhiều biến chứng. Vì vậy bạn nên chủ động phòng tránh. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh HPV và có kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội