Tiền mãn kinh là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Ngày đăng: 2024-04-23
5/5 - (1 bình chọn)

Tiền mãn kinh là thời kỳ mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, những dấu hiệu của thời kỳ này khiến nhiều chị em khó chịu, mệt mỏi. Vậy làm cách nào để nhận biết tình trạng tiền mãn kinh và vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, Bs.CKI Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm.

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh (thời kỳ ngừng kinh vĩnh viễn). Người ta gọi đây là giai đoạn chuyển tiếp  mãn kinh. Tùy theo cơ địa mỗi người mà thời kỳ này có thể xảy ra vào các lứa tuổi khác nhau, đồng thời mỗi người sẽ có những triệu chứng không giống nhau.

Dựa trên 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Loan cho biết, độ tuổi mãn kinh của phụ nữ thường rơi vào độ tuổi 45 – 55 tuổi, đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản ở người phụ nữ. Trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ là thời kỳ tiền mãn kinh. Thời kỳ này bắt đầu trước thời kỳ mãn kinh 8 – 10 năm, tức là bắt đầu khi nữ giới ở khoảng 37 – 45 tuổi.

Trong thời kỳ này sự hoạt động của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – buồng trứng suy giảm, không sản xuất đủ bộ ba nội tiết tố nữ là estrogen, progesterone, testosterone để đáp ứng hoạt động của cơ thể và sinh lý.

Sự thay đổi đột ngột trong hoạt động nội tiết tố sẽ xáo trộn tâm sinh lý, sức khỏe và cả sắc đẹp của người phụ nữ. Lúc này, chị em sẽ gặp phải các tình trạng như rối loạn tim mạch, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, kích thích âm đạo, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, lo âu…

Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh

Những thay đổi trong thời kỳ tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ

Theo thống kê, cứ 4 người thì có 1 người phụ nữ trong độ tuổi từ 30-35 tuổi bắt đầu đối mặt với những thay đổi trên cả 3 phương diện sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý. Đây là cột mốc mở đầu cho thời kỳ mãn kinh – mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt

Bị rối loạn kinh nguyệt trong độ tuổi 30 mươi, có tháng đến sớm, có tháng đến muộn, đôi khi phải 2-3 tháng mới có kinh nguyệt một lần. Điều này là do hiện tượng suy giảm nội tiết tố dẫn đến việc phóng thích trứng của buồng trứng gặp trục trặc. Tuy nhiên, cũng có một vài bệnh lý phụ khoa cũng gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên phải lập tức đi khám sức khỏe phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt do tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt do tiền mãn kinh

Khó thụ thai

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt do buồng trứng gặp trục trặc khi phòng thích trứng sẽ khiến việc thụ thai tự nhiên của phụ nữ gặp khó khăn. Do đó việc khó thụ thai có thể là dấu hiệu cho thấy nữ giới đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Bốc hỏa

Cảm giác nóng bừng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt, thường kéo dài trong khoảng 2-3 phút hoặc lâu hơn là biểu hiện thường gặp của phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi ngủ khiến nữ giới gặp nhiều phiền toái.

Thay đổi tính tình

Thay đổi hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến chị em rất dễ nóng giận, trở nên nhạy cảm thái quá, hay lo âu, buồn phiền. Đôi khi tình trạng này có thể phát triển thành trầm cảm.

Dễ tăng cân

Tuổi tác càng cao thì quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể càng chậm lại. Mặt khác các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mất ngủ… thường gặp ở tuổi mãn kinh sẽ khiến nữ giới dễ tích tụ các tế bào mỡ trắng. Do đó chị em bước vào thời kỳ mãn kinh hay dễ bị tăng cân, đặc biệt là sự mất cân đối về vóc dáng khi mỡ trắng thường tập trung ở vùng eo, bụng, đùi, bắp tay.

Đau nhức

Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xương khớp, tức ngực.

Thay đổi mức cholesterol

Hệ trục vàng não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy giảm hoạt động dẫn đến sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể, kéo theo những thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu. Điều này bao gồm:

  • Gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – Cholesterol xấu
  • Sụt giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) – Cholesterol tốt

Sụt giảm cholesterol tốt và gia tăng cholesterol xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

Khô âm đạo

Nội tiết tố suy giảm còn dẫn đến tình trạng âm đạo giảm lượng dịch tiết và độ đàn hồi khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát vùng kín, đau khi quan hệ tình dục do không đủ chất bôi trơn. Khô âm đạo cũng là lý do khiến nhiều chị em không còn hứng thú với quan hệ tình dục khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Triệu chứng khô âm đạo do tiền mãn kinh
Triệu chứng khô âm đạo do tiền mãn kinh

Mật độ xương giảm

Mức estrogen sụt giảm trầm trọng sẽ dẫn đến nguy cơ hao hụt canxi nhanh hơn bình thường. Mật độ xương giảm sẽ khiến xương bị xốp, yếu đi, giòn và dễ gãy. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh loãng xương, thoái hóa khớp…

Để cải thiện tình trạng này, nữ giới cần bổ xung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn, đồng thời luyện tập đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

Rối loạn giấc ngủ

Nội tiết tố thay đổi, bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi ban đêm… sẽ phá hỏng giấc ngủ ngon của nhiều chị em phụ nữ khi bước sang tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống và tâm lý của nữ giới. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên tập thói quen ngủ trước 23h, không ngủ trưa quá nhiều (tối đa 30 phút). Nếu tình trạng này không được cải thiện thì nên đi khám để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

Ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt

Rối loạn tiền kinh nguyệt cũng gây ra tình trạng ra nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng báo hiệu nữ giới đang bước sang thời kỳ tiền mãn kinh. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cho thấy nhiều bệnh phụ khoa khác. Do đó, tốt nhất nếu chị em thường xuyên bị ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt thì nên đi khám.

Ra máu nhiều kỳ kinh
Ra máu nhiều kỳ kinh

Suy giảm trí nhớ

Thay đổi nội tiết tố cùng với các triệu chứng khác của thời kỳ tiền mãn kinh như thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa… có thể khiến trí của nhỡ nữ giới bị suy giảm.

Những thay đổi trong nội tiết tố cùng với các triệu chứng tiền mãn kinh khác (như thay đổi tâm trạng và rối loạn giấc ngủ), có thể khiến trí nhớ của bạn suy giảm. May mắn là chứng mau quên sẽ được khắc phục khi bạn bước sang tuổi mãn kinh.

Đánh trống ngực

Nhiều chị em phụ nữ có cảm giác trống ngực đập thình thịch, nghe rõ tiếng ở bản thân. Điều này là do nhịp tim của chị em đột ngột tăng cao, dẫn đến cảm giác lo lắng, bồn chồn…

Lưu ý: tùy theo cơ địa mỗi người mà triệu chứng có thể xuất hiện sớm hay muộn. Do đó, phụ nữ nên có một lối sống lành mạnh, kịp thời khắc phục các vấn đề ở bản thân ( hay phiền muộn, ngủ ít, thừa cân…) để khắc phục kịp thời, tránh để tình trạng này xuất hiện quá sớm.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy đến tự nhiên trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ và không thể tránh được. Các triệu chứng của thời kỳ này

Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn xảy đến một cách tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ. Những triệu chứng mà nó gây ra, tuy khó chịu nhưng hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến mất mà không phải can thiệp bằng thuốc. Mặc dù vậy, có không ít trường hợp tình trạng rối loạn tiền mãn kinh đến sớm hơn (trước 35 tuổi) hoặc muộn hơn (sau 50 tuổi) đồng thời mang theo các biến chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe công việc của chị em. Đó là tình trạng rối loạn tiền mãn kinh, khi đó cần phải được can thiệp kịp thời để tránh những ảnh hưởng này đi quá xa so với dự tính.

Phần lớn tình trạng rối loạn tiền mãn kinh đều là tình trạng tiền mãn kinh trước tuổi hay tiền mãn kinh sớm. Nguyên nhân một số chị em bị tiền mãn kinh sớm hơn độ tuổi là:

  • Có mẹ hoặc chị gái cũng bị mãn kinh sớm
  • Suy buồng trứng sớm
  • Đã cắt bỏ tử cung hoặc toàn bộ buồng trứng
  • Trải qua hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư
  • Mắc bệnh như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch…
  • Hút thuốc lá nhiều năm vì trong thuốc lá chứa chất ảnh hưởng đến sản sinh nội tiết tố.
Nguyên nhân tiền mãn kinh
Nguyên nhân tiền mãn kinh

Điều trị chứng rối loạn tiền mãn kinh như thế nào?

Tùy cơ địa của mỗi người mà tình trạng rối loạn tiền mãn kinh xảy ra không giống nhau. Tuy nhiên ở một số chị em phụ nữ thì những triệu chứng trên quá “mãnh liệt” đến nỗi không thể chịu đựng được. Do đó cần phải tiến hành các biện pháp điều trị, khắc phục kịp thời để không ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý. Các phương pháp khắc phục và điều trị các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh là:

Về chế độ ăn uống

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp chị em phụ nữ khắc phục và cải thiện được những triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh. Cụ thể, chị em nên bổ sung chất đạm, axit beo omega-3, chất xơ và canxi trong thực đơn hàng ngày.

  • Chất đạm: bước vào tuổi tiền mãn kinh, khối lượng cơ bắp trên cơ thể giảm dần. Do đó nữ giới cần nạp nhiều năng lượng protein để hỗ trợ duy trì khối lượng cơ. Các nguồn protein tốt là thịt gia cầm, thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu…
  • Axit béo omega-3: omega-3 giúp giảm viêm, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa chứng trầm cảm. Nguồn axit béo omega-3 tốt là cá ngừ, cá thu, cá trích…
  • Chất xơ: chất xơ có trong rau xanh và hoa quả tươi hỗ trợ tiêu hóa và giúp chị em cảm thấy no lâu hơn, duy trì cân nặng. Điều này đặc biệt tốt đối với phụ nữ tiền mãn kinh – người dễ bị tăng cân do tốc độ trao đổi chất chậm.
  • Canxi: mức estrogen giảm dẫn tới mật độ canxi hao hụt nhanh hơn, khiến phụ nữ dễ bị loãng xương hơn. Do đó, bổ xung nhiều canxi vào trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giảm các triệu chứng của loãng xương thời kỳ tiền mãn kinh. Các thực phẩm bổ sung canxi tốt là trứng, đậu, động vật có vỏ…

Ngoài những thực phẩm nên ăn thì nữ giới nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau hoặc kiêng luôn. Chủ yếu là các thực phẩm kích thích hoặc chứa nhiều chất béo, dễ khiến nữ giới tăng cân:

  • Thực phẩm giàu chất bẽo bão hòa: mỡ động vật, chế phẩm từ sữa, bơ, phô mai…
  • Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế: bánh mì trắng, bánh ngọt, kẹo, kem…
  • Thức uống chứa nhiều caffein

Về chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ đẩy lùi các triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh. Cụ thể:

  • Tập thể dục hàng ngày
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Hạn chế uống bia rượu
  • Cố gắng tạo cho mình giấc ngủ ngon và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày
  • Duy trì cân nặng ổn định

Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh cần duy trì tập luyện mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, sức đề kháng và hạn chế tình trạng thừa cân.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp ít được khuyến khích và chỉ được sử dụng khi các triệu chứng của tiền mãn kinh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Khi này, bác sĩ sẽ sử dụng đến một số loại hormone thay thế hoặc khu trú như liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào, cách dùng như nào, dùng trong bao lâu… sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên cơ địa và tình trạng của người phụ nữ. Do đó, bạn không được tự ý mua và sử dụng các loại sản phẩm này mà cần đến cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa phụ sản giỏi để kiểm tra và chỉ định dùng thuốc đúng cách.

Hy vọng thông qua bài viết này, chị em đã hiểu thêm về tình trạng tiền mãn kinh và các triệu chứng của nó. Đây là giai đoạn không thể tránh khỏi, tuy nhiên có thể phòng ngừa đến quá sớm, đồng thời hạn chế các triệu chứng của nó ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý. Chúc chị em luôn luôn khỏe mạnh để vượt qua thời kỳ này.

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thị Phương Loan
Nguyễn Thị Phương Loan
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, tham gia các khóa đào tạo bài bản và chuyên sâu, hoàn thành xuất sắc nhiều chứng chỉ quan trọng như siêu âm tổng quát, siêu âm sản phụ khoa, phẫu thuật nội soi phụ khoa, bệnh lý sàn chậu, các bệnh lý phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u buồng trứng…

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám