Chậm kinh đau bụng lâm râm là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngày đăng: 2024-05-18
5/5 - (1 bình chọn)

Chậm kinh đau bụng lâm râm xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu chỉ do nội tiết tố hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc thì chị em không cần lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp chậm kinh đau bụng lâm râm kèm theo triệu chứng bất thường ở vùng kín lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Hiện tượng chậm kinh đau bụng lâm râm

Chậm kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt. Là tình trạng đến ngày hành kinh nhưng kinh nguyệt không xuất hiện. Nếu quá 35 ngày kể từ lần có kinh trước mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì bạn đang bị chậm kinh. Kinh nguyệt không xuất hiện 3 kỳ liên tiếp được gọi là vô kinh.

Cơ quan sinh sản nữ giới nằm ở bụng dưới. Chậm kinh đau bụng lâm râm là dấu hiệu cảnh báo nội tiết tố nữ đang gặp vấn đề. Thông thường, nếu không có gì nghiêm trọng, tình trạng này sẽ xuất hiện trước khi kinh nguyệt xuất hiện và tự hết. Ngược lại, đây cũng là dấu hiệu bất thường cần gặp bác sĩ sản – phụ khoa để được hỗ trợ sớm.

Chậm kinh đau bụng lâm râm do đâu
Chậm kinh đau bụng lâm râm do đâu

Chậm kinh đau bụng lâm râm do sinh lý – Không cần lo lắng

Chậm kinh đau bụng lâm râm – Dấu hiệu mang thai

Nếu vừa quan hệ tình dục kém an toàn không dùng biện pháp, chậm kinh đau bụng lâm râm có thể là dấu hiệu mang thai. Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng sau, tỷ lệ mang thai lên đến hơn 90%:

  • Buồn nôn và nôn khi gặp một số thực phẩm nhất định
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn và cảm thấy nhộn nhạo trong người
  • Căng tức ở ngực, cảm giác ngực sưng và đau tức ở ngực
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, nhạy cảm và dễ cáu gắt hơn
  • Tăng cân nhiều đột ngột

Nếu chậm kinh kèm theo một trong các triệu chứng trên, vừa quan hệ không dùng biện pháp, bạn nên mua que thử thai về để biết kết quả chính xác.

Ngoài ra, chậm kinh đau bụng lâm râm cũng có thể là dấu hiệu xấu cảnh báo thai ngoài tử cung. (Phôi thai không làm tổ ở trong tử cung mà làm tổ ở ống dẫn trứng). Đây là trạng thái y tế nguy hiểm cần phát hiện và xử lý sớm. Nếu không sẽ đến vỡ vòi trứng, xuất huyết trong nguy hiểm.

Chậm kinh do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Trong thành phần của một số loại thuốc điều trị bệnh có thành phần gây ức chế hormone nữ giới gây ra hiện tượng trễ kinh. Một số loại thuốc nặng liều sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt kèm theo mệt mỏi, đau bụng âm ỉ.

Các loại thuốc điển hình sau dễ gây tác dụng phụ chậm kinh và đau bung.

  • Thuốc chống trầm cảm, rối loạn lo âu;
  • Thuốc an thần;
  • Thuốc phá thai, thuốc tránh thai khẩn cấp;
  • Lạm dụng các loại thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. Do đó, khi sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Rối loạn nội tiết tố nữ, mất cân bằng hormone sinh dục nữ

Chậm kinh đau bụng lâm râm cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt quá sức dẫn đến nồng độ estrogen sụt giảm:

  • Ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng;
  • Tập thể dục thể thao quá mức;
  • Căng thẳng stress thời gian dài;
  • Tiền mãn kinh;

Dấu hiệu để nhận biết các nguyên nhân này là chị em chỉ dừng lại ở mệt mỏi hơn, vùng kín không có gì thay đổi bất thường, không có hiện tượng buồn nôn, choáng váng,… Có thể bốc hỏa hoặc da bị xỉn màu và xấu hơn. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này, chị em không cần quá lo lắng. Chỉ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và giảm cường độ tập luyện xuống sẽ ổn hơn. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để kinh nguyệt trở lại bình thường. Nếu chậm kinh do tiền mãn kinh, chị em chỉ có thể điều chỉnh sinh hoạt để giảm bớt triệu chứng. Đây là quy luật tự nhiên không thể thay đổi, hoặc điều trị khỏi được.

Nguyên nhân chậm kinh đau bụng lâm râm
Nguyên nhân chậm kinh đau bụng lâm râm

Chậm kinh đau bụng lâm râm cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, chậm kinh đau bụng lâm râm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến chức năng sinh sản.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu (PID) là hiện tượng vi trùng vi khuẩn tấn công các cơ quan vùng chậu. Hệ thống vùng chậu bao gồm: buồng trứng và ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung, bàng quang và đại trực tràng, âm đạo. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm vùng chậu là mắc bệnh lây qua đường tình dục. Tiêu biểu là lậu và Chlamydia.

Dấu hiệu viêm vùng chậu:

  • Đau bụng dưới âm ỉ, cơn đau tăng lên theo thời gian.
  • Chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, đến kỳ kinh bị thống kinh.
  • Máu kinh tối thẫm hoặc đỏ nhạt, lượng máu ít quá hoặc nhiều quá.
  • Đau thắt lưng, hai bên hông, xương chậu,…
  • Khí hư trắng đục, xanh xám hoặc vàng, có mùi hôi hoặc có lẫn máu.
  • Xuất huyết âm đạo do tổn thương vùng chậu, đau khi giao hợp
  • Sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, tiểu tiện đau buốt và buồn nôn (bệnh diễn biến nặng).

Cách điều trị: Dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm đường tĩnh mạch.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là việc tìm thấy các tế bào mang bản chất là nội mạc tử cung “đi lạc” không nằm trong tử cung. Các tế bào nội mạc tử cung có thể “đi lạc” đến thành tử cung, gần cổ tử cung, lòng ống dẫn trứng. Thậm chí ở trên bề mặt buồng trứng.

Theo thống kê, cứ 10 người thì có 1 người có triệu chứng lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung chưa xuất hiện rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có nhiều giả thiết cho rằng ngay từ khi còn trong bào thai đã xuất hiện tế bào viêm lạc nội mạc. Viêm nhiễm ở tử cung hoặc từng thực hiện can thiệp thủ thuật phẫu thuật ở nội mạc tử cung. Phụ nữ mang thai nhiều lần, tuổi từ 40-50 và từng phẫu thuật tử cung được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc lạc nội mạc tử cung.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Chậm kinh đau bụng lâm râm
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều, thống kinh nặng nề;
  • Đau khi quan hệ, xuất huyết giữa kỳ kinh, sau quan hệ;
  • Đau tức vùng chậu, cảm giác áp lực ở bàng quang và trực tràng;
  • Đau khi đại tiện, thiếu máu mạn tính.

Cách điều trị

  • Điều trị nội khoa
  • Điều chỉnh nội tiết tố
  • Phẫu thuật bảo tồn
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung (Biện pháp cuối cùng).

U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u được tạo ra từ tế bào cơ trơn và các liên kết dạng sợi. Phần lớn khối u lành tính và ít khi phát triển thành tế bào ung thư. Khi phát hiện mắc u xơ tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi vị trí, số lượng u xơ, kích thước và triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Từ đó có hướng theo dõi và điều trị phù hợp.

U xơ tử cung sẽ to lên theo thời gian nhưng rất chậm. Khi bước vào mãn kinh, khối u sẽ có xu hướng nhỏ lại. Tuy nhiên, cần theo dõi định kỳ bởi nếu khối u to lên bất thường là dấu hiệu chuyển sang ác tính.

Dấu hiệu u xơ tử cung:

  • Kinh nguyệt kéo dài, chảy nhiều
  • Chậm kinh, đau bụng râm ran, chảy máu giữa kỳ kinh;
  • Đau và áp lực ở vùng chậu, đau lưng dưới, đau và xuất huyết khi giao hợp;
  • Khí hư ra nhiều, tiểu nhiều, táo bón, đầy bụng, chướng bụng;
  • Khó mang thai.

Tùy thuộc vào số lượng, kích thước và vị trí của khối u xơ, bác sĩ sẽ đề xuất phương án theo dõi và điều trị thích hợp:

  • Điều trị nội khoa
  • Can thiệp ít xâm lấn
  • Sử dụng hormone
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ
U xơ tử cung - dấu hiệu chậm kinh đau bụng lâm râm
U xơ tử cung – dấu hiệu chậm kinh đau bụng lâm râm

U nang buồng trứng

Chậm kinh đau bụng lâm râm cũng có thể là nguyên nhân gây u nang buồng trứng. Đây là bệnh lý phổ biến ở nữ giới. U nang buồng trứng được hiểu là khối dịch hoặc khối chất rắn dạng bã đậu phát triển bất thường trong buồng trứng. U nang buồng trứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Lạm dụng thuốc tránh thai
  • Dùng nhiều thực phẩm giàu hormone (thịt, sữa, trứng).
  • Ăn ít rau xanh, chế độ ăn không hợp lý;
  • Stress hoặc béo phì, nhiễm độc hoặc làm việc lao lực quá sức.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau tức bụng dưới, đau vùng chậu, đầy hơi, nôn và buồn nôn;
  • Kinh nguyệt bất thường, chậm kinh;
  • Rối loạn tiểu tiện, đi tiểu liên tục;
  • Đau khi giao hợp;
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân.

Phương pháp điều trị:

  • U nang cơ năng: không cần điều trị, theo dõi vòng kinh từ 3 – 6 tháng sẽ tự biến mất.
  • U nang thực thể: phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn nội tiết ở độ tuổi sinh sản. Gây tác động lên buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, nồng độ nội tiết nam tăng cao khiến nhiều nang nhỏ hình thành trong buồng trứng. Nguyên nhân gây PCOS được cho là do kháng insulin, di truyền hoặc chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột. Buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn ở nữ giới. Tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như cao huyết áp, tăng đường huyết, tim mạch, tiểu đường, đột quỵ,… Bệnh cũng có nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung và hội chứng ngưng thở lúc ngủ.

Dấu hiệu buồng trứng đa nang:

  • Chậm kinh đau bụng lâm râm, rối loạn kinh nguyệt;
  • Lông tóc mọc nhiều (hội chứng rậm lông);
  • Da tiết dầu nhờn và mọc nhiều mụn trứng cá;
  • Sạm da, nhức đầu, tâm trạng thay đổi thất thường;
  • Béo phì, khó chịu và đau ở vùng chậu.

Phương pháp điều trị: Y học hiện đại chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị buồng trứng đa nang. Bác sĩ chỉ kê các đơn thuốc để ức chế hormone nam giới và làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Trong một số trường hợp nhất đinh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật buồng trứng để cải thiện khả năng sinh sản. Để giảm triệu chứng bệnh, chị em có thể xây dựng lối sống khoa học hơn: Giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục đều đặn vừa đủ.

Chậm kinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngoài nguyên nhân nội tiết tố, chậm kinh đau bụng lâm râm cũng là vấn đề đáng quan ngại nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Các bệnh lý này không được khám và phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh:

  • Viêm nhiễm lan rộng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống;
  • Cản trở tinh trùng gặp trứng, cản trở quá trình rụng trứng gây vô sinh, hiếm muộn;
  • Khó mang thai, thậm chí vô sinh;
  • Thai phụ mắc bệnh dễ sảy thai, sinh non, dị tật, thai ngoài tử cung;
  • Phát triển thành ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung.

Do đó, nếu chậm kinh đau bụng lâm râm kèm theo các dấu hiệu sau, chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: trong và sau khi quan hệ, giữa kỳ kinh, sau khi mãn kinh.
  • Vùng kín sưng đau, ngứa rát, mọc mụn mủ;
  • Dịch âm đạo chuyển màu xanh, xám hoặc vàng, có máu kèm mùi hôi;
  • Đau khi giao hợp.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe vùng kín, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chị em:

  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường;
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ;
  • Chế độ ăn uống đủ chất, khoa học, ăn nhiều chất xơ, rau củ và trái cây;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dụng tối thiểu 3 buổi/tuần, 30 phút/lần;
  • Giữ tâm trạng thoải mái, không stress căng thẳng kéo dài.
  • Đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Nói không với việc tự ý dùng thuốc hoặc tự ý chữa bệnh tại nhà để tránh việc bệnh diễn biến nặng hơn.

Hi vọng thông qua bài viết hôm nay, bạn đã biết được nguyên nhân chậm kinh đau bụng lâm râm do đâu? Và khi nào cần gặp bác sĩ? Thực tế đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đi kèm hàng loạt bất thường ở vùng kín, việc thăm khám là yêu cầu cấp thiết. Tiếp tục theo dõi Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để nhận nhiều thông tin hữu ích về kiến thức y khoa.

Nguyễn Thị Phương Loan

"Tác giả"Nguyễn Thị Phương Loan

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, tham gia các khóa đào tạo bài bản và chuyên sâu, hoàn thành xuất sắc nhiều chứng chỉ quan trọng như siêu âm tổng quát, siêu âm sản phụ khoa, phẫu thuật nội soi phụ khoa, bệnh lý sàn chậu, các bệnh lý phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u buồng trứng…

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội