[Bật mí] Nguyên nhân đau bụng kinh – Cách giảm đau tại nhà
Những cơn đau bụng kinh xảy ra trong những ngày “nguyệt san” luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt có những trường hợp nữ giới bị đau bụng kinh dữ dội kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt, công việc. Vậy nguyên nhân đau bụng kinh là gì, các mức độ đau như thế nào? Làm cách nào để giảm đau bụng kinh ngay lập tức?…
Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia tại Đa khoa Quốc tế Hà Nội qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Đau bụng kinh là gì?
Các chuyên gia tại Đa khoa Xã Đàn giải đáp thắc mắc đau bụng kinh là gì như sau: Hầu như tất cả phụ nữ đều bị đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ”. Đây là hiện tượng bình thường được gọi là đau bụng kinh. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một mức độ đau khác nhau, đau bụng kinh bình thường, hành kinh đau dữ dội, quằn quại. Thậm chí có người quá bị hôn mê hoặc ngất đi cần đến cơ sở y tế cần kiểm tra.
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi định kỳ tự nhiên ở nữ giới xảy ra trong buồng trứng và tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện có tác dụng cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra mỗi tháng một lần.
Một chu kỳ thường ra máu khoảng 5-7 ngày. Thông thường trước và trong chu kỳ chị em sẽ cảm thấy khó chịu, đau bụng, đau vùng chậu âm ỉ. Cơn đau sẽ kéo tăng lên trong thời gian ra máu kinh. Nó sẽ giảm dần đi sau vài ngày và còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?
Bị chuột rút và đau vùng chậu khi hành kinh là do đâu? Theo các chuyên gia phụ khoa: Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị đau vùng bụng dưới khi đến ngày kinh nguyệt. Trong đó, có 2 nguyên nhân chính là thứ phát và nguyên phát.
1. Đau bụng kinh nguyên phát
Là hiện tượng bình thường, xuất hiện ở bạn gái bước vào độ tuổi dậy thì.
Nguyên nhân
- Do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu ra ngoài. Trường hợp này thường xuất hiện ở bạn nữ có cổ tử cung hẹp hay vị trí tử cung không bình thường.
- Do dị tật bẩm sinh ở tử cung: Tử cung ngả sau hoặc ngả trước, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.
2. Đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát
Đau bụng kinh do thứ phát là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nào đó. Do đó, khi bị đau bụng kinh dữ dội kèm theo biểu hiện bất thường, chị em nên chủ động đi khám.
- Lạc nội mạc tử cung: khi các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung sẽ gây ra hiện tượng đau bụng.
- U xơ tử cung: là tình trạng xuất hiện các khối u không gây ung thư ở trong tử cung. Những khối u này chèn ép, gây áp lực lên tử cung sẽ gây ra đau đớn, dẫn đến hiện tượng đau bụng.
- Bệnh viêm vùng chậu: Khi này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ quan sinh dục nữ và gây bệnh, gây viêm cơ hoành và gây đau.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đặc trưng bởi buồng trứng với nhiều nang nhỏ. Chúng gây ra những rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, khi bị buồng trứng đa nang chị em còn bị đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, tăng cân đột ngột, mụn trứng cá,…
Một số nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân nguyên phát và thứ phát. Thì chị em bị chuột rút và đau vùng chậu khi đến ngày kinh nguyệt là do một số nguyên nhân như:
- Do bẩm sinh, di truyền từ mẹ sang con. Nếu người mẹ khi đến ngày “đèn đỏ” bị đau thì con gái lớn lên cũng bị như vậy.
- Do chế độ ăn uống không khoa học. Theo nghiên cứu một số loại thức ăn cay nóng, đồ lạnh, chua rất dễ bị đau bụng kinh. => Bạn muốn biết đau bụng kinh nên ăn gì? Cùng tìm hiểu nhé!
- Các cơn co được kích hoạt bởi những chất dạng hoóc-môn do cơ thể sản sinh ra gọi là prostaglandin. Là thủ phạm chính gây đau vùng chậu liên quan đến đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Yếu tố môi trường: Ô nhiễm không khí nặng, mùi hôi thối bốc lên ảnh hưởng đến sức khỏe
- Do quá trình vận động mạnh
- Đặt vòng tránh thai.
Như vậy, có thể thấy có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở nữ giới. Để biết chính xác bạn bị đau là do đâu? Hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa TẠI ĐÂY!!!
Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn bị đau bụng kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cũng như học tập của mình.
Ngoài ra, nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh.
Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức tại nhà
Thay vì uống thuốc giảm đau khi bị đau bụng gây ra một vài tác dụng phụ. Thì nhiều chị em tìm cách giảm đau bụng kinh tại nhà như: Chườm nóng, tư thế nằm, bấm huyệt, vuốt môi trên, … Hay sử dụng thảo dược dân gian bằng gừng, ngải cứu, chế độ ăn uống.
Vậy những cách này có thực sự hiểu quả không? Cách thực hiện như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Cách giảm đau bụng kinh tức thì bằng gừng
Gừng có tính ấm, vị cay, là nguyên liệu thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Gừng có tác dụng đẩy mạnh tuần hoàn máu , giúp khí huyết lưu thông. Đây là một trong những cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn giúp hạn chế sự co thắt của tử cung. Giúp giảm tình trạng đau bụng kinh nguyệt rất hiệu quả.
Một số cách sử dụng gừng hiệu quả
- Đắp gừng tươi: Giã nát gừng, xay nhỏ hoặc cắt thành từng lát. Đắp lên vùng bụng từ 7-10 phút. Bạn sẽ cảm thấy vùng bụng của mình nóng lên. Cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng
- Ngâm mình trong nước gừng hoặc tinh dầu gừng: Ngâm mình trong tinh dầu gừng vào những ngày nguyệt san sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Đẩy mạnh lưu thông, tuần hoàn máu. Giúp giảm hiện tượng đau bụng kinh rất hiệu quả
- Uống nước ép gừng tươi: Giã nát hoặc xay nhỏ gừng lấy nước. Pha cùng nước ấm, có thể thêm chút mật ong hoặc đường. Nó sẽ giúp cân bằng nhiệt lượng cơ thể, giảm co thắt tử cung . Có tác dụng giảm đau rất tốt.
- Thêm gừng vào món ăn hàng ngày
2. Cách chữa trị đau bụng kinh bằng ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y có công dụng tuyệt vời với những trường hợp bị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt. Do đó, bạn có thể dùng ngải cứu rửa sạch giã nát lấy nước uống, hoặc ăn trứng ngải cứu,…cũng rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, đặc biệt hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn có tính lạnh, các chất kích thích vì nó có thể kiến cho cơn đau bụng kinh của bạn trở nên tồi tệ hơn.
3. Chườm ấm hoặc tắm nước nóng – cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Vào những ngày nguyệt san, nếu bạn cảm thấy đau bụng . Bạn có thể lấy một ít nước nóng cho vào bình, sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Nước ấm sẽ giúp máu kinh dễ ra bên ngoài, tử cung co thắt ổn định hơn. Đây là một trong những cách giảm đau hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
Bạn có thể mua túi chườm nóng có bán tại các hàng tạp hóa. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng nước quá nóng. Ngoài việc chườm, bạn cũng có thể ngâm mình trong nước ấm. Nếu không có thời gian hoặc quá lười, bạn chỉ cần bôi dầu nóng hoặc dán cao vào vùng bụng dưới
4. Massage vùng bụng dưới
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, xoa nhẹ vùng bụng dưới sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt đột ngột. Giúp máu lưu thông và giảm đau bụng rất hiệu quả. Vào những ngày hành kinh, chị em nên massage thường xuyên, nhẹ nhàng vùng bụng dưới theo hướng vòng tròn.
Một số chị em thường sử dụng cách đấm lưng, điều này là hoàn toàn không nên. Đấm vào vùng lưng và thắt lưng có thể có hại đến cơ thể bạn. Nó có thể làm khoang chậu bị xung huyết, làm máu chảy ra nhiều hơn. Có thể làm kéo dài số ngày hành kinh
5. Tập thể dục nhẹ nhàng ( Yoga )
Yoga là một bài tập thể dục nhẹ nhàng, nó có thể giúp bạn giảm cơn đau bụng kinh cực kì hiệu quả. Bạn có thể tập động tác sau, hoặc có thể tập theo video dưới đây:
- Quỳ xuống thảm và uốn cong đầu gối
- Ngồi lên gót chân
- Cúi thấp người đến khi trán chạm đất , duy trì 15-20 giây
- Thả lỏng và tiếp tục
Ngoài những bài tập yoga, bạn có thể kết hợp đi xe đạp hoặc đi bộ vào những ngày hành kinh. Việc hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể thư giãn. Giúp bạn thoải mái tinh thần, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
6. Điều chỉnh chế độ ăn uống – Cách chữa trị đau bụng kinh tại nhà
Một trong những cách giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả là thay đổi chế độ ăn uống. Lời khuyên của các bác sĩ về chế độ ăn uống dành cho người bị đau bụng kinh như:
- Giảm thực đơn nhiều chất béo, tinh bột, đồ ăn chế biến sẵn. Vì các loại thực phẩm này có thể làm tăng kich thích ở tử cung, khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê, đồ uống có ga, có cồn,…
- Giảm các loại đồ ăn cay nóng, vì nó có thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh những loại thực phẩm cần tránh, bạn cũng nên bổ sung một thực đơn đa dạng với các loại thực phẩm như sau:
- Các loại cá như cá ngừ, cá hồi…có nhiều omega -3 giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm kích thích, co bóp ở tử cung
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin : B6, E, Magie, canxi ,… nó sẽ làm giãn cơ trơn tử cung. Giúp giảm nhanh tình trang đau bụng kinh hiệu quả.
- Nên ăn các loại rau xanh lá như rau mầm, rau cải bó xôi, súp lơ xanh, mầm đậu nành…nó có chứa nhiều kẽm và các vitamin, prostagdin, giúp làm dịu cơn đau
7. Làm sao giảm đau bụng kinh – Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Đây là việc mà bạn cần đặc biệt lưu ý trong chu kì kinh. Nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn và các tác nhân có hại sẽ có điều kiện xâm nhập và gây viêm nhiễm. Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên tiến hành thay băng vệ sinh thường xuyên. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh.
Tuyệt đối không nên tắm bằng nước lạnh. Hãy giữ ấm cho cơ thể tuyệt đối để máu được lưu thông dễ dàng. Đồng thời các cơ trong cơ thể cũng được thư giãn hơn. Quá trình đó sẽ khiến cho bạn giảm đi những cơn đau bụng kinh rõ rệt.
8. Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn
Làm sao giảm đau bụng kinh, để giảm đau nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng. Khi sử dụng cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều đó sẽ giúp tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra
9. Xây dụng chế độ sinh hoạt hợp lý
Cần phải nghỉ ngơi thường xuyên, tránh hoạt động mạnh. Nên vận động thể dục thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, giữ cho cơ thể được thoải mái nhất, tâm lý ổn định, tráng mọi áp lực và căng thẳng, stress trong cuộc sống.
10. Giữ tâm lý thoải mái
Trạng thái căng thẳng, ức chế cũng chính là nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kinh. Chính vì thế cách chữa đau bụng kinh đơn giản ngay tại nhà. Chị em có thể áp dụng đó là giữ cho mình tâm lý ổn định, thoải mái, vui vẻ. Bạn có thể thư giãn, nghe nhạc, xem một bộ phim, … Để giữ cho tinh thần hào sảng hơn giúp giảm thiểu các cơn đau bụng kinh.
Khi bạn bị đau bụng kinh, sử dụng những phương pháp trên không thấy đỡ. Hãy chóng đi gặp bác sĩ để kiểm tra nhé.
Điều trị đau bụng kinh như thế nào?
Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh mà bạn đang gặp phải thì trước hết, bạn nên đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và tìm ra cách điều trị thích hợp. Có 2 cách chữa đau bụng kinh đó là dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa.
Một số loại thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả cho chị em tham khảo
Tùy thuộc vào nguyên nhân đau bụng kinh là gì từ đó các bác sĩ sẽ có các chỉ định phù hợp nhất
Phương pháp điều trị đau bụng kinh thường được áp dụng là dùng thuốc giúp giảm sự sản sinh prostaglandin trong niêm mạc tử cung.
Các loại thuốc quen thuộc để chữa đau bụng kinh thường được các bác sĩ chỉ định đó là:
- Thuốc chống co thắt hướng cơ: thường chứa các thành phần dipropylin, alverin, drotaverin; có tác dụng làm giãn cơ tử cung dẫn đến giảm đau.
- Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: sử dụng kết hợp các loại thuốc chứa estrogen và progesteron hoặc dydrogesterone, lynestrenol (dẫn chất của progesteron). Có thể sử dụng thuốc tránh thai như một loại thuốc giảm đau rất hiệu quả.
- Thuốc ức chế prostaglandin: hay còn được gọi là thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Acid Mefenamic). Ngoài ra nhóm thuốc này thường được lựa chọn điều trị cho nữ giới chưa có quan hệ tình dục.
Ngoài các loại thuốc trên, một số người sử dụng thuốc làm giãn cơ để cải thiện tình trạng đau bụng kinh nhưng nhược điểm của thuốc là có thể gây phát ban, nổi mề đay, phù, nôn ói…
Một số thuốc biệt dược chữa đau bụng kinh phải kể đến như:
Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam
Đây là một dạng thuốc giảm đau không steroid, thành phần chính là natri của Diclofenac. Thuốc đau bụng kinh Cataflam nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như viêm loét đường tiêu hóa, tăng men gan, làm giảm chức năng thận. Trong trường hợp dùng Cataflam để điều trị có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.
Chống chỉ định dùng chung với các thuốc chống viêm không steroid khác (như Aspirin), thuốc chống đông máu (Heparin, Ticlopidin). Cần chú ý người viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bị bệnh hen, người suy gan thận nặng, người có mẫn cảm với thuốc không được dùng loại thuốc này.
Thuốc giảm đau bụng kinh Mefenamic acid
Đây cũng là một trong các loại thuốc giảm đau không steroid, với liều uống cần chú ý không được dùng loại thuốc này quá 7 ngày. Trong trường hợp dùng Mefenamic acid để điều trị có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết.
Lưu ý cẩn trọng khi dùng thuốc trong tình trạng cơ thể mất nước, người có tiền sử bệnh động kinh. Chống chỉ định dùng chung với các thuốc chống viêm không steroid khác (như Aspirin), thuốc chống đông (Curamin). Người viêm loét dạ dày đang tiến triển, người bị hen, người có thai, người mẫn cảm với thuốc tuyệt đối không được dùng loại thuốc này.
Thuốc điều trị đau bụng kinh Hyoscinum
Đây là một trong các loại thuốc chống co thắt hướng cơ. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là làm tê liệt giao cảm và thường được dùng trong các trường hợp đau do co thắt, trong đó điển hình là đau bụng kinh. Trong trường hợp sử dụng Hyoscinum để điều trị có thể xuất hiện các hiện tượng khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu tiện, dị ứng da. Chống chỉ định dùng cho người bị bệnh glaucoma, người rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến, người hẹp môn vị.
Thuốc chữa đau bụng kinh Alverin
Đây cũng là một trong các loại thuốc chống co thắt có tác dụng hướng cơ. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là làm ức chế các cơn co thắt sinh ra do acetylcholine và thường được dùng trong các trường hợp đau do co thắt, trong đó điển hình là đau bụng kinh. Chống chỉ định dùng cho người huyết áp thấp.
Thuốc Đông y chữa đau bụng kinh
Trong Đông y đau bụng khi hành kinh còn gọi là thống kinh. Các bài thuốc Đông y chữa đau bụng kinh thường được áp dụng như:
Bài thuốc ngải cứu chữa đau bụng kinh
Đối với các chị em bị hành kinh không đều, khi hành kinh đau bụng, da vàng bủng và kinh nguyệt không đều, thì chị em lấy lá ngải cứu tẩm giấm thanh nấu trong vòng 3 giờ, hương phụ tứ (còn gọi là cây Cỏ cú, củ gấu) chế đem một phần với đồng tiện, một phần với giấm, một phần với rượu ngâm 3 đêm sau sao vàng.
Ngãi xanh (Gừng rừng) đem cạo vỏ thái lát ngâm đồng tiện 3 đêm, xuyên quy thì sao rượu. Sau đó giã thành bột mịn, nấu hồ nếp viên lại bằng hạt ngô, ngày uống 2 lần mỗi lần 50 viên.
Bài thuốc ngải cứu và mã đề chữa đau bụng kinh
Những trường hợp đau bụng trước hoặc sau hành kinh, thì chị em có thể sử dụng bài thuốc với đọt ngải cứu, cây mã đề, trữ ma căn, tất cả đem rang vàng rồi hạ thổ với 3 lát gừng rồi đổ nước vừa đủ sắc lấy nước uống.
Bài thuốc đỗ đen và hồng hoa chữa đau bụng kinh
Sử dụng đỗ đen 30g, hồng hoa 6g, đường đỏ vừa đủ. Chị em đem đỗ đen vo sạch rang thơm, cho vào nồi cùng hồng hoa, sau đó đổ khoảng 500ml nước, ninh đỗ chín nhừ, lọc lấy nước cho đường đỏ. nen uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Theo lời khuyên của bác sĩ nên uống trong 3 ngày trước kỳ kinh nguyệt.
Bài thuốc ngải cứu và đường đỏ chữa đau bụng kinh
Chị em chuẩn bị gạo tẻ 100g, đường đỏ và ngải cứu một loại cây thuốc quý chữa bệnh đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả.
Cách chế biến rất đơn giản, chị em cho gạo vo sạch, rửa sạch ngải cứu thái vụn, cho vào nồi đổ nước xâm xấp, đun trong khoảng 30 phút, sau cùng lấy nước thuốc cho vào ninh cháo, khi chín ăn cháo cùng với đường đỏ. Nên ăn nóng, ngày ăn vài lần. Và ăn trước kỳ kinh 3 – 5 ngày.
Bài thuốc từ xuyên quy, xuyên khung và hy thiêm chữa đau bụng kinh
Kinh nguyệt không đều khi hành kinh đau bụng thì chị em sử dụng xuyên quy, xuyên khung, hy thiêm tẩm rượu sao vàng, bạch thược sau đó đem tán thành bột mịn làm hoàn với mật, sau đó viên bằng hạt ngô sấy khô và sử dụng ngày uống 2 lần sáng chiều sau bữa ăn.
Bài thuốc gừng, ngải cứu, trứng gà chữa đau bụng kinh
Chị em có thể sử dụng bài thuốc từ gừng tươi 15g, lá ngải cứu chọn lá bánh tẻ 9g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch đập giập, cho vào 300ml nước, cho trứng gà vào luộc, tới khi trứng chín, bóc vỏ trứng, lại cho vào đun tiếp với dịch thuốc trên trong 5 phút.
Bắc ra uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn một lần, ăn trước kỳ kinh 3 ngày.
Chữa đau bụng kinh bằng ngoại khoa
Trong trường hợp đau bụng kinh xuất phát từ các bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, polyp cổ tử cung…Tùy thuộc vào tình trạng đau bụng kinh là gì, các bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa bằng các kỹ thuật khác nhau để điều trị.
Như vậy, đau bụng kinh có thể chỉ là một triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý thực thể nào đó nguy hiểm cho sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em. Do đó, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan khi bị đau bụng kinh nhé.
Trên đây là nhưng thông tin về đau bụng kinh là gì và những cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả cho chị em, nếu chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội, kèm theo các biểu hiện bất thường thì cần chủ động đi khám để kịp thời điều trị. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, đừng ngại, có thể chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được giải đáp miễn phí.