Kinh nguyệt ra nhiều: Nguyên nhân tại sao & Cách chữa

Ngày đăng: 2019-12-09
Bình chọn post

kinh nguyệt ra nhiều

Kinh nguyệt ra nhiều là một trong những dấu hiệu thường gặp của các bệnh lý ở buồng trứng, tử cung. Đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, liên tiếp trong nhiều chu kỳ thì nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe, cuộc sống và đặc biệt là khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Vậy nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều là do đâu? Tại sao kinh nguyệt ra nhiều bất thường? Kinh nguyệt ra nhiều nguy hiểm không? Cách điều trị kinh nguyệt ra nhiều như thế nào?… Tất cả những băn khoăn, thắc mắc này sẽ được các bác sĩ sản phụ khoa PK Đa khoa Quốc tế Hà Nội giải đáp cụ thể ngay sau đây.

Kinh nguyệt thế nào được coi là nhiều

Có nhiều bạn chưa biết. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ khỏe mạnh sẽ tiết ra từ 30 – 80 ml lượng máu sinh. Lượng máu kinh này không chảy ra nhiều ngày. Số ngày hành kinh kéo dài chỉ vào khoảng 3 – 5 ngày.

Với những trường hợp lượng máu kinh tăng đột biến (trên 100ml) và kéo dài trong nhiều ngày liên tục (vượt quá 7 ngày) thì đây được được gọi là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều. Hay còn gọi là rong kinh.

Những dấu hiệu thường gặp khi kinh nguyệt ra nhiều 

  • Lượng máu kinh thấm qua một hoặc nhiều miếng băng vệ sinh mỗi giờ, trong vài giờ liên tiếp.
  • Cần tăng gấp đôi trên miếng đệm để kiểm soát lượng máu kinh nguyệt.
  • Cần thay băng vệ sinh hoặc tampon trong đêm.
  • Có kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Máu kinh có kèm cục máu đông, kích thước của một phần tư hoặc lớn hơn.
  • Đau liên tục ở phần bụng dưới trong trong thời gian dài.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, hoặc khó thở.

Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây kinh nguyệt ra nhiều ở từng trường hợp mà các dấu hiệu cũng sẽ có sự khác nhau. Thậm chí có những dấu hiệu không được đề cập ở trên.

Tại sao kinh nguyệt lại ra nhiều – nguyên nhân là gì?

Có rất nhiều lý do khiến các chị em phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt nhiều. Trong đó, phổ biến nhất là do những nguyên nhân sau:

Các vấn đề liên quan đến tử cung

  • Sự tăng trưởng hoặc khối u của tử cung không phải là ung thư; chúng có thể được gọi là u xơ tử cung hoặc polyp tử cung.
  • Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung
  • Ảnh hưởng của các biện pháp kiểm soát sinh sản như vòng tránh thai
  • Các vấn đề liên quan đến mang thai, chẳng hạn như sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung

Ra nhiều kinh nguyệt do các vấn đề liên quan đến nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể nữ giới có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của lớp nội mạc tử cung. Điều này khiến cho chu kì kinh nguyệt trở nên không ổn định, bị rối loạn. Có thể xảy ra tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, với số lượng lớn. 

Nữ giới vừa bước vào tuổi dậy thì và phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh rất dễ gặp phải vấn đề này.

Các bệnh hoặc rối loạn khác khiến kinh nguyệt ra nhiều ngày

  • Các rối loạn liên quan đến chảy máu, chẳng hạn như bệnh von Willebrand (VWD) hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu.
  • Các rối loạn không liên quan đến bệnh như gan, thận hoặc bệnh tuyến giáp; bệnh viêm vùng chậu và ung thư.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin 

Các chuyên gia y tế cho biết có tới một nửa số phụ nữ bị kinh nguyệt kéo dài không thể tìm ra nguyên nhân. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này và bác sĩ phụ khoa không thể tìm ra được nguyên nhân khi đi thăm khám thì bạn nên được kiểm tra rối loạn chảy máu.

Kinh nguyệt ra nhiều nguy hiểm không?

Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều nếu để kéo dài lâu ngày sẽ gây nhiều sự ảnh hưởng về cả cuộc sống lẫn sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

  • gây tâm lý mệt mỏi, khó chịu;
  • làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày;
  • dẫn đến tình trạng thiếu máu;
  • làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa;
  • tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản;
  • gây khó khăn cho việc thụ tinh, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Chẩn đoán và xét nghiệm khi bị kinh nguyệt kéo dài

Việc xác định hiện tượng máu kinh ra nhiều ở người phụ nữ thường không dễ dàng. Bởi mỗi người có thể nghĩ về tình trạng này theo cách khác nhau. 

Để biết được chính xác tại sao kinh nguyệt ra nhiều. Bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi về tiền sử bệnh, chu kỳ kinh nguyệt hay các thành viên nào trong gia đình bị chảy máu kinh nguyệt nặng hay không?

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ làm một bài kiểm tra vùng chậu và cho người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

  • Xét nghiệm máu: giúp chẩn đoán các vấn đề vế tuyến giáp, đông máu;
  • Xét nghiệm Pap: chẩn đoán tính trạng nhiễm trùng, viêm hay các thay đổi trong các tế bào có thể là ung thư hoặc có thể gây ung thư.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: chẩn đoán các bệnh lý ung thư hoặc các tế bào bất thường khác.
  • Siêu âm: kiểm tra các mạch máu, mô và các cơ quan trong cơ thể xem có vấn đề bất thường nào không.

Căn cứ vào kết quả của các xét nghiệm đầu tiên này, bác sĩ có thể đề nghị nhiều xét nghiệm hơn, bao gồm:

  • Siêu âm: Giúp tìm kiếm các vấn đề trong niêm mạc tử cung 
  • Hysteroscopy: Kiểm tra người bệnh có bị u xơ, polyp hoặc các vấn đề khác có thể gây chảy máu hay không. 
  • Xét nghiệm D & C: Được sử dụng để tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu. 

Cách chữa kinh nguyệt ra nhiều

Việc chữa trị kinh nguyệt ra nhiều sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ cũng sẽ xem xét những vấn đề như tuổi tác, sức khỏe, lịch sử bệnh tật, mức độ đáp ứng với các loại thuốc cũng như nhu cầu của người bệnh.

Hiện nay, để khắc phục tình trạng ra nhiều kinh nguyệt và kéo dài. Các phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng gồm:

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc sắt;
  • Ibuprofen (Advil;
  • Thuốc tránh thai;
  • Tránh thai trong tử cung (IUC);
  • Liệu pháp hormon (thuốc có chứa estrogen và/hoặc progesterone);
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết (axit tranexamic, axit aminocaproic).

Điều trị phẫu thuật

  • Nong và nạo buồng tử cung (D& C);
  • Phẫu thuật hysteroscopic;
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung;
  • Cắt tử cung.

Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp chữa trị khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định. Nó có thể gây biến chứng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Xem thêm: [10 +] Cách chữa rong kinh đơn giản tại nhà bằng các loại thảo dược.

Những lưu ý khi bị kinh nguyệt ra nhiều

Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, các chị em cần chú ý những điều sau:

  • vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách;
  • không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo;
  • không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao;
  • thay băng vệ sinh thường xuyên;
  • mặc các loại quần áo rộng rãi;
  • bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt;
  • nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, không nên gắng sức;
  • Giữ tâm lý ổn định, thoải mái;
  • tránh xa các chất kích thích gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia…
  • quan hệ tình dục an toàn.

Ra nhiều kinh nguyệt rất phổ biến ở nữ giới. Nhưng nhiều người không biết rằng tình trạng này có thể được khắc phục. Một số người lại không muốn điều trị vì cảm thấy xấu hổ khi phải chia sẻ với bác sĩ về vấn đề nhạy cảm này. Tuy nhiên, việc nói chuyện cởi mở với bác là điều rất quan trọng. Giúp đảm bảo cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao.

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội – địa chỉ điều trị kinh nguyệt ra nhiều uy tín tại Hà Nội. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Các bạn có thể nhận tư vấn MIỄN PHÍ qua tổng đài tư vấn trực tuyến. Bằng cách gọi tới số: 024 37 152 152 hoặc 0969 668 152.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội