Bị ngứa vùng kín khi mang thai (xin đừng xem thường)
Tham vấn y khoa: Trần Thúy Vân
Bị ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Không chỉ gây ra sự khó chịu, bứt rứt làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Những cơn ngứa dai dẳng còn khiến cho mẹ bầu lo lắng đến sức khỏe vùng kín và sự ảnh hưởng tới thai nhi.
Vậy, bị ngứa vùng kín khi mang thai là do đâu? Bệnh phụ khoa nào gây ngứa vùng kín khi mang bầu? Cách xử lý tình trạng này như thế nào hiệu quả? Những băn khoăn này của các chị em sẽ được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết sau.
Hỏi:
“Xin chào bác sĩ! Em hiện nay đang mang bầu ở tháng 2. Thời gian gần đây vùng kín của em ngứa ngáy khó chịu, ra nhiều khí hư. Em có vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không nhưng không thuyên giảm. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào? Em xin cảm ơn! (Lan Anh, Hồ Tây).
Trả lời:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn sức khỏe phụ khoa của chúng tôi.
Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi mang thai chị em sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể. Trong đó, bị ngứa vùng kín khi mang thai là triệu chứng phổ biến.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của chị em mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Chính vì thế, chúng tôi hoàn toàn hiểu được mối lo lắng của bạn.
Với câu hỏi của bạn sẽ được bác sĩ Trần Thúy Vân trả lời ngay sau đây.
Bài viết chi tiết hơn về: Ngứa vùng kín: âm đạo, âm môi, ngứa âm hộ ở nữ là bệnh gì?
Tìm hiểu về triệu chứng bị ngứa vùng kín khi mang thai
Triệu chứng
Ngứa vùng kín là triệu chứng có thể xuất hiện bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai. Tuy nhiên, thường gặp nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thông thường, tình trạng ngứa sẽ xuất hiện ở lông mu, cửa mình, hậu môn hay bên kẽ háng. Tình trạng ngứa đôi khi chỉ diễn ra rất ngắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp diễn ra liên tục, ngứa dữ dội.
Kèm theo triệu chứng ngứa vùng kín, thai phụ cũng sẽ gặp một số biểu hiện khác như:
- Vùng kín nổi mẩn, mụn nước hoặc mụn mủ;
- Châm chích ở da;
- “Cô bé” đau rát;
- Ra nhiều khí hư;
- Vùng kín ẩm ướt, có mùi hôi;
- Xuất hiện vết lằn như sẹo.
Nguyên nhân gây ngứa rát vùng kín khi mang thai
Sự thay đổi nội tiết tố, thói quen vệ sinh vùng kín, bệnh lý… là những nguyên nhân chính gây ngứa rát vùng kín khi mang thai. Ngoài ra, tùy vào từng giai đoạn mang thai mà sẽ có những nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu
3 tháng đầu của thai kỳ chị em không chỉ trải qua các triệu chứng ốm nghén mà còn có thể bị ngứa vùng kín. Theo đó, các nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang bầu tháng đầu bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố
Nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều chị em bị ngứa vùng kín 3 tháng đầu mang thai chính là do thay đổi nội tiết tố.
Khi nội tiết thay đổi, môi trường pH trong âm đạo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lúc này vùng kín sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi. Nên vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho tác nhân xâm nhập.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vệ sinh vùng kín không sạch, dị ứng với các thành phần có trong sữa tắm, giấy vệ sinh, nước giặt quần áo… Khiến vùng kín nhạy cảm và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Chính vì thế, vùng kín của chị em sẽ bị ngứa ngáy khó chịu.
Mắc các bệnh phụ khoa
Mẹ bầu ngứa vùng kín trong 3 tháng đầu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Trong đó, phổ biến là những bệnh lý sau:
Viêm âm đạo:
Viêm âm đạo xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào vùng kín. Khi mắc bệnh, mẹ bầu sẽ có biểu hiện ngứa rát vùng kín, mẩn đỏ, khí hư có mùi hôi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là bệnh lý thường gặp ở nữ giới mang thai. Thủ phạm gây bệnh chính là vi khuẩn E.coli. Trong đó, vùng kín ngứa rát khi tiểu tiện là triệu chứng điển hình của bệnh lý này.
Bệnh lây qua đường tình dục:
Ngứa vùng kín khi có bầu cũng là biểu hiện của các bệnh giang mai, lậu, Trichomonas… Đây là những bệnh thường lây qua đường tình dục không an toàn.
Kèm theo triệu chứng ngứa vùng kín, mẹ bầu cũng sẽ thấy âm hộ sưng đỏ. Ra huyết trắng màu trắng đục, đau buốt khi tiểu tiện.
Rận mu:
Nếu tình trạng ngứa vùng kín chỉ xuất hiện ở lông mu thì các mẹ bầu có thể nghĩ đến nguyên nhân do rận mu. Ngoài ra, khi bị rận mu, chị em cũng sẽ thấy xung quanh mép âm đạo nổi mẩn.
Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối
Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối có thể do một hoặc nhiều thủ phạm. Trong đó, phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây:
Rạn da
Ở tam cá nguyệt thứ 3, sự tăng cân của thai phụ cùng với sự phát triển của thai nhi khiến nhiều mẹ bầu bị rạn da. Trong đó, rạn da ở vùng kín cũng là vị trí không hiếm gặp.
Chính vì làn da bị căng giãn quá mức nên gây cảm giác ngứa ngáy, râm ran ở vùng kín. Ngoài ra, còn xuất hiện các lằn da màu hồng hoặc nâu đỏ.
Thay đổi nội tiết
Thay đổi nội tiết là nguyên nhân chủ yếu ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối. Lúc này, môi trường âm đạo bị thay đổi nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ngứa.
Do tăng sinh mạch máu ngoài da khi có thai
Tăng sinh mạch máu ngoài da là hiện tượng bình thường ở chị em mang thai. Tuy nhiên, sự thay đổi này khiến da thai phụ nhạy cảm, dễ bị kích ứng và ngứa.
Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh
Do ảnh hưởng nội tiết tố nên tuyến mồ hôi ở thai phụ cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Chính vì vùng kín luôn ẩm ướt nên dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ngứa.
Vùng kín không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín không sạch, lạm dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh cũng là nguyên nhân khiến vùng kín nhạy cảm và kích ứng.
Thiếu vitamin B12
Thai phụ thiếu vitamin B12 sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có ngứa vùng kín.
Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối cũng có thể do các bệnh lý. Điển hình là những bệnh lý sau:
- Viêm nang lông vùng kín;
- Viêm âm đạo;
- Viêm đường tiết niệu;
- Bệnh rậm mu;
- Bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục;
- Bệnh trĩ.
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không? Mẹ bầu gặp tình trạng này sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Ngoài ra, còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại với sức khỏe của mẹ và bé.
Ảnh hưởng đến tâm, sinh lý
Cảm giác ngứa rát sẽ khiến chị em tự ti, xấu khổ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của chị em, đặc biệt là trong chuyện chăn gối. Khiến nhiều chị em lạnh nhạt chuyện yêu, chất lượng đời sống vợ chồng giảm sút.
Tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý
Như đã chia sẻ ở trên, ngứa vùng kín khi mang thai có thể do nhiều bệnh lý gây nên. Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm có thể lây lan sang các bộ phận khác. Ngoài ra, bạn tình cũng có nguy cơ lây nhiễm nếu như quan hệ không an toàn.
Thai nhi cũng bị ảnh hưởng
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Theo đó, thai nhi có thể bị sinh non, mắc bệnh hô hấp, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa.
Nghiêm trọng hơn, viêm nhiễm vùng kín kéo dài có thể gây sảy thai, thai chết lưu.
Bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?
Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai cần thận trọng, vì nếu điều trị sai cách có thể ảnh hưởng đến em bé. Do đó, khi có dấu hiệu ngứa rát vùng kín, chị em nên đi kiểm tra để xác định nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân gây ngứa vùng kín không quá nghiêm trọng, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Cách trị ngứa vùng kín khi mang thai – Chăm sóc vùng kín đúng cách
Cách trị ngứa vùng kín khi mang thai đầu tiên chính là chị em nên chú trọng vệ sinh vùng kín đúng cách.
Khi vệ sinh vùng kín, mẹ bầu lưu ý không sử dụng nước quá nóng hay các sản phẩm có tính tẩy mạnh. Tốt nhất, sử dụng nước ấm hoặc sản phẩm vệ sinh có độ dịu nhẹ.
Ngoài ra, lưu ý không thụt rửa sâu hoặc cọ mạnh ở vùng kín vì có thể gây tổn thương. Thao tác vệ sinh đúng cách là từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công âm đạo.
Trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng kem dưỡng ẩm
Trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng kem dưỡng ẩm được áp dụng trong trường hợp ngứa vùng kín là do rạn da, khô da.
Chị em nên lựa chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên để cân bằng độ ẩm cho da, hạn chế rạn da. Từ đó, tình trạng ngứa vùng kín sẽ được cải thiện.
Áp dụng mẹo dân gian
Trong gian dân có nhiều phương pháp khắc phục ngứa vùng kín khi mang thai. Điển hình là một số bài thuốc sau:
Dùng lá trầu không
Chị em rửa sạch nắm lá trầu không, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất. Sau đó, vò nát và đun sôi với 1 lít nước.
Chị em sử dụng nước lá trầu không đun sôi xông vùng kín từ 3 – 4 lần/tuần. Sẽ có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, hạn chế viêm nhiễm.
Rửa vùng kín bằng nước chè xanh
Trong lá chè xanh có hoạt chất EGCG giúp giảm ngứa vùng kín hiệu quả. Nguyên nhân do hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy, bảo vệ da vùng kín.
Với phương pháp này, chị em chỉ cần đun nước lá chè xanh và vệ sinh vùng kín hàng ngày. Lưu ý, không nên nấu nước quá đặc và nên rửa lại bằng nước sạch.
Nước muối loãng
Sử dụng nước muối pha loãng có tác dụng như chất sát khuẩn, giảm ngứa vùng kín. Tuy nhiên, chị em lưu ý không nên lạm dụng vì có thể âm đạo bị khô.
Khi pha nước muối, chị em nên chia theo tỉ lệ muối và nước là 9:1. Đồng thời, chỉ nên áp dụng từ 2 – 3 lần trong tuần.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng góp phần làm giảm ngứa vùng kín.
Trong sinh hoạt hàng ngày:
- Ngủ đủ giấc, hạn chế stress, căng thẳng;
- Không mặc quần lót ẩm ướt;
- Tắm nước ấm, nên lau khô người sau khi tắm;
- Mặc quần áo có kích thước vừa vặn, không bó sát;
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu vì có thể khiến vùng kín đổ mồ hôi;
- Cạo lông vùng kín đúng cách bằng dụng cụ đảm bảo.
Trong ăn uống:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây;
- Ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn;
- Uống nhiều nước để hạn chế rạn da, khô da;
- Bổ sung các thực phẩm có tác dụng khám viêm tự nhiên như tỏi, nghệ, cá béo;
- Hạn chế đồ ngọt, đồ uống có ga, cay, thực phẩm chế biến sẵn;
- Hạn chế các thực phẩm khiến mẹ bầu dễ bị dị ứng như hải sản.
Thuốc bôi trị ngứa vùng kín cho bà bầu
Khi bị ngứa vùng kín có rất nhiều chị em thắc mắc có nên đặt thuốc hay không. Theo bác sĩ Vân, dùng thuốc bôi trị ngứa vùng kín cho bà bầu chỉ áp dụng trong trường hợp có viêm nhiễm.
Khám phá: Thuốc trị ngứa vùng kín cho từng nguyên nhân cụ thể.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa ngứa vùng kín cho thai phụ như Canesten, Polygynax, Mebines… Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, trong quá trình đặt thuốc, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Kiêng quan hệ tình dục để hạn chế tác dụng phụ.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn Lan Anh giải đáp thắc mắc xung quanh hiện tượng bị ngứa vùng kín khi mang thai.
Với trường hợp của bạn, tốt nhất chủ động đi thăm khám để xác định nguyên nhân ngứa vùng kín do đâu. Từ đó, có phương án khắc phục sớm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Chúc bạn có một thai kỳ thật an toàn và khỏe mạnh!
Tham khảo từ nhiều nguồn !
Theo Dakhoaxadan.com