Bệnh viêm âm đạo là gì: Dấu hiệu, Nguyên nhân & Cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bùi Thị Hường

Bình chọn post

Viêm âm hộ – âm đạo là căn bệnh vùng kín 99% chị em gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Tìm hiểu bệnh viêm âm đạo là gì? Tham khảo định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo và biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 7 cách chữa âm đạo viêm nhiễm hiệu quả.

Theo thống kê, có đến 60% chị em trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai, từng quan hệ tình dục mắc viêm âm đạo. Trong đó, có đến 65% tái phát sau điều trị, 20% bị vô sinh – hiếm muộn. 

Nội dung thông tin về bệnh trong bài được bác sĩ Trần Thúy Vân tham vấn và kiểm tra trước khi đăng tải.

bệnh viêm âm đạo

Sơ lược về bệnh viêm âm đạo là gì?

Âm đạo là một khu vực nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ. Nó có dạng ống với một bên đầu là cổ tử cung, đầu còn lại là phần nối ra ngoài cơ thể. Phần trong âm đạo được lót bằng một màng nhày. Khi viêm nhiễm, lớp màng này cũng là khu vực tổn thương nặng nhất của âm đạo.

Viêm âm đạo hiểu cách đơn giản là tình trạng nhiễm khuẩn ở âm hộ, âm đạo, nối giữa cửa mình và cổ tử cung. Nếu bạn bị ra nhiều khí hư, cô bé có mùi hôi, ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ, đi tiểu, … Đây là những biểu hiện điển hình. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, quan hệ không an toàn.

Đây là bệnh lý phổ biến và không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu như chị em chủ quan không điều trị, viêm nhiễm hoàn toàn có thể tái phát. Ngoài ra, các tác nhân, vi khuẩn gây viêm có thể đi ngược từ âm đạo lên buồng trứng, tử cung gây bệnh ở các cơ quan này.

Dấu hiệu viêm âm đạo ở nữ giới

Các biểu hiện viêm nhiễm ở âm đạo khá điển hình. Nhưng chị em thường bỏ qua và không chú ý đến. Hãy đi khám phụ khoa khi có sự thay đổi về màu sắc, lượng khí hư, … Cụ thể:

dấu hiệu viêm âm đạo

  • Cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín là biểu hiện điển hình. Ngứa xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, môi loắn, môi bé. Thăm khám phụ khoa nhận thấy cổ tử cung sưng tấy, phù nề…
  • Chị em có thể ngửi thấy mùi hôi, mùi tanh khó chịu ở vùng kín, nồng nặc hơn sau khi quan hệ.
  • Khí hư thay đổi về màu sắc như: Màu trắng đục như váng sữa, khí hư loãng như bọt, có màu vàng, màu xanh, bám từng mảng ở thành âm đạo.
  • Đau khi quan hệ là dấu hiệu viêm âm đạo
  • Cảm thấy bị đau buốt khi đi tiểu, đặc biệt sau quan hệ.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm ở âm đạo 

Tác nhân chính khiến âm đạo bị viêm nhiễm cụ thể là do: Nấm candia, vi khuẩn, trichomonas, … Cụ thể những nguyên nhân này gây viêm như thế nào, làm sao để phân biệt. Hãy tìm hiểu nhé.

Viêm nấm âm đạo

Phần lớn chị em bị nhiễm khuẩn ống âm đạo là do nấm có tên là Candida gây ra. Nấm này thường có sẵn ở trong âm đạo và hệ tiêu hóa. Thường chúng không gây hại, nhưng tới khi phát triển quá mức, nó sẽ gây viêm nhiễm vùng kín. Bạn có thể nhận biết qua biểu hiện:

  • Ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng rát ở âm đạo;
  • Ra dịch tiết âm đạo màu trắng vón cục như bã đậu;
  • Khí hư ra nhiều bất thường trước ngày đèn đỏ;
  • Tiểu buốt, tiểu khó;
  • Đau khi quan hệ;
  • Có mảng trắng nằm ở thành âm đạo.

Bệnh biêm âm đạo do vi khuẩn

Nếu chị em bị mất cân bằng số lượng vi khuẩn trong âm đạo sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu lượng Lactobacillus cũng bị giảm trong khi các vi khuẩn khác phát triển quá mức như: 

  • Gardnerella vaginalis;
  • Prevotella;
  • Porphyromonas… 

Biểu hiện thường thấy của bệnh:

  • Âm đạo ngứa ngáy, sưng tấy nhẹ;
  • Ra nhiều khí hư màu trắng hơi đục;
  • Dịch âm đạo có mùi cá ươn, đặc biệt là sau khi quan hệ;
  • Khí hư phủ khắp thành âm đạo;
  • Chảy máu khi quan hệ;
  • Tiểu khó, tiểu nóng rát.

Nhiễm trùng roi Trichomonas

Như tên gọi đây là bệnh viêm âm đạo mà nguyên nhân gây ra là do vi khuẩn Trichomonas.

Trich là một loại vi khuẩn được truyền qua đường tình dục. Các dấu hiệu viêm nhiễm do Trich gây ra thường là:

  • Ngứa rát, sưng tấy ở âm hộ, âm đạo;
  • Dịch âm đạo ra nhiều;
  • Khí hư có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi khó chịu;
  • Cổ tử cung có hình dâu tây, có vết loét trợt ở cơ quan sinh dục;
  • Tiểu tiện đau rát, tiểu buốt;
  • Đau khi quan hệ;
  • Đau bụng dưới.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ khiến âm đạo bị viêm 

Việc môi trường âm đạo mất đi khả năng tự cân bằng khiến số lượng các loại vi khuẩn xấu phát triển là nguyên nhân chính dẫn tới viêm nhiễm.

Trong đó một số tác nhân ảnh hưởng làm môi trường âm đạo mất cân bằng gây viêm bao gồm:

  • Mất cân bằng môi trường âm đạo, các chất dịch và axit lactic suy giảm.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách loại bỏ vi khuẩn có lợi.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ thô bạo, nhiều bạn tình, … Cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh xã hội như: Lậu, sùi mào gà, hiv-aids, mụn rộp, ….
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, thuốc khử mùi âm đạo
  • Sử dụng quần lót quá chật, ẩm ướt

Bệnh viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo cũng như các bệnh lý phụ khoa khác. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của chị em như:

Viêm nhiễm ngược

Vi khuẩn gây viêm cho âm đạo nếu không điều trị sớm có thể nhiễm khuẩn sang các bộ phận xung quanh. Điều này làm tăng nguy cơ có nguy cơ bệnh nhân mắc thêm các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Các bệnh gây ra do biến chứng của âm đạo viêm nhiễm điển hình như: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm vòi trứng, viêm nội mạc tử cung…

Ảnh hưởng đến cuộc sống, đời sống tình dục:

Các dấu hiệu của âm đạo viêm nhiễm gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, đi làm của chị em. Đặc biệt tình trạng viêm gây đau rát khi quan hệ còn khiến chị em sợ yêu, việc này ảnh hưởng xấu tới tình cảm vợ chồng. Gia tăng khả năng tìm niềm vui bên ngoài của đấng mày râu.

Vô sinh – hiếm muộn:

Sợ quan hệ, thay đổi môi trường âm đạo, gây viêm nhiễm buồng trứng tử cung là những gì viêm âm đạo có thể gây ra. Tất cả biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng làm giảm khả năng thụ thai thành công xuống mức thấp nhất dẫn tới vô sinh hiếm muộn. >>>> Tìm hiểu dấu hiệu vô sinh ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung:

Nguy hiểm hơn, viêm nếu không điều trị sớm có thể gây ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới.

Biến chứng trong thai kỳ:

Phụ nữ mang thai hoặc trong thời gian thai kỳ mắc bệnh viêm âm đạo có thể dễ gặp các biến chứng sinh non, sảy thay, thai nhi suy dinh dưỡng…..

Đặc biệt nếu em bé sinh ra qua đường âm đạo viêm nhiễm có thể mắc viêm phổi, viêm da, hoặc mù lòa…..

Chẩn đoán bệnh viêm âm đạo

Để tránh những biến chứng mà bệnh gây ra chị em nên tới các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị sớm. Qua đó khi đi khám bệnh, các chuyên gia sẽ tiến hành chuẩn đoán tìm nguyên nhân chính xác của tình trạng.

Việc đầu tiên trong quá trình chuẩn đoán viêm nhiễm ở âm đạo là đánh giá tình trạng viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ kiểm tra qua âm đạo của bạn, đánh giá tình hình. Trong đó tùy vào từng trường hợp bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm dịch âm đạo, tử cung;
  • Thực hiện kiểm tra PH trong âm đạo với quỳ tím.

Sau khi các kết quả xét nghiệm được công bố. Dựa vào đó bác sĩ sẽ dùng chuyên môn của mình, phân tích các nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

Cách chữa viêm âm đạo hiệu quả

Phần lớn bệnh viêm nhiễm ở âm đạo thường được điều trị bằng thuốc đặt phụ khoa tại nhà. Ngoài ra có thể chữa bằng thuốc Nam, Đông y, hay các bài thuốc dân gian, … cũng có thể tham khảo.

Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là khi mắc bệnh, bệnh nhân không được tự ý chuẩn đoán và điều trị tại nhà. Qua đó, các phương pháp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây bạn nên dùng chúng làm tài liệu tham khảo. Không thực hiện theo khi chưa được chỉ dẫn chính xác từ bác sĩ.

Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc

Thông thường, viêm âm âm hộ, âm đạo có thể được điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt. Các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, phương pháp điều trị này không triệt để, bệnh có thể tái phát.

Thuốc trị nấm

  • Thuốc uống: Thuốc được sử dụng khi viêm nhiễm nặng vì thuốc có tác dụng toàn thân. Một số thuốc được sử dụng trong trường hợp này như: Canditral, Sanuzo….
  • Thuốc đặt: Clotrimazol, Ecozole… là những thuốc phổ biến được sử dụng để trị nấm.
  • Thuốc bôi: Thuốc kevizole, mỗi ngày bôi 1-2 lần.

Thuốc điều trị viêm do trùng roi

  • Nhóm thuốc Metronidazol: Sử dụng liều cao, uống trong 7 ngày liên tiếp. 
  • Nhóm thuốc Tinidazol: Bao gồm các loại thuốc Midazol. 
  • Thuốc đặt Tergynan: Thuốc sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm do tạp khuẩn uống thuốc gì

  • Thuốc uống: Sử dụng thuốc kháng sinh Metronidazol 2 lần mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 1 tuần.
  • Thuốc đặt: Sử dụng thuốc đặt Polygynax trong 1 tuần.

Phương pháp ngoại khoa

Trường hợp chị em bị viêm âm đạo mãn tính, việc dùng thuốc không hiệu quả. Có thể bác sĩ chỉ định phương pháp ngoại khoa. Ưu điểm của những phương pháp này là thời gian thực hiện ngắn, không tác dụng phụ.

  • Phương pháp Oxy xanh: Sử dụng oxy chiếu vào âm đạo để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Phương pháp này không làm mất cân bằng âm đạo nên chị em có thể yên tâm điều trị.
  • Phương pháp Ozone: Bác sĩ dẫn khí ozone vào âm đạo để tiêu diệt hại khuẩn. Đồng thời, kích thích tế bào khỏe mạnh phát triển.

Cách điều trị viêm âm đạo bằng dân gian (không khuyến khích)

Các cách chữa viêm âm đạo tại nhà bằng thảo dược dân gian dưới đây chỉ là tài liệu tham khảo. Không có dẫn chứng khoa học về tính an toàn của phương pháp. Bệnh nhân chỉ nên tham khảo không được sử dụng tùy ý. Tránh bệnh biến chứng nặng hơn.

Sử dụng tỏi

Tỏi có vị đắng, tính ôn được sử dụng để chữa bệnh cảm cúm, phong hàn, nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, trong tỏi còn có allicin có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt các tác nhân gây viêm. Do đó, chị em có thể sử dụng để cải thiện viêm nhiễm.

Với tỏi, chị em có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Ăn sống 3 – 4 tép tỏi hoặc uống nước tỏi mỗi ngày.
  • Giã nát 2 – 4 nhánh tỏi tươi, pha với nước ấm để vệ sinh âm đạo.

Chị em kiên trì sử dụng trong 2 tuần các triệu chứng ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.

Vệ sinh vùng kín bằng nước rau sam

Rau sam có khả năng kháng sinh tự nhiên, khử trùng. Nên rất tốt trong việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm nhiễm âm đạo.

Để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, chị em có thể dùng kết hợp uống và vệ sinh vùng kín bằng rau sam. Cụ thể như sau:

  • Uống nước rau sam: Chị em rửa sạch 50g rau sam, sau đó giã nát vắt lấy nước uống. Sử dụng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Vệ sinh vùng kín: Cho rau sam vào nồi đun với 300ml nước trong 10 phút. Đổ nước ra chậu, cho thêm muối vào. Khi nước nguội bớt thì tiến hành vệ sinh vùng kín.

Rửa vùng kín bằng giấm táo

Giấm táo có tác dung cân bằng độ pH trong âm đạo, giúp chống viêm hiệu quả. 

Cách thực hiện như sau:

  • Cho 1 – 2 thìa cà phê giấm hòa chung với 200ml nước. Uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
  • Pha khoảng 15 – 29ml giấm táo và chậu nước ấm. Sử dụng để rửa sạch vùng kín mỗi ngày.

Biện pháp phòng tránh viêm âm đạo tái phát

Bệnh viêm âm đạo có thể tấn công bất cứ chị em phụ nữ nào. Do đó, để phòng và hạn chế bệnh tái phát, chị em cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín với nước sạch mỗi ngày, đặc biệt sau khi quan hệ hoặc trong ngày đèn đỏ;
  • Thay băng vệ sinh 4h/ lần;
  • Giữ vùng kín luôn khô thoáng;
  • Không rửa vùng kín với dung dịch nước rửa có tính tẩy cao;
  • Không thụt rửa âm đạo;
  • Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm;
  • Mặc quần áo khô thoáng, thấm hút mồ hôi;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh. Không ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích;
  • Khám phụ khoa định kỳ.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ bệnh viêm âm đạo là gì? Cũng như cách nhận biết, điều trị và phòng bệnh.

Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn !

Theo phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội chia sẻ.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -
bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Mục lục