Bà bầu có ăn được chôm chôm không? Khi ăn cần lưu ý những gì?

Ngày đăng: 2023-04-26
5/5 - (1 bình chọn)

Chôm chôm là một loại trái cây vô cùng quen thuộc và dễ ăn, được nhiều người yêu thích trong đó có bà bầu. Vậy thực tế, bà bầu có ăn được chôm chôm không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong quả chôm chôm

Chôm chôm được liệt kê vào danh sách nhóm hoa quả rất tốt cho sức khỏe, bởi thành phần dinh dưỡng cao như: vitamin C, chất xơ, protein, khoáng chất,… Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn 5 – 6 quả chôm chôm là bổ sung đủ 50% nhu cầu vitamin C của cơ thể.

Đặc biệt, chôm chôm rất giàu khoáng chất như: sắt, magie, mangan, kẽm, folate, canxi, carbohydrate, kali, natri, photpho,… Hàm lượng calo và dưỡng chất của chôm chôm rất dồi dào, cần thiết cho sức khỏe con người.

ba bau co an duoc chom chom khong 3

Bà bầu có ăn được chôm chôm không?

Một số nguồn tin cho rằng, bà bầu không được khuyến khích ăn chôm chôm, bởi nó có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, bốc hỏa làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng, việc bà bầu ăn chôm chôm sẽ khiến quá trình chuyển dạ sinh con gặp nhiều khó khăn,…

Tuy nhiên, thực tế những thông tin này là thiếu căn cứ và chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh là chính xác. Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – CKI Sản Phụ khoa, bà bầu có ăn được chôm chôm không thì đối với phụ nữ mang thai chôm chôm không những không gây hại mà nó còn mang lại rất nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe, cụ thể:

Chôm chôm cung cấp sắt và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm giúp bổ sung sắt và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Hơn nữa, vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, cải thiện quá trình sản xuất tế bào máu trong cơ thể.

Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, chôm chôm giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Ngăn ngừa tình trạng buồn nôn, chóng mặt

Những triệu chứng ốm nghén như: hoa mắt chóng mặt, buồn nôn là những biểu hiện thường gặp trong thời kỳ mang thai. Nhờ vị chua nhẹ đặt trưng, vị ngọt của chôm chôm giúp mẹ bầu hạn chế tối đa tình trạng khó chịu do các triệu chứng trên gây ra.

ba bau co an duoc chom chom khong 1 e1682499433623

Điều hòa huyết áp

Bà bầu có ăn được chôm chôm không thì chôm chôm được xem là nguồn thực phẩm “vàng” cho phụ nữ mang thai. Chôm chôm giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áo trong thời kỳ mang thai, giảm hàm lượng cholesterol trong máu, tăng cường lưu thông máu, qua đó hỗ trợ giảm tình trạng sưng phù cơ thể ở những tháng cuối thai kỳ.

Phòng ngừa các bệnh thông thường

Bà bầu ăn chôm chôm với 1 lượng hợp lý, khoa học sẽ giúp phòng ngừa các bệnh thường gặp như: cảm cúm, ho, sốt, nhức đầu,… trong quá trình mang thai.

Làm đẹp da

Thành phần vitamin E và vitamin C có trong chôm chôm cũng giúp cải thiện da dẻ của mẹ bầu trông mịn màng, trắng sáng và tươi tắn hơn trong suốt thai kỳ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn đang băn khoăn bà bầu có ăn được chôm chôm không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng, từ đó dễ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý như: cảm cúm, ho, đau nhức đầu,…

Với hàm lượng khoáng chất, đồng cao, chôm chôm giúp hỗ trợ quá trình sản xuất bạch cầu trong co thể, hạn chế nguy cơ gặp phải những vấn đề nhiễm trùng, cảm cúm.

ba bau co an duoc chom chom khong 2 e1682499496174

Bà bầu cần lưu ý những gì khi ăn chôm chôm

Để cơ thể hấp thu được hết các dưỡng chất có trong chôm chôm, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không dùng miệng lột vỏ chôm chôm để tránh tiếp xúc phải chất bảo quản, hóa chất độc hại hay thuốc trừ sâu ngoài vỏ chôm chôm.
  • Không ăn chôm chôm quá chín vì trong chôm chôm chín chứa nồng độ cồn cao không tốt cho mẹ và thai nhi.
  • Nếu mẹ bầu có lượng đường trong máu cao cần hạn chế ăn chôm chôm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Không ăn chôm chôm quá nhiều cùng một lúc, bởi nó sẽ làm lượng đường trong cơ thể gia tăng đột ngột, ảnh hưởng tới quá trình cân bằng các dưỡng chất có trong cơ thể, kéo theo sự phát triển về tinh thần và thể chất của em bé bị ảnh hưởng.

Như vậy, qua bài viết này chị em đã có thể trả lời bà bầu có ăn được chôm chôm không. Chôm chôm là loại quả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai. Mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý trên để ăn chôm chôm đúng cách tốt cho cả mẹ và bé nhé!

Nguyễn Thị Phương Loan

"Tác giả"Nguyễn Thị Phương Loan

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, tham gia các khóa đào tạo bài bản và chuyên sâu, hoàn thành xuất sắc nhiều chứng chỉ quan trọng như siêu âm tổng quát, siêu âm sản phụ khoa, phẫu thuật nội soi phụ khoa, bệnh lý sàn chậu, các bệnh lý phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u buồng trứng…

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội