HCG là gì hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm Beta Hcg
Hormone HCG tồn tại trong cơ thể người, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá thai kỳ và tình trạng sức khỏe của thai nhi. Xét nghiệm HCG hoặc Beta HCG thường được sử dụng để đo lường mức độ HCG trong cơ thể. Thời gian để nhận kết quả từ xét nghiệm có thể dao động, nhưng thường là trong vài giờ đến một vài ngày. Cùng bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên hiểu chi tiết về cấu trúc phân tử của hormone HCG, cách HCG ảnh hưởng đến sức khoẻ nữ giới và hướng dẫn đọc xét nghiệm beta hcg.
Mục lục:
Hormone HCG là gì?
HCG (Human Chorionic Gonadotropin), hay còn gọi là hormone thai kỳ, là một phân tử sinh học quan trọng được tạo ra từ các tế bào nhau thai. Trong quá trình thai kỳ, sau khi trứng đã được thụ tinh và gắn kết với tử cung, các tế bào nhau thai bắt đầu sản xuất HCG. HCG sẽ duy trì sự tồn tại và hoạt động của corpus luteum. Corpus luteum là một phần của buồng trứng với nhiệm vụ sản xuất ra progesterone để tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết và phát triển của trứng thụ tinh cũng như cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc duy trì thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.
HCG được sản xuất nhiều ở phụ nữ sau khi thụ tinh, trong thai kỳ, mức độ HCG thường tăng dần theo thời gian, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bánh nhau là nơi để hcg được tiết ra, có vai trò trao đổi chất giữa cơ thể của mẹ và thai nhi, thông qua dây rốn bào thai sẽ được nuôi dưỡng và phát triển. Ngoài ra bánh nhau cũng điều hòa các hormone nội tiết trong suốt quá trình mang thai của thai phụ.
Trong ngữ cảnh lâm sàng, mức độ HCG được sử dụng như một chỉ số quan trọng để xác định việc có thai và để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Xét nghiệm HCG thường được thực hiện trong máu hoặc nước tiểu để đo lường mức độ này. Đối với phụ nữ mang thai, việc theo dõi mức độ HCG có thể cung cấp thông tin quan trọng về tuổi của thai nhi cũng như về tình trạng sức khỏe của thai phụ.
Ngoài ra, mặc dù mức độ HCG ở nam giới thường thấp hơn so với phụ nữ, nhưng nó vẫn có mặt và có vai trò trong việc duy trì sản xuất testosterone cần thiết cho sức khỏe sinh sản nam giới.
Nguồn gốc của nồng độ hCG?
Nồng độ hcg có ở cả nữ giới mang thai và không mang thai. Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ hcg được tạo ra từ bánh nhau trong suốt thai kỳ, nhiệm vụ của hcg trong giai đoạn này là duy trì hoàng thể trong những tuần đầu của thai kỳ.
Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ không mang thai sẽ không có mức độ HCG đáng kể trong cơ thể. Tuy nhiên, có một số tình huống đặc biệt mà mức độ HCG có thể tăng cao mà không phải do thai kỳ.
Một số nguyên nhân khác gây ra sự tăng HCG ở phụ nữ không mang thai bao gồm:
- Ung thư: Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng và ung thư dạ dày, ruột già, gan, phổi có thể sản xuất HCG. Việc đo lường mức độ HCG có thể được sử dụng như một phần của quá trình chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của ung thư.
- Tình trạng y khoa khác: Các vấn đề y tế như thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy), viêm nang buồng trứng (ovarian cysts), hoặc tình trạng tuyến giáp không ổn định cũng có thể dẫn đến sự tăng HCG ở phụ nữ không mang thai.
Xét nghiệm beta hcg có mục đích gì?
Với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, Thạc sĩ – bác sĩ Sản Phụ Khoa Tạ Thị Hồng Duyên, Trưởng khoa phụ sản bệnh viện phụ sản Hà Nội cơ sở 2, hiện đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết: mục đích chính của xét nghiệm beta hcg là phát hiện sớm nữ giới có mang thai hay không. Hình thức xét nghiệm này có thể dùng để chẩn đoán ngay cả khi nữ giới chưa bị chậm kinh.
Hiện tại, xét nghiệm hcg có 2 loại bao gồm xét nghiệm máu xác định mang thai và xét nghiệm nước tiểu. Đối với nữ giới có kết quả xét nghiệm hormone beta hcg cao hơn bình thường, điều đó có nghĩa chị em đã mang thai.
Nếu như kết quả xét nghiệm hCG < 5mIU/ml, bác sĩ chưa thể kết luận nữ giới đã mang hay chưa. Với trường hợp này, thai phụ cần phải theo dõi một thời gian nữa.
Xét nghiệm beta hcg ngoài việc xác định nữ giới đã mang thai hay chưa còn giúp bác sĩ cũng như thai phụ:
- Xác định tuổi của thai nhi
- Phát hiện sớm thai đã vào tử cung hay thai phụ chửa ngoài tử cung
- Kết hợp với siêu âm để phát hiện thai lưu
- Tầm soát hội chứng Down ở thai nhi
- Phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến tế bào mới ở nhau thai hoặc ở tử cung và buồng trứng.
Chỉ số beta hcg có chính xác không?
Thạc sĩ, bác sĩ Duyên nhấn mạnh, xét nghiệm hcg sẽ cho hiệu quả chính xác lên đến 97 % khi thai phụ làm xét nghiệm đúng thời điểm, đúng quy trình, đặc biệt phải được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng, có bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chỉ số beta hcg khi làm xét nghiệm kết quả thường không chính, nguyên nhân là do:
- Làm xét nghiệm quá sớm khi lượng beta hcg có trong nước tiểu vẫn ít khiến cho kết quả hcg là âm tính giả.
- Mẫu làm xét nghiệm không đảm bảo.
- Trước khi làm xét nghiệm, chị em đã sử dụng một số loại thực phẩm công nghiệp có ảnh hưởng đến nồng độ hcg trong cơ thể.
Trường hợp bạn có dấu hiệu mang thai nhưng khi làm xét nghiệm hcg lại cho kết quả ngược lại, các bạn không cần phải quá lo lắng mà nên tiến hành làm lại xét nghiệm dưới sự hưỡng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Khi tiến hành làm lại xét nghiệm các bạn cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thực hiện siêu âm hoặc xét nghiệm máu tại cơ sở y tế phòng khám thai chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm hcg nên tiến hành khi nào?
Xét nghiệm beta HCG có ưu điểm là có thể thực hiện rất sớm, sau khi quan hệ từ 7 đến 10 ngày các bạn có thể thực hiện xét nghiệm này. Trường hợp mang thai, nồng độ beta HCG sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Do đó bạn có thể biết được kết quả nhanh chóng mà không cần chờ đến khi chậm kinh. Dù vậy thì sau khi bị chậm kinh, bạn vẫn nên xét nghiệm lại để chắc chắn hơn.
Trong suốt thai kỳ, bạn vẫn có thể tiến hành làm xét nghiệm beta HCG. Kết quả này giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường trong thai kỳ được xử lý kịp thời.
Hiện nay có hai loại phương tiện xét nghiệm beta HCG:
Xét nghiệm định lượng Free beta hCG (F.B hCG)
Xét nghiệm này được sử dụng để sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi. Đó là các nhiễm sắc thể 13, 18, 21. Thời gian thực hiện xét nghiệm này là tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kết hợp các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm Double test, gồm F.BhCG và PAPP-A
Xét nghiệm định lượng beta hCG (B hCG)
Mục đích của hình thức xét nghiệm định lượng beta hcg chính là:
+ Chẩn đoán theo dõi thai
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm beta hcg để chẩn đoán khả năng có thai hay không. Trong suốt thai kỳ, bác sĩ tiếp tục thực hiện beta hcg để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Lượng hormone beta HCG sẽ đạt đỉnh khoảng tuần thứ 11 và 12 của thai kỳ, sau đó sẽ giảm dần. Những bất thường trong quá trình phát triển của thai như thai chậm phát triển, chết lưu hoặc sảy thai cũng làm thay đổi nồng độ beta HCG. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá và tiện lợi sự phát triển của thai nhi.
Xét nghiệm beta hcg sàng lọc nguy cơ nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi (NST 13, 18, 21). Xét nghiệm này được thực hiện trong giai đoạn từ tuần 16 đến 18 của thai kỳ.
+ Chẩn đoán, theo dõi quá trình điều trị ung thư tế bào mầm
[Xét nghiệm định lượng beta hcg cũng dùng để chẩn đoán ung thư tế bào mầm. Xét nghiệm này sẽ phải cùng với xét nghiệm AFP và xét nghiệm đo hoạt độ LDH. Nồng độ AFP và beta hcg cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tế bào mầm. Trong khi điều trị căn bệnh này, nồng độ AFP và HCG cũng giúp theo dõi quá trình điều trị.
Điều trị hiệu quả thì nồng độ hormone này sẽ giảm xuống và ở mức bình thường. Nếu nồng độ của chúng tiếp tục tăng hoặc không giảm thì việc điều trị không có hiệu quả. Trong trường 2 chỉ số trên đã giảm nhưng sau đó lại tăng, thì có nghĩa là ung thư đã tái phát hoặc xuất hiện tế bào ung thư mới.]
Xét nghiệm beta hcg vào thời điểm nào trong ngày?
Xét nghiệm beta hcg không quá khó, độ chính xác lại cao, tuy nhiên có nhiều chị em do làm xét nghiệm sai thời điểm khiến kết quả xét nghiệm không chính xác. Vậy xét nghiệm beta hcg vào thời điểm nào trong ngày là chính xác nhất.
Thời điểm “vàng” để chị em làm xét nghiệm hcg chính là vào sáng sớm ngay khi vừa ngủ dậy. Khi làm xét nghiệm hcg chị em tuyệt đối không ăn sáng (xét nghiệm máu), đối với xét nghiệm nước tiểu chị em không nên uống nước, bởi khi uống nước sẽ khiến nước tiểu bị loãng, ảnh hưởng đến nồng độ hcg có trong nước tiểu.
Hormone HCG được nhau thai sản xuất với lượng khác nhau theo từng tuổi thai. Vì thế tuổi thai khác nhau chỉ số HCG cũng khác nhau, chỉ số này phản ánh sự phát triển của nhau thai nên đôi khi không chính xác hoàn toàn.
Cách đọc kết quả xét nghiệm beta hcg
Sau khi làm xét nghiệm, căn cứ vào kết quả, các chuyên gia đã kết luận và đưa ra cách độc xét nghiệm beta hcg như sau:
- Chỉ số hcg có trong máu được coi là bình thường – Phụ nữ không mang thai chỉ số hcg < 5 mIU/ml
- Phụ nữ mang thai sẽ dao động từ 50-117,000 mIU/ml, chỉ số sẽ thay đổi theo tuần tuổi của thai nhi, 3 tuần đến 40 tuần.
- Chỉ số hcg cao trên 117,000 mIU/ml – Nếu phụ nữ mang thai, chỉ số nồng độ hcg cao trên 117,000 mIU/ml mà không phù hợp với tuần tuổi, điều đó có nghĩa thai phụ mang đa thai hoặc thai nhi đang mắc hội chứng Down. Ngoài ra, chỉ số hcg cao như vậy còn là dấu hiệu cho thấy thai phụ đang mang thai trứng.
- Trường hợp nữ giới không mang thai, chỉ số hcg xét nghiệm cao hơn 5mIU/ml, điều đó có nghĩa chị em đang mang trong mình một khối u, khối u này có thể xuất hiện tại dạ dày, gan hoặc tế bào trứng có khối u.
- Chỉ số hcg thấp: Chỉ số hcg của phụ nữ mang thai nếu dưới 50mIU/ml, điều đó có nghĩa thai phụ đang mang thai ngoài tử cung, thai đã bị chết lưu, thậm chí thai phụ đã bị sẩy thai.
Xét nghiệm beta hcg bao nhiêu là có thai?
Các chuyên gia cho biết trứng sau khi đã được thụ tinh sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung để làm tổ, sau 8 -9 ngày hormone hcg sẽ được tiết ra bởi nhau thai.
Thường phụ nữ mang thai khi xét nghiệm nồng độ beta hcg sẽ đạt > 5 IU/l. Như vậy, chỉ số xét nghiệm beta hcg chứng tỏ bản thân nữ giới đã mang thai là trên 5 IU/l. Tùy theo sự phát triển của thai nhi, nồng độ hcg sẽ có sự thay đổi, cụ thể:
- Thai 1 tuần tuổi, chỉ số hcg sẽ từ 5 – 50 IU/l.
- Thai 2 tuần tuổi hcg sẽ là 50 – 500 IU/l.
- Thai 3 tuần tuổi, hcg từ 100 – 10.000 IU/l).
- Thai 4 tuần tuổi, hcg từ 1.080 – 30.000 IU/l.
- Thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 sẽ dao động từ 3.500 – 115.000 IU/l.
- Thai tuần thứ 2 hcg sẽ dao động từ 12.000 – 270.000 IU/l.
- Thai tuần thứ 13 đến tuần thứ 16, nồng độ hcg sẽ là khoảng 200.000 IU/l.
Xét nghiệm beta hcg bao lâu có kết quả?
Xét nghiệm beta hcg bao lâu có kết quả là thắc mắc của rất nhiều chị em khi tiến hành hình thức xét nghiệm này, nhất là những chị em đang mong ngóng có em bé. Theo bác sĩ Duyên, thường sau khi làm xét nghiệm từ 1 đến 2 giờ là có kết quả ngay. Để kết quả chính xác, thời gian trả kết quả nhanh, chị em nên tiến hành làm xét nghiệm tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng, có hệ thống máy móc trang thiết bị y tế hiện đại.
Một số câu hỏi thường gặp về HCG
Xét nghiệm hcg dương tính nhưng thử que 1 vạch
- Xét nghiệm hcg dương tính nhưng thử que 1 vạch là hiện tượng rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Nguyên nhân có thể là do:
- Que thử thai kém chất lượng, đã hết hạn sử dụng
- Uống quá nhiều nước trước khi sử dụng que thử khiến nước tiểu bị loãng, ảnh hưởng đến độ hcg có trong nước tiểu.
- Chị em sử dụng que thử quá sớm
- Nữ giới thử que không đúng quy trình
- Mắc bệnh phụ khoa nào đó
Vì thế, để kết quả que thử thai chính xác, phù hợp chỉ số xét nghiệm hcg các bạn cần phải sử dụng que thử uy tín chất lượng, còn hạn sử dụng, trước khi thử que thử không nên uống nhiều nước, cần sử dụng que thử theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong trường hợp do bệnh lý gây ra, chị em cần thăm khám bác sĩ ngay.
Hcg giảm có tăng lại được không?
Chỉ số hcg vốn đã tồn tại sẵn trong cơ thể của cả nam và nữ giới, khi nam và nữ giới khỏe mạnh không mắc bệnh, chỉ số hcg sẽ không vượt quá 5 IU/l. Nó chỉ vượt khi phụ nữ mang thai, chỉ số hcg đạt đỉnh điểm nhất là ở tuần thứ 11 đến 13 của thai kỳ.nồng độ hcg sẽ duy trì ở mức độ ổn định trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, nồng độ hcg sẽ bị giảm trong trường hợp thai phụ mang thai ngoài tử cung, thai phụ đã bị sảy hoặc thai đã chết lưu. Nếu nồng độ hcg đang tăng tự nhiên giảm thai phụ không chủ quan cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Chỉ khi nguyên nhân gây ra chỉ số giảm được xử lý kịp thời dứt điểm để chuẩn bị cho một thai kỳ mới thì chỉ số hcg mới tăng.
Gần đến ngày kinh hcg có tăng không?
Chỉ số hcg chỉ tăng khi nữ giới mang thai hoặc có khối u trong cơ thể. Vì thế gần đến ngày kinh hcg sẽ không tăng.
Xét nghiệm beta hcg giá bao nhiêu?
Thông thường chi phí xét nghiệm HCG dao động từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, tuy nhiên đây chỉ là một mức giá tham khảo. Chi phí xét nghiệm beta hcg của mỗi người sẽ không giống nhau. Bởi mỗi cơ sở y tế sẽ có mức phí khác biệt, bên cạnh đó phí xét nghiệm hcg hết bao nhiêu còn phụ thuộc vào hệ thống máy móc trang thiết bị y tế cũng như trình độ bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm.
Xét nghiệm beta hcg ở đâu?
Hiện nay, các cơ sở y tế về sản phụ khoa xuất hiện rất nhiều, hầu như cơ sở y tế nào cũng thực hiện xét nghiệm beta. Tuy nhiên để kết quả beta hcg chính xác, bạn không tốn nhiều chi phí, thời gian trả kết quả nhanh. Các bạn nên đến các bệnh viện công lập hoặc các phòng khám tư nhân uy tín chất lượng đã được cấp phép để thực hiện.
Tại Hà Nội, các bạn có thể tiến hành làm xét nghiệm beta hcg tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện phụ sản Trung Ương hoặc đến phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội tại số 152 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội để thực hiện.
Trên đây, chúng tôi để chia sẻ để lại những thông tin về xét nghiệm beta HCG. Đây là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán việc có mang thai hay không cũng như các vấn đề sức khỏe trong suốt thai kỳ. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến sức khỏe sinh sản, hãy click khung chat phía dưới để được tư vấn và giải đáp.