Giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ
Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng đầy đủ năm quyền lợi, trong đó có chế độ thai sản. Với lao động nữ đang mang thai, khám thai định kỳ là việc làm cần thiết giúp thai phụ nắm bắt tình hình sức khỏe của mình cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để hưởng các chế độ thai sản khi khám thai, chị em cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc liên quan đến giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).Mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục:
Hồ sơ cần chuẩn bị để hưởng chế độ khi khám thai
Để nhận được quyền lợi kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ, thai phụ cần chuẩn bị đủ hồ sơ hưởng chế độ khi khám thai. Theo Điều 4, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN được ban hành kèm theo quyết định 166/QĐ-BHXH, lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo phá thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập. Đây là danh sách người lao động nhận được ở doanh nghiệp khi xin nghỉ để khám thai. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy tờ, danh sách để người lao động được hưởng chế độ thai sản. Các loại giấy tờ đó là:
-
Trường hợp điều trị nội trú
Kết thúc quá trình điều trị nội trú, người lao động sẽ nhận được Giấy ra viện do cơ sở y tế cấp. Lúc này, người lao động cần nộp lại bản sao giấy ra viện. Nếu bệnh nhân chuyển tuyến khám,chữa bệnh trong quá trình điều trị thì cần nộp thêm bản sao giấy chuyển tuyến.
-
Trường hợp điều trị ngoại trú
Người lao động cần nộp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Người lao động lưu ý, khám thai định kỳ là một trường hợp điều trị ngoại trú. Do đó, lao động nữ mang thai nên chuẩn bị mẫu giấy khám thai hưởng BHXH để được nhận đúng chế độ thai sản.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản người lao động cần cung cấp là:
- Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập
- Các giấy tờ chứng nhận trong hoạt động điều trị nội trú hoặc ngoại trú do cơ sở y tế cấp.
Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc để khám thai có tên là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. Giấy này do bác sĩ trong các cơ sở y tế cấp cho người lao động nhằm khám nhận việc khám, chữa bệnh của chị em, từ đó giúp người lao động nhận được các chế độ thai sản trong quyền lợi.
Hiện nay trên thị trường có nhiều cá nhân, tổ chức rao bán giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, các các cơ quan BHXH chỉ chấp nhận chi trả chế độ đối với giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo đúng mẫu được quy định trong phụ lục 7 thông tư 56/2017/TT-BYT. Do đó, các mẫu giấy không hợp lệ, không sử dụng đúng mẫu dưới đây sẽ không được BHXH chi trả.
Mỗi giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội được nghỉ mấy ngày?
Lao động nữ mang thai được hưởng chế độ khám thai theo quy định tại điều 32 của Luật bảo hiểm: “Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.”
Bên cạnh đó, tại khoản 2 điều 20 thông tư 56/2017/TT-BYT nêu rõ, mỗi lần đi khám thai, lao động nữ chỉ được cấp duy nhất 01 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Theo quy định trên, trong quá trình mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày với trường hợp nữ giới có sức khỏe bình thường. Nếu thai không ổn, thai phụ có bệnh lý hoặc ở xa cơ sở khám, chữa bệnh thì người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày/01 lần khám.
Lưu ý: Người lao động nữ cần cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh cho việc khám thai để được hưởng đầy đủ chế độ thai sản theo quy định.
Người lao động được cấp bao nhiêu giấy khám thai hưởng bảo hiểm y tế?
Theo điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT cho biết:“Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.”
Ngoài ra, theo điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần. Vì thế, trong suốt thai kỳ, thai phụ được cấp tối đa 05 giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội.
Mất giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội, xin cấp lại được không?
Một số chị em sau khi khám thai xong không cẩn thận làm mấy giấy khám thai lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ của mình. Vậy sau khi làm mất giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội thì có được cấp lại không?
Theo quy định tại khoản 5 điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cơ sở y tế khám, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (còn gọi là giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội) trong trường hợp:
- Người lao động làm mất hoặc làm hỏng giấy chứng nhận
- Người ký giấy khám thai không đúng thẩm quyền
- Giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội bị sai sót thông tin
- Việc đóng dấu trên giấy khám thai không được chấp nhận.
Nữ giới không nên quá lo lắng khi làm mất giấy khám thai. Chị em có thể đến cơ sở y tế đã cấp giấy chứng nhận để xin lại. Với trường hợp xin cấp lại giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội, trên giấy chứng nhận sẽ đóng dấu “Cấp lại”.
Giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội bị sai thông tin phải làm sao?
Khi làm giấy tờ, vì một số nguyên nhân khách quan dẫn đến việc thông tin trên giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội bị sai.Vậy phải làm sao?
Khoản 5 điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định trường hợp giấy khám thai hưởng BHXH sai thông tin sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh xử lý theo một trong hai cách sau:
- Cấp lại giấy khám thai hưởng BHXH
- Bổ sung hoặc sửa đổi nội dung trên giấy khám thai hưởng BHXH.
Do đó, nếu chị em thấy thông tin trên giấy khám thai hưởng BHXH bị thiếu hoặc sai thông tin, cần đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh cho mình để yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin hoặc yêu cầu cấp lại.
Xin giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội ở đâu?
Người lao động nữ khi mang thai, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ thường thắc mắc đến cơ quan nào để xin giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội. Theo khoản 1 điều 20 thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về việc cấp giấy khám thai như sau:
- Giấy khám thai hưởng BHXH phải do cơ sở y tế khám, chữa bệnh được cấp phép hoạt động cấp và được người hành nghề làm tại cơ sở khám thai ký vào giấy chứng nhận.
- Việc cấp giấy khám thai phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được phê duyệt của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Giấy chứng nhận phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Người lao động nữ đang mang thai cần đến khám thai và xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, được Sở Y tế cấp phép hoạt động và có thẩm quyền cấp loại giấy này.
Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội. Để được hưởng đầy đủ chế độ thai sản theo quy định, người lao động nữ cần nắm rõ những quy định đối với giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.