Xét nghiệm máu để biết có thai được không – Hướng dẫn xem kết quả chi tiết
Ngoài siêu âm đầu dò và sử dụng que thử thai, xét nghiệm máu là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán nữ giới có mang thai hay không. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe thai phụ. Vậy xét nghiệm máu để biết có thai chính xác không? Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy hay thử que 2 vạch nhưng xét nghiệm máu không có thai là sao?
Bài chia sẻ của của Bác sĩ CKI Sản Phụ Khoa Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ CKI Sản Phụ Khoa với 30 năm kinh nghiệm sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc trên.
Mục lục:
Xét nghiệm máu để chẩn đoán mang thai có chính xác không?
Xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm nhằm đo nồng độ Beta hCG trong nước tiểu hoặc máu của nữ giới. HCG(Human Chorionic Gonadotropin) là hormone có vai trò kích hoạt quá trình phát triển của các tế bào mầm ở thai nhi. Đồng thời kích thích sản sinh hormone sinh dục quyết định giới tính thai nhi.
Hormone hCG chỉ xuất hiện ở nữ giới trong thời kỳ mang thai. Sự xuất hiện của hormone này cho thấy chị em đã mang thai. Do đó, xét nghiệm máu là phương pháp có khả năng phát hiện sớm, nhanh và chính xác nhất khả năng mang thai ở nữ giới. Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, dựa vào kết quả đo nồng độ hCG trong máu, các bác sĩ có thể phát hiện phụ nữ đang mang thai ngay cả khi thai phụ chưa xuất hiện dấu hiệu trễ kinh, tức là sau 10 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh.Bên cạnh tác dụng chẩn đoán mang thai, nồng độ hCG trong máu còn giúp bác sĩ phát hiện sự tăng sinh bất thường tại tử cung và buồng trứng trong trường hợp không có thai.
Quy trình xét nghiệm máu để biết có thai được thực hiện như thế nào?
Thời điểm thích hợp tiến hành xét nghiệm là sau khi quan hệ tình dục không an toàn từ 10-14 ngày. Bởi sau khi trứng được thụ tinh thành công, hợp tử cần thời gian để phát triển thành bào thai và di chuyển vào tử cung để làm tổ. Thời điểm này, nồng độ beta hCG trong máu tăng gấp 2 lần. Khi thai được 2,5 tháng tuổi, nồng độ hCG đạt tối đa và ổn định đến lúc sinh. Ngoài ra khi có các dấu hiệu mang thai sớm nữ giới cũng có thể đi xét nghiệm máu để biết được chắc chắn mình có thai hay không.
Do đó, bác sĩ có thể chẩn đoán nữ giới có thai qua kết quả xét nghiệm máu. Quy trình xét nghiệm máu để biết có thai hay không thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định và sát khuẩn vị trí lấy máu
Nữ giới được yêu cầu ngồi hoặc nằm ngửa trên giường. Tiếp đến, y tá sẽ xác định vị trí lấy máu, sau đó dùng cồn 70 độ để sát khuẩn vị trí đó.
Bước 2: Tiến hành lấy máu.
Y tá dùng kim tiêm đâm vào tĩnh mạch và lấy đủ lượng máu cần thiết để xét nghiệm.
Bước 3: Sát khuẩn lại vị trí lấy máu.
Sau khi đã lấy đủ lượng máu, y tá rút kim tiêm, dùng bông và cồn 70 độ sát khuẩn lại vị trí vừa tiến hành lấy máu.
Bước 4: Lưu trữ mẫu bệnh phẩm
Mẫu máu được lưu trữ bằng ống nghiệm chuyên dụng, sau đó được chuyển đến phòng xét nghiệm để các nhân viên y tế tiến hành phân tích, đo lường, đánh giá các chỉ số trong máu.
Thông thường, sau khoảng 1-2 giờ có kết quả xét nghiệm, chị em sẽ biết bản thân mình có thai hay không.
Hướng dẫn cách đọc giấy kết quả xét nghiệm máu để biết có thai
Thông thường, giấy kết quả xét nghiệm máu để xác định có thai hay không sẽ có sau khoảng 1-2 giờ. Dựa trên chỉ số nồng độ Beta-hCG trong máu, chị em sẽ biết bản thân mình có thai hay không.
- Nồng độ Beta hCG < 5mlU/ml: Chưa đủ để kết luận việc mang thai. Chị em nên làm lại xét nghiệm sau vài ngày theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Nồng độ Beta hCG > 25mlU/ml: kết quả cho thấy nữ giới đã mang thai.
- Nồng độ Beta hCG từ 5 – 25mlU/ml: cần thực hiện lại xét nghiệm sau 2 ngày để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.
Lợi ích khi xét nghiệm máu chẩn đoán mang thai ?
Xét nghiệm máu để chẩn đoán khả năng mang thai được bác sĩ chuyên khoa đánh giá là phương pháp hiệu quả, quy trình thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, không mất nhiều thời gian chờ đợi. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện xét nghiệm không tốn kém, đặc biệt kết quả chẩn đoán chính xác gần như tuyệt đối nên chị em hoàn toàn an tâm. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn mang đến một số ưu điểm vượt trội như;
- Giúp phát hiện sớm chủng virus Rubella – thủ phạm gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Giúp nữ giới biết chính xác bản thân thuộc nhóm máu nào.
- Giúp kiểm tra hàm lượng hemoglobin trong máu, giúp chẩn đoán chị em có đang thiếu máu, thiếu sắt hay không. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung dưỡng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Xét nghiệm giúp phát hiện sớm bệnh viêm gan B, bệnh giang mai, bệnh lậu…
- Nồng độ hormone hCG trong máu giúp xác định tuổi thai cũng như theo dõi tình trạng phát triển của bào thai trong toàn bộ thai kỳ.
- Nếu nồng độ Beta-hCG thấp, không tương ứng với tuổi thai thì có khả năng thai chậm phát triển, chết lưu hoặc thai phụ mang thai ngoài tử cung.
- Nếu nồng độ Beta-hCG cao bất thường thì có thể do tính tuổi thai non tháng, đa thai, mang thai trứng hoặc một số bệnh lý tế bào nuôi…
Một số câu thắc mắc thường gặp khi đi xét nghiệm máu để biết có thai hay không
Nhiều chị em phụ nữ mang thai lần đầu rất băn khoăn và thiếu kinh nghiệm trong việc đi xét nghiệm máu để biết chính xác là có thai hay không, do đó không tránh được có rất nhiều thắc mắc và lo lắng. Trong những bức thư và tin nhắn gửi đến phòng khám có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp do đó chúng tôi đã mời bác sĩ Duyên sẽ trực tiếp giải đáp từng câu hỏi của nữ giới khi muốn đi xét nghiệm máu phát hiện mang thai như sau:
Có cần nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm máu không?
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu không là thắc mắc của nhiều chị em. Theo bác sĩ Duyên, tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu mà người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn hoặc không. Với xét nghiệm máu để chẩn đoán khả năng mang thai thì chị em không cần nhịn ăn trước khi tiến hành xét nghiệm.
Tuy nhiên, chị em không nên sử dụng các đồ uống có vị ngọt như nước ép trái cây, sữa, đồ uống có cồn, nước trà hay chất kích thích trước khi xét nghiệm 12 tiếng.
Vì sao xét nghiệm nồng độ Beta – hCG âm tính nhưng vẫn có thai?
Mặc dù xét nghiệm máu là phương pháp có độ chính xác cao nhất nhưng không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác tuyệt đối. Một số trường hợp xảy ra tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả, xét nghiệm nồng độ Beta-hCG âm tính nhưng vẫn có thai. Bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra một số nguyên nhân sau:
-
Tiến hành xét nghiệm máu quá sớm
Thời gian làm xét nghiệm máu thích hợp nhất là sau khi quan hệ tình dục không an toàn từ 10-14 ngày. Nếu chị em thực hiện xét nghiệm quá sớm so với thời gian trên chị em nhận kết quả âm tính mặc dù bào thai đang lớn dần trong cơ thể.
-
Thai phụ đang sử dụng thuốc
Một số thành phần trong thuốc lợi tiểu, thuốc an thần… mà nữ giới đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone. Điều này dẫn tới kết quả xét nghiệm nồng độ Beta – hCG âm tính nhưng chị em vẫn có thai.
-
Sức khỏe nữ giới yếu, nội mạc tử cung mỏng
Sức khỏe kém, cơ thể thiếu dinh dưỡng khiến quá trình sản xuất hormone hCG trong cơ thể diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, nội mạc tử cung mỏng, yếu khiến phôi thai khó bám chắc vào thành tử cung của mẹ, dẫn đến xét nghiệm nồng độ Beta – hCG âm tính nhưng vẫn có thai.
-
Máy móc, thiết bị y tế xét nghiệm
Chất lượng máy móc, thiết bị y tế xét nghiệm máu là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu thiết bị xét nghiệm lạc hậu, kém chất lượng có thể khiến kết quả xét nghiệm sai lệch. Do đó bác sĩ Duyên tin rằng việc lựa chọn xét nghiệm máu tại địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín là cách tốt nhất để phát hiện nữ giới đang mang thai hay không.
Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy?
Xét nghiệm máu để biết có thai dựa trên sự xuất hiện của hormone hCG có độ chính xác cao. Tuy nhiên chị em đi siêu âm lại không thấy thai. Theo bác sĩ CKI Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên, xét nghiệm máu có thai nhưng khi siêu âm không thấy là một trong những trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân là do:
-
Do bào thai quá nhỏ
Xét nghiệm máu khi thai được 3 tuần tuổi đã cho kết quả chính xác. Nhưng nếu chị em đi siêu âm vào thời điểm này thì chưa thể nhìn thấy bào thai trong cơ thể mẹ do kích thước bào thai lúc này quá nhỏ.
Bác sĩ Duyên cho biết: Chị em xét nghiệm máu có thai mà siêu âm không thấy không nên quá lo lắng. Thai phụ nên tái khám sau 2-3 tuần tiếp theo bởi siêu âm có thể nhìn thấy bào thai vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ (tính từ ngày thụ thai thành công), tương ứng với nồng độ Beta hCG trong máu đạt 1100.
Tuy nhiên, nếu siêu âm ở tuần thứ 5 của thai kỳ mà vẫn không thấy bào thai dù nồng độ hCG đã vượt mức 1100 thì khả năng thai có dấu hiệu bất thường hoặc gặp sai sót khi tính tuổi thai. Lúc này, thai phụ nên chăm sóc sức khỏe và chờ kết quả siêu âm ở lần khám tiếp theo.
-
Do mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân khiến chị em dù xét nghiệm máu thấy thai nhưng siêu âm lại không nhìn thấy thai nhi. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi được thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung mà phát triển ở một vị trí khác như ống dẫn trứng. Nếu không phát hiện và xử lý sớm, thai phát triển lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
Một số dấu hiệu mang thai ngoài tử cung chị em cần lưu ý là: đau bụng dưới, đau vùng chậu, cơn đau thường âm ỉ, thỉnh thoảng đau nhói, âm đạo tiết dịch nhầy màu đen, có mùi hôi…Thai phụ xét nghiệm thấy có thai nhưng siêu âm không thấy kèm theo các triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tiến hành đình chỉ thai sớm.
-
Do đã sảy thai
Thai phụ xét nghiệm máu thấy có thai nhưng sau đó có các dấu hiệu như âm đạo ra máu, vùng bụng cứng lại, đau bụng… thì có thể chị em đã bị sảy thai. Vì thế, khi tiến hành siêu âm sẽ không nhìn thấy hình ảnh của bào thai.
Thử que 2 vạch, xét nghiệm máu không có thai do đâu?
Que thử thai 2 vạch nhưng xét nghiệm máu không có thai khiến nhiều chị em băn khoăn, lo lắng không biết vì sao. Giải đáp thắc mắc của chị em, bác sĩ Duyên cho biết: Để hiểu rõ nguyên nhân vì sao kết quả que thử 2 vạch nhưng khi xét nghiệm máu không có thai, chị em cần biết về nguyên lý hoạt động của que thử thai.
Que thử thai là dụng cụ giúp xác định nữ giới mang thai hay không dựa vào phản ứng với nồng độ hormone hCG trong nước tiểu. Nếu hormone hCG xuất hiện khiến que thử hiện 2 vạch thì chị em có khả năng mang thai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp que thử thai lên 2 vạch nhưng khi xét nghiệm máu không thấy có thai do một số nguyên nhân sau:.
-
Dùng que thử không đúng cách
Chị em dùng que thử không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, dùng que chất lượng kém, hết hạn sử dụng có thể khiến kết quả thử thai sai lệch, khiến que thử thai hai vạch nhưng khi xét nghiệm máu thấy không có thai.
-
Do đang tiêm hCG
Nữ giới sử dụng thuốc điều trị hiếm muộn hoặc tiêm hormone hCG… khiến nồng độ hormone hCG trong nước tiểu tăng cao. Điều này dẫn đến kết quả dương tính giả, que thử thai 2 vạch nhưng khi xét nghiệm máu không thấy thai.
-
Mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh không di chuyển vào tử cung mà phát triển ở ngoài, thường gặp nhất là ở vòi trứng. Khi nữ giới mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG trong nước tiểu tăng lên, khiến que thử hiện 2 vạch nhưng khi xét nghiệm thấy nồng độ Beta-hCG thấp, không tương ứng với tuổi thai.
Thai ngoài tử cung cần được xử lý sớm bởi khi thai phát triển sẽ dễ vỡ, gây chảy máu ồ ạt, đe dọa đến tính mạng thai phụ.
-
Do bị sảy thai
Trường hợp nữ giới thử que thấy lên 2 vạch và trước đó đã có thai. Nhưng sau đó gặp tình trạng đau bụng dưới, ra máu cục thì khả năng cao thai bị sảy, do đó khi xét nghiệm máu không thấy có thai. Tuy nhiên, để phòng ngừa trường hợp mang thai ngoài tử cung hay các dấu hiệu bất thường khác, chị em nên đi thăm khám lại sau 1-2 tuần.
-
Do sức khỏe nữ giới có vấn đề
Một số vấn đề bất thường như rối loạn hormone, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tuyến yên, ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng, bệnh thận, nhiễm trùng tiết niệu… có thể ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Một số kháng thể liên kết với các phân tử trong bộ dụng cụ thử thai có thể dẫn đến kết quả dương tính, que thử lên 2 vạch trong khi người phụ nữ không hề mang thai.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện thai sớm, dự đoán các trường hợp thai phát triển bất thường cũng như đánh giá tình hình sức khỏe của thai phụ. Với những thông tin mà Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên đã chia sẻ, hi vọng chị em đã nắm được những thông tin cần thiết về vấn đề xét nghiệm máu để biết có thai hay không. Nếu chị em còn thắc mắc nào liên quan đến vấn này, hãy liên hệ với các chuyên gia Sản phụ khoa hàng đầu qua số điện thoại hotline 0969 668 152 để được tư vấn, giải đáp miễn phí.