Viêm vùng chậu khi mang thai – Những lưu ý mẹ bầu cần nằm rõ
Tham vấn y khoa: Tạ Thị Hồng Duyên
Viêm vùng chậu khi mang thai là bệnh lý phụ khoa, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nếu không kịp thời chữa trị. Do đó, việc tìm hiểu, phát hiện sớm, điều trị kịp thời là rất cần thiết và quan trọng. Ở bài viết dưới đây, được sự tham vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên, chúng tôi sẽ chia sẻ đến với các bạn các thông tin về viêm vùng chậu khi mang thai.
Mục lục:
Nguyên nhân khiến nữ giới bị viêm vùng chậu khi mang thai
Viêm vùng chậu (PID) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan sinh sản nữ giới, bao gồm buồng trứng, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Viêm vùng chậu có thể xảy ra ở một bộ phận hoặc toàn bộ cơ quan ở vùng chậu.
Căn nguyên của viêm vùng chậu là do các vi khuẩn có hại gây nên. Chúng di chuyển từ âm đạo và cổ tử cung vào trong niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng. Những yếu tố góp phần giúp các tác nhân này có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây bệnh gồm có:
- Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, dễ mắc bệnh
- Dưới sự tác động của nội tiết tố, khi mang thai, khí hư tiết ra nhiều hơn khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn. Nếu người phụ nữ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho hại khuẩn gây viêm nhiễm
- Quan hệ tình dục không an toàn cũng là yếu tố khiến nữ giới bị viêm vùng chậu khi mang thai
Triệu chứng viêm vùng chậu khi mang thai
Triệu chứng viêm vùng chậu thường gặp là xuất hiện những cơn đau. Người bệnh có thể bị đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục. Những cơn đau này có thể từ nhẹ đến nặng, từ đột ngột cho đến lâu dài. Ngoài ra, người bệnh còn có một triệu chứng đi kèm khác như sốt, ớn lạnh, nôn và buồn nôn, dịch tiết âm đạo bất thường, xuất huyết âm đạo.
Tình trạng xuất huyết âm đạo khiến mẹ bầu cảm thấy sợ hãi vì tình trạng này dễ dẫn đến sảy thai hoặc thai sinh non. Ngoài ra, các triệu chứng viêm vùng chậu khác dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với biểu hiện phổ biến trong những tháng đầu của thai kỳ. Vì thế, khi mang thai, nếu nhận thấy tình trạng bất thường nào, người phụ nữ cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán về tình trạng.
Viêm vùng chậu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm vùng chậu không thể lây nhiễm trực tiếp sang cho thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai. Thế nhưng, các triệu chứng viêm vùng chậu khiến mẹ bầu rất dễ mệt mỏi, suy nhược cả thể chất và tinh thần. Dẫn tới thai nhi phát triển không đều, thiếu chất, suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
Thâm chí, viêm vùng chậu khi mang thai còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Bởi dưới sự kích thích của tình trạng viêm nhiễm ở vùng chậu sẽ khiến khoang chậu và tử cung bị tổn thương, dễ bị xung huyết, kích thích co bóp gây sinh non. Một số trường hợp nặng có thể gây nhiễm độc thai nhi, nhiễm trùng màng ối, lưu thai…
Với trường hợp viêm vùng chậu khi mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ, việc sinh thường có thể khiến em bé bị nhiễm khuẩn từ ổ viêm khi thai đi qua cổ tử cung và âm đạo người mẹ. Hậu quả, em bé có thể bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh nguy hiểm như viêm kết mạc, viêm phế quản, viêm phổi,…
Ngoài ra, các chuyên gia còn cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm khác mà nữ giới có thể phải đối mặt nếu bị viêm vùng chậu kéo dài trong thời kỳ mang thai:
- Tắc nghẽn hoặc kết dính ống dẫn trứng
- Hội chứng Fitz Hugh Curtis
- Viêm phúc mạc
- Áp xe ống dẫn trứng/buồng trứng
- Thai lạc chỗ
- Vô sinh.
- Viêm vùng chậu mãn tính
Như vậy, viêm vùng chậu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng khi có dấu hiệu của bệnh, người mẹ nên tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Điều trị viêm vùng chậu khi mang thai như thế nào?
Viêm vùng chậu khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên không thể triệt bỏ hết các sẹo cũng như bất kỳ tổn thương nào do nhiễm trùng gây ra. Nhiễm trùng càng để lâu, không được điều trị, thì càng tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng trầm trọng.
Kháng sinh là phương pháp hữu hiệu trong việc điều trị viêm vùng chậu, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Người bệnh có thể chỉ cần dùng một loại kháng sinh hoặc có thể phối hợp nhiều loại kháng sinh, tùy thuộc vào từng trạng bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Tuy nhiên, với thai phụ bị viêm vùng chậu, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng những loại thuốc an toàn nhất để vừa kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh đồng thời hạn chế tối đa ảnh hưởng tới thai nhi.
Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm vùng chậu ở giai đoạn nhẹ thì cần phải nhập viện để tiến hành theo dõi, điều trị.
Khuyến cáo: Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Uống đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian là cách giúp thai phụ có thể điều trị khỏi tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tự ý ngừng thuốc, thay đổi liều lượng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng nhờn thuốc, bệnh tái phát nhiều lần, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn.
Phòng ngừa viêm vùng chậu khi mang thai
Viêm vùng chậu khi đang mang thai có nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh việc phát hiện và điều trị sớm, mẹ bầu hoàn toàn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc viêm vùng chậu bằng cách:
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh thụt rửa sâu âm đạo, dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín có nồng độ PH cân bằng từ 3.5-4.0, không mùi để tránh kích ứng và tạo môi trường ẩm vừa phải cho vùng kín
- Sử dụng quần lót có kích thước vừa người, chất liệu mềm, thoáng, thấm hút tốt. Không dùng những loại quần làm từ nilon, khả năng thấm hút kém, quá chật để tránh tình trạng bí bách, ẩm ướt khiến vi khuẩn và nấm sinh sôi
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả
- Thai phụ có thể ăn thêm sữa chua không đường mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn, cân bằng độ pH âm đạo và hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tập luyện thể chất nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu vùng chậu, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
Viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa có thể gây ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và thai nhi nếu không được điều trị. Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng của bệnh, thai phụ nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã có thể nắm rõ được các thông tin về bệnh lý viêm vùng chậu khi mang thai. Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!
Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc về viêm vùng chậu khi mang thai, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0969 668 152 hoặc nhấp chọn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.