Tiểu rắt có phải mang thai hay không tiểu rắt mang thai làm sao hết
Hầu hết các mẹ bầu khi bước vào quá trình mang thai đều bị tiểu rắt, hay còn gọi là són tiểu thai kỳ. Dù là một tình trạng phổ biến tuy nhiên tiểu rắt cũng có thể báo hiệu về một số bệnh lý. Vậy tiểu rắt có phải mang thai hay không? Dấu hiệu tiểu rắt mang thai bắt đầu từ khi nào? Chuyên gia tại phòng khám sẽ tư vấn cho bạn hướng xử lý khi gặp tình trạng này trong bài viết sau.
Bài viết sau đây được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Tạ Hồng Duyên – BS.CKI Sản phụ khoa có 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ sinh sản nữ giới.
Mục lục:
Tiểu rắt có phải mang thai hay không?
Tiểu rắt là tình trạng nóng rát, đau buốt khi đi tiểu. Hơn nữa, khi đi tiểu người bệnh thường tiểu ít, nhỏ giọt và tần suất đi tiểu tăng lên nhiều hơn. Tiểu rắt có thể là một dấu hiệu báo rằng cơ thể đã có thai. Hầu hết nữ giới khi mang thai đều phải trải qua triệu chứng tiểu rắt, són tiểu gây nhiều phiền toái và khó chịu.
Nguyên nhân gây tiểu rắt khi mang thai là do những thay đổi sinh lý và cơ học trong cơ thể phụ nữ như:
- Thay đổi về nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều hormone hơn, đặc biệt là hormone hCG (human chorionic gonadotropin) và progesterone. Những hormone này có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng chậu và kích thích bàng quang, khiến nữ giới thường cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn.
- Tăng áp lực lên bàng quang: Bắt đầu từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, tử cung tăng về kích cỡ để đủ khả năng chứa và nuôi dưỡng thai nhi. Sự phát triển này gây áp lực lên bàng quang, giảm dung tích chứa nước tiểu của bàng quang khiến nữ giới cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên.
- Tăng lưu lượng máu: Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Đồng thời điều này làm tăng việc sản xuất nước tiểu nhiều hơn dẫn đến tiểu nhiều hơn khi mang thai – Thận phải hoạt động nhiều hơn: Để lọc máu loại bỏ chất thải từ cả mẹ và thai nhi nên thận đã phải tăng cường hoạt động nhiều hơn đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên cho biết: Tiểu rắt có thể là một trong số những dấu hiệu báo rằng nữ giới đã mang thai, tuy nhiên đây không phải là một dấu hiệu quá chính xác và duy nhất. Đồng thời nhiều người có thể nhầm lẫn tiểu rắt do mang thai với các bệnh lý đường tiết niệu. Việc nhận biết rõ triệu chứng tiểu rắt do mang thai sẽ giúp nữ giới có hướng xử lý tốt hơn.
Phát hiện tiểu rắt do mang thai như thế nào?
Bắt đầu từ tuần thứ 4-6 sau khi thụ thai thành công, nữ giới bắt đầu xuất hiện triệu chứng tiểu rắt. Khác với tiểu rắt do bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, tiểu rắt do mang thai sẽ không có hiện tượng đau hay bỏng rát, nóng khi đi tiểu.
Ngoài ra, thai phụ bắt bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như:
– Nước tiểu lẫn cả máu và mùi lạ;
– Trễ kinh;
– Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ;
– Không ngon miệng, chán ăn, thường xuyên buồn nôn;
– Đau nhức ở thắt lưng.
Khác với nguyên nhân bệnh lý, phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu sẽ rất ít và không có triệu chứng nặng như sốt cao, ớn lạnh,…
Phụ nữ mang thai có thường xuyên tiểu rắt không?
Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO – có đến 80% nữ giới gặp phải tình trạng tiểu rắt thai kỳ ở một mức độ nhất định. Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy cần đi tiểu mỗi 30 phút đến 1 giờ, đặc biệt là vào ban đêm, gây ra gián đoạn giấc ngủ. Mức độ thường xuyên của chứng tiểu rắt có thể thay đổi tùy theo từng người và từng giai đoạn của thai kỳ.
Ngoài mang thai, tiểu rắt còn có thể là triệu chứng bệnh gì?
Ngoài mang thai, tình trạng tiểu rắt ở nữ còn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm nhiễm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến khiến phụ nữ bị tiểu buốt, tiểu rắt. Khi bị viêm nhiễm đường tiểu, chị em còn gặp thêm các triệu chứng khác như đau vùng bụng dưới hoặc đau lưng. Cũng bởi cấu tạo đường niệu đạo của phụ nữ ngắn, vị trí gần hậu môn nên nếu không chú ý đến việc vệ sinh vùng kín thì mẹ bầu rất dễ mắc phải viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Bệnh lý về phụ khoa: Đi tiểu rắt cũng là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa, các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu… Những bệnh lý phụ khoa ngoài khiến nữ giới bị tiểu rắt còn khiến vùng kín có các triệu chứng như ngứa, đau khi quan hệ, có mùi bất thường…
- Các bệnh liên quan đến thận: Khi bị mắc các bệnh lý liên quan đến thận (thường là viêm thận, sỏi thận) thì người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu buốt, sốt cao, tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Bệnh xã hội: Tiểu rắt có thể là hệ lụy của bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Trong đó bệnh lậu được xem là phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu rắt. Ngoài ra, giang mai, mụn rộp sinh dục, HIV,… cũng có thể gây ra tình trạng tiểu rắt tiểu buốt.
Ảnh hưởng của tiểu rắt đến cuộc sống thai phụ
Tình trạng tiểu rắt ở thai phụ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe tổng thể của nữ giới. Dưới đây là phân tích chi tiết hơn về các tác động của tiểu rắt tới cuộc sống của thai phụ:
1. Khó chịu và đau đớn
- Triệu chứng: Tiểu rắt thường đi kèm với cảm giác đau buốt, rát khi đi tiểu, và có thể xuất hiện bất chợt ở cả những lúc không đi tiểu.
- Ảnh hưởng: Cảm giác khó chịu này diễn ra liên tục làm giảm sự thoải mái của thai phụ, khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
2. Mất ngủ
- Triệu chứng: Nhu cầu đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm, khiến thai phụ phải thức dậy nhiều lần.
- Ảnh hưởng: Thức dậy trong đêm nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi, khó chịu và giảm năng lượng vào ban ngày, tinh thần kém minh mẫn.
3. Sức khỏe tinh thần
- Triệu chứng: Gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng do tình trạng tiểu rắt kéo dài.
- Ảnh hưởng: Lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi có thể gây ra căng thẳng tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và tinh thần của thai phụ.
4. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Triệu chứng: Tiểu rắt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, biểu hiện qua việc đi tiểu đau, rắt, có thể kèm theo sốt và đau lưng.
- Ảnh hưởng: Nếu không được điều trị kịp thời, UTI có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
5. Giảm chất lượng cuộc sống
- Triệu chứng: Tiểu rắt trong thai kỳ gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, khiến cuộc sống của thai phụ khó chịu hơn, dễ nổi nóng hơn
- Ảnh hưởng: Các hoạt động hàng ngày như làm việc, di chuyển, nghỉ ngơi đều bị ảnh hưởng, làm giảm chất lượng cuộc sống và sự thoải mái của thai phụ.
6. Ảnh hưởng đến thai nhi
- Triệu chứng: Nhiễm trùng đường tiết niệu biểu hiện là tiểu rắt thai kỳ có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau bụng dưới, và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Ảnh hưởng: UTI không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như sinh non, nhiễm trùng thai nhi sau sinh, hoặc thậm chí là sảy thai.
Khi nào mẹ bầu nên đi khám
Khi gặp phải tình trạng tiểu rắt kèm theo một số triệu chứng dưới đây, nữ giới nên đi khám ngay:
- Tình trạng tiểu rắt kéo dài hơn 3 tháng đầu của thai kỳ
- Buồn tiểu nhưng khi đi vệ sinh phụ nữ ngồi rất lâu mà không tiểu được
- Nóng rát khi đi tiểu
- Tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù mẹ bầu uống ít nước, số lần tiểu có khi nhiều hơn 10 lần, nhu cầu tiểu sẽ nhiều hơn vào ban đêm
- Trong nước tiểu có lẫn máu
- Nước tiểu có màu sắc bình thường, đậm màu hoặc đục
- Nước tiểu có mùi hôi bất thường, khó chịu
- Trong nước tiểu có thể lẫn đường, nếu có kiến bu vào thì có thể mẹ bầu đã gặp phải chứng đái tháo đường thai kỳ.
- Đau lưng dưới ngay dưới xương sườn hay bụng dưới
- Sốt cao trên 37,8 độ hay rùng mình, cơ thể nóng nhưng tay chân lạnh
- Giảm thân nhiệt bất thường, có khi nhiệt độ thấp dưới 36 độ kèm các cơn ớn lạnh
- Buồn nôn, nôn mửa bất thường
- Sút cân mặc dù đang mang thai
Dù gặp phải chứng tiểu rắt ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ bầu cũng lần lưu ý. Nếu gặp phải các biến chứng bất thường (đã nêu ở trên) thì chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Điều này giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng tiểu rắt, giải tỏa tâm lý lo lắng và tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi.
Làm gì để hết bị tiểu rắt khi mang thai
Bị tiểu rắt khi mang thai
Nếu tiểu rắt do mang thai thì bà bầu có thể áp dụng những phương pháp sau để giảm thiểu tình trạng này:
- Nghiêng người phía trước khi đi tiểu: nghiêng người về phía trước khi đi tiểu giúp nước tiểu dễ dàng thoát ra khỏi bàng quang, giúp mẹ bầu đi tiểu dễ hơn
- Tập các bài tập sàn chậu: các bài tập sàn chậu giúp tăng sức mạnh co giãn của các cơ vùng chậu, từ đó khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các bài tập sàn chậu bằng các công cụ tìm kiếm.
- Thay đổi thói quen ăn uống: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và bổ sung đầy đủ 2 lít nước cho cơ thể hàng ngày.
Bị tiểu rắt thai kỳ do nguyên nhân khác
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Nếu tiểu rắt, tiểu buốt xuất phát từ chế độ sinh hoạt kém điều độ, chị em cần điều chỉnh lại chế độ phù hợp:
– Hạn chế đồ ăn cay nóng, thức uống lợi tiểu, đồ uống có cồn và chất kích thích;
– Thực hành các bài tập tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu và bàng quang: Kegel, Squat, Bird Dog, Split Tabletop,…
– Uống đủ nước và tập thói quen đi tiểu vào thời gian cố định, tuyệt đối không nhịn tiểu.
– Kiểm soát không để quá béo hoặc quá gầy, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ tiết niệu.
Điều trị nội khoa
Trong trường hợp tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh xã hội, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh để điều trị. Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý sẽ có chỉ định, liều lượng khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung vẫn là tiêu diệt loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh. Đồng thời, tiêu viêm, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân không cần nằm viện. Bác sĩ sẽ kê kháng sinh đường uống hoặc đặt/bôi trực tiếp điều trị tại nhà. Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể phải nằm viện và điều trị theo đường tĩnh mạch.
– Các loại thuốc kháng sinh phổ biến chữa viêm nhiễm phụ khoa, nhiều trùng do nấm, vi khuẩn, vi trùng bao gồm: Trimethoprim, Doxycyline, amoxicillin,…
– Thuốc chống chống co và giãn cơ bàng quang là Tolterodine.
Ưu điểm của phương pháp này là tương đối an toàn, không cần can thiệp thủ thuật. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc tại nhà dễ gây nhờn thuốc, kháng thuốc khiến bệnh nặng hơn.
Vật lý trị liệu
Nếu xuất phát từ cơ bàng quang dẫn đến tiểu rắt, bác sĩ sẽ đề xuất một số bài vật lý trị liệu nhằm tác động trực tiếp lên cơ này. Mục đích là tăng cơ bàng quang, giảm tần suất đi tiểu, cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện. Một số bài tập phổ biến như yoga, kegel, squat,…
Điều trị ngoại khoa
Nếu tiểu rắt, tiểu buốt do sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bệnh xã hội ở giai đoạn nặng,… bác sĩ có thể chỉ định can thiệp thủ thuật. Mục đích chính là điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ dứt điểm tình trạng chèn ép bàng quang, niệu đạo gây ra tình trạng tiểu rắt.
Phương pháp phổ biến là phẩu thuật chỉnh hình bàng quang, dùng ánh sáng sinh học, laser hoặc sóng siêu âm,… Tùy thuộc từng trường hợp bệnh lý, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp nhằm loại bỏ hoàn toàn u, sỏi, các khối viêm nhiễm gây tiểu rắt.
Tiểu rắt thai kỳ có thể là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai của thai phụ, cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý đường tiết niệu gây ra. Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tiểu rắt, chị em có thể theo dõi triệu chứng đi kèm, mua que thử thai hoặc đến cơ sở y tế để có kết luận chính xác nhất.
Thai phụ bị tiểu rắt không cần quá lo lắng, chỉ cần cân bằng dinh dưỡng, sinh hoạt tập thể dục nhẹ nhàng điều độ, uống đủ nước, giữ tâm trạng thoải mái để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng, cần đến ngay phòng khám thai chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.
Trên đây là bài viết giúp giải đáp câu hỏi tiểu rắt có phải mang thai? Hy vọng những kiến thức trong bài viết này giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện ra những bất thường ở bản thân, kịp thời đi thăm khám nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi trong bụng. Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe.