Rối loạn kinh nguyệt sau sinh cảnh báo bệnh gì?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một trong những biểu hiện khiến nhiều mẹ bỉm sữa đau đầu. Họ không biết nguyên nhân do đâu, đây có phải là tình trạng nguy hiểm hay không? Những băn khoăn này ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe. Thậm chí, nhiều chị em lo lắng đến mất sữa, stress,…
Hãy cùng tìm hiểu rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì? nguyên nhân do đâu, cách khắc phục thế nào…Từ đó có thể giải tỏa tâm lý, chủ động đi khám sớm, tầm soát bệnh phụ khoa hiệu quả nhé!
Mục lục:
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?
Trên thực thế, kinh nguyệt bị rối loạn có thể gặp ở mọi đối tượng không phải sau sinh mới có. Nó có thể đến mà không hề báo trước và với rất nhiều nguyên nhân.
Việc nắm được đầy đủ các thông tin về bệnh sẽ giúp ích cho chị em có thể chủ động tầm soát tốt hơn.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không theo quy luật. Những quy luật ở đây có thể bao gồm ngày hành kinh, màu sắc và số lượng máu kinh trong ngày.
Một vài nguyên nhân gây ra những bất ổn kể trên có thể là:
- Tâm lý;
- Sinh lý;
- Tuổi tác;
- Các bệnh phụ khoa;
- Quan hệ tình dục;
- Các vệ sinh hằng ngày;
- Rối loạn nội tiết tố (phổ biến).
Khi kinh nguyệt bị rối loạn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như khả năng sinh sản của chị em.
2. Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Phụ nữ sau sinh là nhóm đói tượng dễ gặp phải vấn đề với chu kỳ hành kinh. Và vấn đề thường gặp ở nhóm này chính là rối loạn kinh nguyệt.
Các bác sĩ thường nhắc tới rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Thêm vào đó, những ảnh hưởng của buồng trứng và tử cung bị tổn thương sau sinh cũng là nguyên nhân gây rối loạn.
Trong thời gian sau khi sinh, thời điểm có kinh trở lại ở mỗi người không như nhau. Nếu như chị em có kinh trở lại ở những trường hợp như:
- Đang cho con bú hoàn toàn có kinh từ 3 tháng -1 năm sau sinh;
- Có kinh sau 1 -2 tháng sau sinh;
- Sau sinh mổ có kinh lại sau 2 tháng.
Đây là những trường hợp bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. Còn nếu như bạn thấy những tình trạng như:
- Kinh nguyệt không đều giữa các tháng;
- Rong kinh kéo dài trên 10 ngày;
- Máu kinh không đều;
- Khí hư màu nâu hôi;
- Máu kinh có nhiều cục máu đông;
- Đau bụng kinh.
Nguyên nhân gây rối loạn sinh nguyệt sau sinh
Như đã nói, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cho thai phụ sau sinh. Tuy nhiên, ta có thể tóm gọn chúng thành 2 nguyên nhân chính đó là do sinh lý và bệnh lý.
1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố ở nữ giới đóng vai trò quan trọng với hoạt động của buồng trứng. Nó chi phối trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Do đó, chu kỳ hành kinh của thai phụ sau sinh bị rối loạn có thể là do rối loạn nội tiết tố.
Sau khi sinh con, chị em bước vào giai đoạn cho con bú. Việc tiết ra sữa mẹ cũng khiến cho kỳ kinh nguyệt của thai phụ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do nồng độ hormone sinh dục tiết ra trong giai đoạn này có sự thay đổi.
Ngoài ra, khi có con bú, việc tiết ra sữa mẹ. Đồng thời cơ thể cũng tiết ra hormone prolactin. Loại hormone này có thể chi phối trực tiếp đến kỳ nguyệt san. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.
2. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do stress
Stress là nguyên nhân tiếp theo khiến chu kỳ hành kinh của thai phụ bị rối loạn.
Hầu hết chị em trong giai đoạn sau sinh, nuôi con nhỏ đều phải chịu những áp lực rất lớn. Sự căng thẳng, ức chế về tâm lý trong giai đoạn này diễn ra rất phổ biến. Đặc biệt là những bà mẹ nuôi con lần đầu.
- Họ cảm thấy mệt mỏi khi phải thức đêm hôm bế con.
- Mệt mỏi khi phải chăm con một mình, không có sự chia sẻ.
- Áp lực khi phải nghe những lời chỉ trích từ người ngoài về cách chăm con.
- Lo lắng cho sự phát triển của con.
- Bất an khi không có sữa.
Bên cạnh đó, họ còn phải dung hòa các mối quan hệ giữa gia đình – công việc – chăm sóc bản thân. Từ đó có thể gây ra những căng thẳng, áp lực liên tục. Thậm chí nhiều chị em rơi vào tình trạng trầm cảm.
Những ảnh hưởng về tâm lý trên có thể gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Hơn thế nữa là hormone sinh dục cũng bị rối loạn. Từ đó, ảnh hưởng chu kỳ hành kinh.
3. Do mắc bệnh phụ khoa
Có thể hiện tượng chu kỳ hành kinh bị rối loạn sau khi sinh là biểu hiện của bệnh phụ khoa không mong muốn.
Trên thực thế, tỉ lệ sản phụ sau sinh mắc các bệnh viêm nhiễm ở hệ sinh dục rất cao. Cho dù là sinh thường hoặc sinh mổ thì đều có nguy cơ mắc bệnh.
Các bệnh phụ khoa ở vùng kín khiến cho hoạt động của buồng trứng, hệ nội tiết bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra các vấn đề với chu kỳ hành kinh. Bên cạnh đó, sau khi sinh đẻ, vùng kín của chị em có xu hướng giãn rộng (đặc biệt là sinh thưởng).
Nó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn. Hoặc họ quan hệ tình dục quá sớm cũng có thể dễ mắc các bệnh phụ khoa. Mốt số bệnh phụ khoa có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt gồm:
- Viêm nhiễm phụ khoa;
- Viêm phần phụ;
- U xơ tử cung;
- U nang buồng trứng;
- Đa nang buồng trứng;
- Lạc nội mạc tử cung.
4. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do các biện pháp tránh thai
Sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn.
Sau khi sinh, chắc hẳn sản phụ sẽ muốn kế hoạch 1 vài năm. Và đa phần chị em chọn các biện pháp như dùng thuốc, đặt dụng cụ tử cung, cấy que tránh thai,… để thực hiện kế hoạch trên.
Tuy nhiên, các biện pháp tránh thai trên đều ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung và buồng trứng. Việc này khiến chu kỳ kinh bị ảnh hưởng.
Những nguy cơ khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ hay sinh thường là thường gặp. Do đó, có thể nói đây cũng là một biểu hiện sinh lý. Mà sinh lý thì nó có thể tự khỏi trong 1 vài chu kỳ sắp tới.
Tuy nhiên, các chuyên gia về sản phụ khoa cũng khuyến cáo rằng. Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Theo đó, ngoài biểu hiện của rối loạn, chị em cũng nên đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng kèm theo như:
1. Tổn thương và viêm nhiễm
Nếu như bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh kèm theo các biểu hiện như:
- Thời gian hành kinh kéo dài từ 1 tuần đến nửa tháng;
- Máu kinh ra nhiều, có nhiều cục máu đông;
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do thiếu máu;
- Máu kinh màu sậm.
- …
Lúc này, chúng ta cần nghĩ ngay đến những tổn thương ở nội mạc tử cung. Ngoài ra, tình trạng này cũng không loại trừ do viêm đường sinh dục. Sản phụ cần phải đi khám ngay!
2. Biến chứng sản khoa
Các biến chứng sản khoa hoàn toàn có thể gặp phải sau khi sinh đẻ. Một số trường hợp bị mất kinh sau sinh trong thời gian dài mà chưa có, thì đó có thể là:
- Dính buồng tử cung;
- Dính ống cổ tử cung;
- Vô sinh sau sinh;
- Bế kinh sau sinh.
3. Các bệnh buồng trứng
Bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh mổ. Bạn bỗng nhiên có các dấu hiệu như:
- Kỳ kinh thưa dần;
- Có kinh 2-3 tháng/ lần;
- Kinh nguyệt có 1 năm chỉ 1 -2 lần.
Bạn đừng chủ quan, vì đây là dấu hiệu của các bệnh ở buồng trứng như:
- Suy buồng trứng;
- Đa nang buồng trứng.
Kinh nguyệt rối loạn sau khi sinh có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì thế, sản phụ cần đặc biệt chú ý, sớm lên những phương án xử lý kịp thời.
Khám phá: Kinh nguyệt đến sớm khi nào là bất thường?
Làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường ở sản phụ. Tuy nhiên, chị em không thể dựa vào đó để chủ quan.
Để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất việc bạn cần làm sẽ là:
1. Theo dõi kỳ kinh
Việc theo dõi kỳ kinh giúp chúng ta có thể nhận biết được có phải mình đang bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh hay không? Theo dõi các vấn đề như:
- Chu kỳ kinh;
- Số ngày hành kinh;
- Lượng máu kinh cho mỗi chu kỳ;
- Màu sắc của kinh nguyệt;
- Các biểu hiện đi kèm khác như đau bụng, thiếu máu;
- Rong kinh.
2. Đi khám phụ khoa
Khám phụ khoa tại các cơ sở y tế nhằm xác định các vấn đề như:
- Nguyên nhân gây rối loạn;
- Các bệnh lý cụ thể (nếu có);
- Đánh giá tình trạng;
- Đưa ra kết luận cụ thể về hiện tượng.
Khi đến khám, chị em sẽ được:
- Khám lâm sàng;
- Khai thác thông tin bệnh sử;
- Các triệu chứng về kỳ kinh nguyệt (kỳ kinh bao nhiêu ngày, hành kinh bao nhiêu ngày,…).
- Siêu âm tử cung -phần phụ (siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng).
- Xét nghiệm máu, nước tiểu….
Sau khi có các đánh giá này chị em sẽ được đưa ra phác đồ chữa trị hợp lý.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh nên được phát hiện sớm và chữa trị tích cực. Với những trường hợp do sinh lý nó có thể tự khỏi. Tự ổn định sau vài chu kỳ kinh sau sinh.
Nhưng với những trường hợp bệnh lý thì cần phải thăm khám và điều trị tích cực bằng các biện pháp y khoa. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như:
1. Điều trị nội khoa
Nếu xác định nguyên nhân rối loạn do các vấn đề như nhiễm khuẩn, tổn thương. Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa. Thuốc được sử dụng gồm các loại như:
- Thuốc kháng sinh khám viêm;
- Thuốc đặt tại chỗ;
- Thuốc rửa;
- Thuốc cân bằng nội tiết.
- …
Các loại thuốc này được kê theo đơn của bác sĩ.
2. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp có các vấn đề ở buồng trứng, cổ tử cung như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…thì tùy mức độ các bác sĩ có thể xem xét điều trị bằng thủ thuật.
Các thủ thuật bóc tách khối u, can thiệp tùy vào mức độ, kỹ thuật ở từng cơ sở y khoa khác nhau.
Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các thông tin về rối loạn kinh nguyệt sau sinh cho chị em. Nắm được các thông tin này giúp chị em chủ động hơn trong việc kiểm soát, phát hiện các vấn đề phụ khoa sớm.
Nội dung bài viết do Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế tổng hợp và chia sẻ !
Tham khảo từ nhiều nguồn !