Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai dấu hiệu triệu chứng và cách phòng tránh
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là một trong những bệnh lý viêm nhiễm thường gặp trong thai kỳ. Theo số liệu thống kê, khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Điều này khiến nhiều thai phụ không khỏi băn khoăn, lo lắng. Vậy nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là gì? Nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng gì? Bệnh có gây biến chứng nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là gì?
Khi mang thai phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu do các yếu tố sinh lý và thay đổi cơ học trong cơ thể như thay đổi hormone, tăng dịch amniotic, tăng áp lực trên bàng quang, suy yếu hệ miễn dịch. Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu của thai phụ. Đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến trong thai kỳ.
Nhiễm trùng đường tiểu (còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu) là tình trạng vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Vi khuẩn gây bệnh thường sống ký sinh tại đường ruột hoặc trực tràng. Khi gặp điều kiện thích hợp, chúng sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu qua đường âm đạo và trực tràng, sau đó gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, bao gồm bể thận, niệu quản, bàng quang.
Theo các chuyên gia Ngoại – Tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu thường khi mang thai được chia thành 3 loại là:
-
Nhiễm trùng không xuất hiện triệu chứng
Nhiễm trùng không xuất hiện triệu chứng là tình trạng đường tiết niệu của bệnh nhân đã bị nhiễm khuẩn nhưng người bệnh không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Theo nghiên cứu, những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai không triệu chứng là bệnh tiểu đường, thiếu máu, suy giảm miễn dịch hoặc có vấn đề bất thường giải phẫu hệ tiết niệu và chấn thương tủy sống. Nhiễm trùng đường tiểu thai kỳ không xuất hiện triệu chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm thận – bể thận cấp. Chính vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên làm xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ để tầm soát các bệnh lý về hệ tiết niệu.
-
Viêm bàng quang bàng quang
Vi khuẩn tồn tại và phát triển trong bàng quang gây ra tình trạng viêm bàng quang. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, đau, nóng rát khi tiểu tiện… Viêm bàng quang thường gặp ở phụ nữ mang thai, nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 50 và đã quan hệ tình dục.
-
Viêm thận – bể thận cấp
Khi vi khuẩn di chuyển từ bàng quang lên ống niệu quản, chúng có thể gây viêm nhiễm cho một hoặc cả hai bên thận. Viêm thận – bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu nghiêm trọng nhất. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, thậm chí là nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.
Vì sao thai phụ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai?
Theo các chuyên gia Ngoại Tiết niệu của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai do một số nguyên nhân như:
-
Sức đề kháng suy giảm
Tác nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu là vi khuẩn E.coli. Chúng sống ký sinh trong đường tiêu hóa (ruột già) ở người và các động vật máu nóng khác. Khi mang thai, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo và trực tràng. Tại đây, chúng nhanh chóng sinh sôi, phát triển, di chuyển ngược dòng nước tiểu vào hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm các cơ quan này.
-
Nội tiết tố thay đổi
Kể từ khi có dấu hiệu mang thai, nội tiết tố và nồng độ estrogen của nữ giới tăng lên trong thai kỳ khiến nước tiểu bị cô đặc, ứ đọng và dễ trào ngược từ bàng quang đến niệu quản, thậm chí có thể đến thận. Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong đường tiết niệu, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
-
Bàng quang bị chèn ép
Kích thước thai nhi ngày càng tăng lên, gây chèn ép bàng quang và đường tiết niệu. Áp lực này có thể làm nước tiểu bị rò rỉ, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm.
-
Niệu quản mở rộng khi mang thai
Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 6, niệu quản của thai phụ có xu hướng mở rộng hơn, khiến thể tích bàng quang tăng lên. Tuy nhiên, trương lực ở bàng quang giảm đi khiến quá trình tống hết nước tiểu ra ngoài trở nên khó khăn hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để những vi khuẩn vốn tồn tại trong đường tiết niệu sinh sôi, phát triển mất kiểm soát, từ đó xâm nhập sâu hơn lên đến thận.
-
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thụt rửa sâu âm đạo hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh sẽ làm môi trường âm đạo mất cân bằng. Đây là điều kiện lý tưởng để các tác nhân có hại gây viêm nhiễm phụ khoa. Từ khu vực âm đạo, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng nước tiểu đến các cơ quan trong đường tiết niệu và gây nhiễm trùng đường tiểu.
-
Quan hệ tình dục không an toàn
Vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể xâm nhập vào âm đạo và hệ tiết niệu khi thai phụ quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, việc giao hợp không sử dụng bao cao su còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh xã hội.
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là thói quen nhịn tiểu thường xuyên, uống ít nước, thai phụ mắc bệnh tiểu đường, sỏi thận, có bất thường giải phẫu trong đường tiết niệu …
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai thường khó nhận biết qua một số triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, triệu chứng bệnh thường phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và cơ quan bị nhiễm trùng:
Thai phụ bị nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến viêm bàng quang sẽ có biểu hiện:
- Tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu đảo thải mỗi lần tiểu tiện rất ít
- Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, có mùi hôi, đôi khi có lẫn máu
- Đau, nóng rát khi đi tiểu
- Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, cơ thể mệt mỏi
- Đau hai bên lưng hoặc đau ở giữa lưng
Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu biến chứng viêm thận – viêm bể thận, thai phụ sẽ gặp một số triệu chứng như:
- Sốt cao trên 39 độ C, kèm theo biểu hiện ớn lạnh, rét run
- Đau thắt lưng bên phải, mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn. Đôi khi, cơn đau có thể lan xuống hố chậu phải, cơ quan sinh dục và bẹn.
- Tiểu đau, tiểu rắt, tiểu gấp
- Nước tiểu đục và có mùi tanh khó chịu.
- Nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hốc hác
Viêm bàng quang và viêm thận – bể thận cấp đều là những biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường trên, thai phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và kiểm tra. Tại đây, thông qua xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu và siêu âm ổ bụng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai như thế nào?
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai do vi khuẩn gây nên. Để tiêu diệt triệt để tác nhân gây bệnh, thai phụ sẽ được dùng kháng sinh an toàn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh nặng/nhẹ, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng kháng sinh trong khoảng 3-7 ngày hoặc nhiều hơn.
Nếu thai phụ sức khỏe tốt và đáp ứng thuốc, các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất sau 3 ngày điều trị. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo bệnh không tái phát. Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến biến chứng nhiễm trùng thận, thai phụ cần nhập viện để bác sĩ theo dõi và tiến hành điều trị.
Ngoài biện pháp điều trị bằng kháng sinh, thai phụ cần kết hợp một số phương pháp chăm sóc tự nhiên như:
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thai phụ đi tiểu thường xuyên hơn, loại bỏ vi khuẩn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Bổ sung Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Vì thế, thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như ổi, cam, quýt, cà chua, ớt chuông… để bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thai phụ nên uống nhiều nước (tối thiểu 1,5-2 lít mỗi ngày) để loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu và hạn chế tình trạng táo bón.
- Đi tiểu thường xuyên, không nhịn tiểu. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu.
- Không uống bia, rượu hay đồ uống chứa nhiều caffeine vì có khả năng kích thích bàng quang.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục. Thai phụ nên sử dụng dung dịch vệ sinh lành tính, có độ pH dịu nhẹ và không nên thụt rửa sâu âm đạo. Sau khi vệ sinh, nên dùng khăn sạch để lau từ trước ra sau và tránh dùng nước hoa lên bộ phận sinh dục.
- Thai phụ nên tắm bằng vòi hoa sen, không nên tắm bồn vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo và gây viêm nhiễm.
- Chọn lựa đồ lót thoải mái, ưu tiên chọn đồ lót làm bằng vải cotton thấm hút tốt để vùng kín luôn khô thoáng, hạn chế môi trường phát triển vi khuẩn.
- Hạn chế sử dụng màng ngăn âm đạo: Nếu bạn sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su không có nhãn hoặc thạch diệt tinh trùng để tránh thai, hãy cân nhắc chuyển sang phương pháp khác để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia hàng đầu qua hotline : 0969 668 152 – 02437.152.152 để được tư vấn, giải đáp miễn phí.