Viêm bàng quang là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Ngày đăng: 09/12/2019
Bình chọn post

Nội dung bài viết sau sẽ giải đáp viêm bàng quang là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm bàng quang. Cũng như giải đáp một số thắc viêm bàng có nguy hiểm không, nên ăn gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Đây là bệnh lý phổ biến chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh nếu không điều trị dứt điểm có thể tái phát nhiều lần.

viem bang quang

Bệnh được chia thành 2 loại, bao gồm:

  • Nhiễm trùng bàng quang cấp tính: Bệnh xảy ra ở giai đoạn đầu với những biểu hiện phù nề, xung huyết ở niêm mạc bàng quang.
  • Viêm bàng quang mãn tính: Bệnh chuyển sang mãn tính khi giai đoạn cấp tính không được phát hiện và điều trị đúng cách. Ở giai đoạn này bệnh không biểu hiện rõ ràng nhưng sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm bàng quang

Triệu chứng viêm bàng quang rất dễ nhận biết. Theo đó, người bệnh có thể nhận biết bản thân mắc bệnh hay không dựa vào những triệu chứng dưới đây:

  • Nước tiểu có máu hoặc có mùi hôi khó chịu;
  • Tiểu đau hoặc tiểu nóng rát;
  • Số lần đi tiểu nhiều, nhưng mỗi lần đi chỉ ra một ít;
  • Có cảm giác tiểu gấp;
  • Đau 2 bên lưng hoặc giữa lưng;
  • Đau bụng dưới;
  • Ở trẻ em còn có triệu chứng tè dầm.

Xem thêm triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần ở nam giới là bệnh gì?

Nguyên nhân viêm bàng quang ở nam giới

Có nhiều nguyên nhân nhiễm trùng bàng quang ở nam giới. Tuy nhiên, sẽ được phân ra thành 2 nhóm đó là nhóm do vi khuẩn và không do vi khuẩn.

Cụ thể như sau:

Nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng bàng quang. Theo đó, vi khuẩn sẽ bám vào thành bàng quang, sau đó sẽ phát triển mạnh mẽ ở đây thay vì đào thải theo dòng tiểu ra ngoài.

Theo các chuyên gia, Escherichia coli (E. coli) là vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng bàng quang. Thông thường, vi khuẩn này sẽ nằm trong ruột già. Khi chúng phát triển quá nhiều, cơ thể không thể đào thải hết qua nước tiểu nên sẽ tích tụ và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, một số vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm nhiễm bàng quang phải kể đến như: Chlamydia, Mycoplasma. Những vi khuẩn này thường lây nhiễm qua đường tình dục với người mắc bệnh.

Viêm bàng quang không nhiễm trùng

Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn gây ra thì một số yếu tố dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ bàng quang bị viêm:

  • Viêm bàng quàng kẽ: Hiện nay, nguyên nhân hiện vẫn chưa được tìm ra. Bệnh lý này rất khó chẩn đoán và điều trị.
  • Do sử dụng thuốc: Một số thuốc khi sử dụng, các thành phần của thuốc bị phá vỡ thoát khỏi cơ thể và gây nhiễm trùng ở bàng quang. Đặc biệt là các thuốc hóa trị liệu như Cyclophosphamide và Ifosfamide.
  • Nhiễm trùng bàng quang phóng xạ: Những bệnh nhân điều trị bức xạ vùng chậu có thể ảnh hưởng đến các mô bàng quang và gây viêm.
  • Viêm bàng quang hóa học: Xảy ra ở những đối tượng nhạy cảm với các hóa chất có trong một số sản phẩm. Cụ thể như xà phòng, thuốc diệt tinh trùng, dung dịch vệ sinh…
  • Bàng quang bị nhiễm trùng ngoài cơ thể: Xuất hiện ở những người sử dụng Catheter trong thời gian dài.
  • Viêm nhiễm ở bàng quang kết hợp với các điều kiện khác: Bệnh xảy ra như biến chứng của một số rối loạn khác như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường…

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bàng quang

Ngoài những nguyên nhân trên thì một số yếu tố sau sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Giới tính: Bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới;
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ nhiễm trùng bàng quang càng cao;
  • Quan hệ tình dục;
  • Bất động;
  • Nữ giới đang mang thai;
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai;
  • Nữ giới mãn kinh;
  • Đối tượng có sỏi trong bàng quang;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Đối tượng bị tiểu đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ưng thư;
  • Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài.

Viêm bàng quang có tự khỏi không?

Viêm bàng quang có tự khỏi không? Như đã chia sẻ ở trên, nhiễm trùng bàng quang chủ yếu là do vi khuẩn gây ra, do đó bệnh không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Do đó, khi có dấu hiệu viêm nhiễm, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chẩn đoán viêm bàng quang

Với bệnh lý nhiễm trùng ở bàng quang, sẽ được chẩn đoán bằng các kỹ thuật như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu;
  • Soi bàng quang;
  • Xét nghiệm hình ảnh (X-quang, chụp CT).

Phương pháp chữa dứt điểm viêm bàng quang

Phương pháp chữa dứt điểm viêm bàng quang còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Cụ thể như sau:

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Sử dụng kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để chữa viêm do vi khuẩn. Một số thuốc được sử dụng để điều trị trong trường hợp này gồm:

  • Amoxicillin;
  • Ciprofloxacin;
  • Nitrofurantoin;
  • Sulfamethoxazole;

Ngoài ra, tùy vào trường hợp nhiễm đầu hay tái phát mà sẽ có phác đồ điều trị phù hợp:

  • Nhiễm lần đầu: Người bệnh sẽ được dùng kháng sinh từ 3 – 7 ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Nhiễm trùng tái phát: Thời gian sử dụng thuốc kéo dài hơn từ 15 – 20 ngày.
  • Còn với những người kháng thuốc thì cần phải điều trị lâu dài tại bệnh viện.

Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi nguyên nhân khác

Tùy vào từng nguyên nhân mà có phác đồ điều trị phù hợp:

  • Do hóa chất: Tránh dùng các hóa chất gây viêm. Từ đó, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần.
  • Viêm bàng quang do xạ trị hoặc do thuốc: Người bệnh sẽ được dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Đồng thời, uống nhiều nước để đào thải các chất gây kích thích ra ngoài.
  • Nhiễm trùng bàng quang do các biến chứng khác: Điều trị bệnh nền từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế yếu tố gia tăng mắc bệnh.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang không chỉ gây phiền toái cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để phòng bệnh lý này, bạn đọc cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tùy theo trọng lượng cơ thể mà nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không nên nhịn tiểu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ ở bàng quang.
  • Chị em khi đi vệ sinh nên thao tác lau từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn lây từ đường hậu môn vào âm đạo và niệu đạo.
  • Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn để vi khuẩn có thể bị rửa trôi khi xả nước.
  • Rửa sạch vùng da quanh âm đạo và hậu môn.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn khỏi niệu đạo.
  • Hạn chế sử dụng thuốc xịt khử trùng hoặc các sản phẩm xịt phụ nữ ở vùng sinh dục.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái.
  • Không nên uống rượu bia.
  • Nghỉ ngơi hợp lý và có một chế độ ăn uống khoa học.
  • Hạn chế sử dụng các loại xà phòng vào sâu bên trong bộ phận sinh dục.
  • Không nên sử dụng các loại sữa tắm có mùi thơm mạnh vì có thể khiến nội mạc bàng quang bị kích ứng.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh khi tới kỳ kinh.
  • Nên vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.

Giải đáp một số thắc mắc xung quanh bệnh lý viêm bàng quang

Cuối bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc xung quanh bệnh viêm bàng quang được nhiều người quan tâm.

Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng bàng quang nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Sợ hãi, lo lắng, phiền toái trong cuộc sống vì luôn trong trạng thái buồn tiểu, ngứa ngáy khó chịu ở cơ quan sinh dục.
  • Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm sút sức đề kháng.
  • Giảm ham muốn tình dục vì mỗi khi yêu bị đau đớn, khó chịu.
  • Nếu chảy máu do viêm nhiễm kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất máu trầm trọng. Nếu không xử lý sớm sẽ khiến người bệnh chóng mặt, ngất xỉu, hôn mê.
  • Vi khuẩn có thể viêm nhiễm ngược dòng và gây suy thận, thận hư, nhiễm trùng…
  • Tăng nguy cơ gây các bệnh lý viêm nhiễm như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm túi tính.
  • Bệnh có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh lý, suy thận, nhiễm trùng thận, vô sinh – hiếm muộn.

Viêm bàng quang có lây không?

Viêm bàng quang có lây không? Mặc dù nhiễm trùng bàng quang không phải là bệnh lây nhiễm nhưng các tác nhân gây bệnh có thể lây lan cho người khác.

Theo đó, viêm bàng quang có thể lây qua đường tình dục không an toàn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào niệu đạo của cơ quan sinh dục của đối phương. Từ đó, khiến đôi phương bị viêm nhiễm.

Bị viêm bàng quang có nên quan hệ?

Bị viêm bàng quang có nên quan hệ? Theo các chuyên gia, mặc dù viêm bàng quang không ảnh hưởng nặng nề đến chuyện yêu. Tuy nhiên, nếu trong quá trình giao hợp bị đau rát thì nên ngừng quan hệ hoặc có thể dùng thuốc giảm đau.

Nhìn chung, người bị viêm nhiễm trùng ở bàng quang không cần quá kiêng trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, cần lưu ý đến mức độ vận động và vệ sinh vùng kín khi yêu.

Ngoài ra, nếu viêm là do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì người bệnh không nên yêu. Nguyên nhân do vi khuẩn có lây lan và gây viêm nhiễm cho bạn tình.

Viêm bàng quang nên ăn gì?

Khi mắc viêm bàng quang, người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt, nên bổ sung các thực phẩm lợi tiểu, tăng hệ bài tiết để đào thải vi khuẩn bám trong bàng quang và niệu đạo.

Vậy nên ăn gì? Theo đó, người bệnh cần nên đặc biệt bổ sung các thực phẩm dưới đây:

  • Viêm bàng quang nên ăn tỏi

Tỏi là thực phẩm hàng đầu trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang. Nguyên nhân do trong tỏi có chứa Allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn E.coli hiệu quả.

Do đó, người bệnh có thể sử dụng tỏi như gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Hoặc có thể ăn sống từ 3 đến 4 nhánh tỏi mỗi ngày.

  • Gừng tươi

Trong gừng tươi có nhiều chất chống viêm, từ đó hỗ trợ điều trị viêm bàng quang. Với gừng tươi, các bạn có thể chế biến thành nước ép gừng để uống. Hoặc chế biến cùng với một số món ăn hàng ngày.

  • Nước ép nam việt quất

Mỗi ngày uống 2 ly nước ép nam việt quất là phương pháp chữa viêm bàng quang khá hiệu quả.

  • Quả việt quất

Tương tự như nam việt quất, quả việt quất cũng có tác dụng điều trị viêm bàng quang tự nhiên. Các bạn có thể làm nước ép hoặc ăn trực tiếp việt quất để hỗ trợ điều trị bệnh.

  • Viêm bàng quang nên uống nước ép dâu tây

Dâu tây có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn bám vào niêm mạc của đường tiết niệu. Từ đó, vi khuẩn sẽ được đào thải ra ngoài theo dòng chảy của nước tiểu.

  • Thực phẩm chứa Probiotic

Các thực phẩm chứa Probiotic sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Các bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chứa Probiotic như: sữa chua, kem chua…

  • Các loại thực phẩm giàu Vitamin

Thực phẩm giàu Vitamin có chứa chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các tế bào gốc tự ra khỏi cơ thể. Đồng thời, giảm đau hiệu quả do viêm bàng quang gây ra.

Người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm có nhiều vitamin như: đu đủ, ổi, dưa hấu…

  • Rau cần tây

Rau cần tây có tác dụng giảm chất Acid Uric, nhờ đó góp phần giảm bội nhiễm ở đường tiết niệu.

Một số thực phẩm bổ sung cho người bị viêm bàng quang

Ngoài các thực phẩm trên, người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số món ăn sau, cũng có tác dụng tương tự:

  • Rau dền nấu với vỏ dưa hấu;
  • Trứng cút đường phèn;
  • Cháo gạo tẻ nấu với xa tiền thảo;
  • Đậu phụ nấu rau tề thái;
  • Canh thịt nạc, rau sam, đậu xanh;
  • Canh bí đao đậu xanh;
  • Canh nấm tươi giá đậu nành;
  • Canh đậu xanh rau sam
  • Canh dưa chuột tôm khô;
  • Canh đậu xanh củ cải trắng;
  • Canh râu bắp đậu đỏ;
  • Canh cam thảo tam đậu;
  • Canh đậu xanh bồ công anh;
  • Cháo bắp;
  • Rau cần củ năng xào thịt.

Trên đây là những thông tin về viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị. Cũng như một số thông tin xung quanh về bệnh lý này.

Như vậy, viêm bàng quang là bệnh lý nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi có những triệu chứng ngi ngờ, người bệnh nên nhanh chóng đi kiểm tra và có phác đồ chữa trị phù hợp.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám