Nạo phá thai – Đình chỉ thai nghén chia sẻ từ Bác sĩ
Tỷ lệ nạo phá thai khi mang thai ngoài ý muốn đạt mức khoảng 40% tức là cứ 10 trường hợp nữ giới có thai ngoài ý muốn thì có 4 người phá thai. Nạo phá thai là một trong những biện pháp bỏ thai khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết về độ hiệu quả và mức an toàn của phương pháp này. Vậy nạo phá thai là gì? Nạo phá thai có nguy hiểm không? Quy trình nạo phá thai như thế nào?
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – CKI – Sản phụ khoa sẽ chia sẻ câu chuyện trong ngành và giải đáp những câu hỏi của các sản phụ có tâm nguyện muốn đình chỉ thai.
Mục lục:
Nạo phá thai là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Nạo phá thai là thủ thuật ngoại khoa nhằm chấm dứt thai kỳ trước thời kỳ sinh nở, thường được áp dụng cho tuổi thai từ 8-12 tuần tuổi. So với các phương pháp phá thai khác như phá thai bằng thuốc, hút thai thì nạo thai là thủ thuật có xâm lấn cơ thể và có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ.
Nạo phá thai cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao trong môi trường y tế vô khuẩn, vô trùng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả của ca phá thai. Vì vậy, nữ giới nên lựa chọn nạo phá thai tại cơ sở y tế uy tín, địa chỉ phá thai chất lượng tốt.
Thực trạng nạo phá thai ở Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.00 ca nạo phá thai. Tuy nhiên, trên thực tế con số này có thể nhiều hơn nữa. Bởi có những ca nạo phá thai được thực hiện trái phép ở một số cơ sở y tế chưa được cấp phép và không có số liệu cụ thể.
Trong tổng số ca phá thai được báo cáo, có khoảng 80% số trường hợp phá thai được thực hiện khi thai nhi đã to. Đáng quan tâm hơn, các ca phá thai này chủ yếu xảy ra ở nữ giới độ tuổi 15 – 19 (chiếm 60-70%). Đây là độ tuổi các em vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn còn dựa dẫm vào phụ huynh.
Những con số biết nói này đang đưa ra mức báo động về tình trạng nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên. Theo báo cáo của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất thế giới.
Các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng, tình trạng phá thai cần được xem xét nghiêm túc để đưa ra quy chuẩn chung cho các đơn vị được cấp phép thực hiện nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ sức khỏe của thai phụ.
Nguyên nhân nạo phá thai
Nạo phá thai là một biện pháp phá thai mà không một người phụ nữ nào mong muốn phải thực hiện. Nhưng thực tế vì một vài nguyên nhân bất khả dĩ mà nữ giới phải bỏ đi “giọt máu đào” của mình.
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên xúc động cho biết: “Trong hơn 30 năm làm nghề trong lĩnh vực sản phụ khoa, tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp nữ giới gặp phải tình trạng rất thương tâm, người thì không đủ khả năng nuôi con, sức khỏe yếu, thai dị tật,… đây đều là những trường hợp không đủ điều kiện để cho đứa trẻ một cơ hội tốt nhất.”
Trong vô vàn nguyên nhân dẫn đến nạo phá thai có thể tổng hợp lại một số trường hợp dẫn đến quyết định đi phá thai của thai phụ như sau:
Mang thai ngoài ý muốn
Mang thai ngoài ý muốn là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất khiến nữ giới quyết định phải bỏ thai. Tình trạng mang thai ngoài ý muốn có thể do các yếu tố dưới đây:
Lối sống tình dục phóng khoáng
Lối sống tình dục phóng khoáng, cùng với sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản khiến cho nhiều bạn nữ mang thai ngoài ý muốn. Trong khi đó, họ vẫn chưa muốn lập gia đình, chưa muốn có con, hay không có đủ khả năng để lo cho cuộc sống sau này của đứa bé. Vì thế họ quyết định bỏ thai.
Mang thai do xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý và cuộc sống sau này của nữ giới. Nhất là khi nữ giới dính thai sau khi bị xâm hại. Có thể nói, đứa bé sinh ra trong hoàn cảnh này chính là nỗi đau của người phụ nữ, nhắc họ về sự việc kinh hoàng kia. Do đó, đa phần người phụ nữ trong trường hợp này đều quyết định phá thai.
Nguyên nhân khách quan
Những cặp đôi mong ngóng con chào đời nhưng vì sức khỏe của người mẹ hay thai nhi bị dị tật mà phải dằn lòng mình tiến hành bỏ thai, đây cũng là nguyên nhân mà không ít trường hợp nữ giới gặp phải.
Sức khỏe thai phụ không đảm bảo
Trường hợp thai phụ mắc bệnh lý như tim bẩm sinh, thiếu máu, ung thư…thì bác sĩ sẽ khuyến cáo chị em không nên mang thai, nếu có thể thì nên đình chỉ thai. Bởi nếu mắc những bệnh lý này, quá trình mang thai và sinh con sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí là có thể gây tử vong. Nữ giới cần ổn định tình trạng sức khỏe trước và khi được bác sĩ điều trị đồng ý thì mới nên mang thai và sinh em bé.
Ngoài ra, những người phụ nữ mang thai trên 50 tuổi, thai phụ bị dị tật ở tử cung,… cũng được bác sĩ khuyến cáo nên bỏ thai. Nguyên nhân là vì các trường hợp này khả năng cao xảy ra tình trạng sảy thai hoặc khó khăn khi sinh nở.
Thai nhi bị dị tật
Trong quá trình mang thai, nữ giới nên thường xuyên đi khám thai để theo dõi sức khỏe thai phụ cũng như tình trạng của thai nhi. Thông qua thiết bị máy móc y tế hiện đại, tiên tiến, bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu dị tật ở thai nhi như hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh, hội chứng Edward….Khi đó, bác sĩ sẽ khuyên chị em nên tiến hành bỏ thai.
Nếu không đình chỉ thai, sau khi lớn lên, có nhận thức, đứa trẻ thường cảm thấy tự ti, mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân, khó hòa nhập được với mọi người. Thêm vào đó, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời thường, công việc. Dẫn tới cuộc sống không được trọn vẹn, dễ gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Các trường hợp thai bị dị tật thường hiếm gặp nếu sức khỏe của bố mẹ là bình thường. Do đó với lần mang thai tiếp theo thì khả năng cao thai nhi sẽ được phát triển một cách bình thường.
Quy trình nạo phá thai an toàn chuẩn y tế
Quy trình nạo phá thai tuân thủ theo quy định y tế sẽ góp phần giúp đảm bảo ca đình chỉ thai diễn ra an toàn, hiệu quả và thành công. Việc tìm hiểu quy trình nạo phá thai diễn ra như nào giúp chị em có thể chuẩn bị sẵn tâm lý, góp phần vào sự thành công của ca bỏ thai. Theo đó, quy trình nạo phá thai an toàn sẽ diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám
Trước khi điều trị bệnh hay thực hiện bất kỳ thủ thuật nào, bác sĩ đề tiến hành khám lâm sàng. Và nạo phá thai cũng không ngoại lệ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe của nữ giới, siêu âm để đánh giá vị trí, kích thước của thai nhi để giúp thủ thuật chính xác nhất.
Trường hợp thai phụ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khỏi trước khi tiến hành phá thai. Điều này nhằm đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng khi thực hiện.
Khi đủ điều kiện nạo phá thai, người phụ nữ sẽ ký vào bản cam kết tự nguyện phá thai.
Bước 2: Thực hiện phá thai
Ở bước này, đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, sát khuẩn vùng kín để tránh nhiễm trùng. Sau đó, nữ giới sẽ được gây tê nên không cảm thấy đau đớn trong suốt thời gian thực hiện bỏ thai.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo và giữ cho âm đạo không bị xê dịch trong quá trình thực hiện thủ thuật. Khi kẹp đã được đặt cố định, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ hình que dạng nón để bắt đầu mở rộng miệng cổ tử cung.
Khi cổ tử cung được mở rộng hoàn toàn, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa một dụng cụ giống như chiếc muôi từ miệng cổ tử cung vào buồng tử cung và tiến hành nạo phá thai. Tất cả những thứ liên quan đến thai nhi trong buồng tử cung đều sẽ được lấy hết ra ngoài.
Sau khi thực hiện, nữ giới sẽ nghỉ ngơi khoảng 1 -2 tiếng để bác sĩ theo dõi. Nếu không có dấu hiệu bất thường, chị em có thể ra về luôn ngay sau đó.
Bước 3: Tái khám
Sau phá thai chị em nên quay lại cơ sở y tế tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu lạ chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
Nạo phá thai có nguy hiểm không?
CÓ – Dù thực hiện phương pháp đình chỉ thai nghén nào đều có ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ. Đặc biệt là với những phương pháp tác động trực tiếp vào tử cung như nạo phá thai. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng, nữ giới nên chọn thực hiện bỏ thai tại các cơ sở y tế uy tín.
Trường hợp chị em vì lo sợ gặp phải người quen hay muốn tiết kiệm chi phí mà lựa chọn phá thai tại các địa chỉ kém chất lượng sẽ phải đối mặt với những biến chứng khó lường. Cụ thể, những hậu quả của việc nạo phá thai không đảm bảo có thể xảy ra bao gồm:
Hậu quả ngay sau khi phá thai
Hậu quả nhất thời sau khi phá thai tại cơ sở y tế kém chất lượng chị em có thể gặp phải gồm có:
- Băng huyết kéo dài
Băng huyết là tình trạng âm đạo chảy máu ồ ạt, kéo dài. Máu chảy ra nhiều, kéo dài khiến chị em dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Nguy hiểm hơn có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều.
Nguyên nhân gây băng huyết có thể là do rối loạn đông máu hoặc xơ hóa tử cung. Những vấn đề này thường không được kiểm tra tại các cơ sở y tế nhỏ lẻ, kém chất lượng.
- Sót thai, sót nhau thai
Là tình trạng một phần của thai hay nhau thai không được đẩy ra ngoài mà còn sót lại trong tử cung. Điều này rất dễ gây nhiễm trùng tử cung nếu không được xử lý sớm.
- Nhiễm trùng cơ quan sinh dục
Tình trạng nhiễm trùng xảy ra có thể là do thiết bị y tế không được khử khuẩn, vô trùng trước khi thực hiện thủ thuật. Hoặc có thể là do tình trạng sót nhau thai. Đôi khi là do vệ sinh không sạch sẽ. Những điều này tạo cơ hội cho tác nhân gây hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Người phụ nữ có thể mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng….
- Thủng tử cung
Thủng tử cung là hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em. Nguyên nhân khiến chị em bị thủng tử cung sau phá thai là do tay nghề của bác sĩ kém, còn non dẫn tới làm rách, thủng tử cung.
Hậu quả lâu dài
Những biến chứng ngay sau khi phá thai nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về sau. Ngay cả khi được xử lý sớm, nó cũng ít nhiều gây ra ảnh hưởng về sau:
- Dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung không xảy ra tức thì ngay sau khi phá thai mà nó diễn biến từ từ. Triệu chứng dính buồng tử cung thường thấy nhất là kinh nguyệt ra ít hoặc vô kinh. Buồng tử cung bị dính khiến cho lớp niêm mạc tử cung không thể dày lên, khiến cho trứng thụ tinh khó có thể làm tổ.
- Vô sinh – hiếm muộn
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc nạo phá thai không an toàn chính là vô sinh – hiếm muộn. Đây là điều không một cặp vợ chồng nào mong muốn.
Có khoảng 20% trường hợp vô sinh ở nữ xuất phát từ nguyên nhân phá thai trước đó. Những tổn thương tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh dục do phá thai không an toàn có thể gây dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng, sẹo ở tử cung, lạc nội mạc tử cung….. Hậu quả là làm cản trở quá trình thụ tinh cũng như làm tổ của phôi thai, dẫn tới tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Ngoài ra, tình trạng viêm tắc vòi trứng còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung – biến chứng thai kỳ nguy hiểm, cần phải xử lý kịp thời nếu không đe dọa tới tính mạng của người phụ nữ.
Cách chăm sóc sau nạo phá thai
Sau khi thực hiện nạo hút thai, người phụ nữ cũng nên chú ý chăm sóc cơ thể để có thể hồi phục nhanh hơn, đồng thời, ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau của chị em. Vậy chị em nên làm gì sau phá thai? Sau phá thai cần kiêng gì, nên ăn gì?
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Nạo phá thai tác động trực tiếp vào buồng tử cung của nữ giới nên ít nhiều ảnh hưởng tới cơ quan này. Ngoài ra, sau phá thai chị em cũng mất một lượng máu nên cơ thể thường rất yếu. Vì thế, chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn sau phá thai để phục hồi thể lực. Nếu có thể, chị em hãy hoàn toàn nghỉ ngơi trong vòng 1 tuần đầu tiên sau phá thai. Còn trong khoảng 2 – 4 tuần sau đó, chị em có thể làm việc nhưng nên hạn chế hoạt động mạnh hay làm công việc nặng nhọc.
Kiêng quan hệ tình dục
Tử cung và các cơ quan sinh dục sau phá thai vẫn còn yếu nên rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Vì vậy, nữ giới nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian 1 đến 2 tháng. Việc quan hệ tình dục lại quá sớm sau phá thai gây ảnh hưởng xấu tới tử cung và làm chậm lại quá trình hồi phục.
Nạo phá thai bao lâu thì quan hệ được? Theo bác sĩ khuyến cáo, nữ giới nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi cơ thể hồi phục hoàn toàn.
Không thụt rửa sâu âm đạo quá sâu
Sau phá thai, vệ sinh sạch sẽ vùng kín là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi vệ sinh “cô bé”, nữ giới không nên thụt rửa sâu âm đạo. Vì hành động này có thể làm thay đổi môi trường pH trong âm đạo. Khi pH bị thay đổi sẽ tạo cơ hội cho tác nhân gây hại sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, làm tổn thương vùng kín. Do đó, chị em chỉ nên vệ sinh bên ngoài vùng kín.
Không tắm nước lạnh
Thêm một lưu ý trong việc chăm sóc cơ thể sau phá thai là không tắm nước lạnh. Lý giải điều này là do sau phá thai, chức năng của thận đang suy yếu, rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu tắm nước lạnh sẽ khiến thận bị ảnh hưởng, sức khỏe chị em đang yếu nay càng yếu. Thế cho nên, chị em cần tránh tắm gội tiếp xúc với nước lạnh để tránh bị cảm lạnh.
Tránh sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, làm tăng khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch, phổi, huyết áp, …. Đặc biệt là với những chị em vừa nạo phá thai, lúc này sức khỏe còn yếu nếu dùng những chất kích thích trên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phục hồi cơ thể và để lại những biến chứng về sau. Do vậy mà chị em cần tránh sử dụng chất kích thích sau khi nạo phá thai.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau khi nạo phá thai.
Những thực phẩm nên bổ sung sau phá thai
Sau phá thai, chị em nên thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày để giúp nâng cao thể lực, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Thực phẩm giàu Protein:Protein giúp bổ sung lại lượng máu cho cơ thể, đồng thời, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp cơ thể dần hồi phục thể lực. Protein có nhiều trong thịt, sữa, trứng, heo, gà…
- Thực phẩm giàu Vitamin: Sau phá thai sức đề kháng của chị em bị suy giảm. Do đó nên bổ sung thêm cácthực phẩm giàu Vitamin để nâng cao sức đề khác như rau dền, giá đỗ, mía, bí đỏ, cà chua, bơ, hạt điều, bắp, các loại rau có màu xanh…
- Thực phẩm giàu chất Sắt: Những thực phẩm giàu chất Sắt như bina, hàu, rau cải ngọt, bông cải xanh… chị em cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bởi Sắt giúp tái tạo lại hồng cầu, bổ sung lượng máu đã mất đi sau nạo phá thai.
- Thực phẩm giàu Canxi: Nạo phá thai có thể khiến chị em bị thiếu hụt Canxi. Vấn đề này gây ra tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức chi. Bạn có thể bổ sung canxi qua các loại hải sản, rau màu xanh đậm.
Bạn có thể chế biến các thực phẩm trên thành đa dạng các món ăn giúp thay đổi khẩu vị, ăn ngon hơn.
Những thực phẩm không nên ăn sau phá thai
Song song với việc bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể kể trên, chị em cũng nên tránh những thực phẩm dưới đây nếu không muốn cơ thể lâu phục hồi:
- Đồ ăn cay nóng: Tiêu, ớt, gừng, mù tạt…là những gia vị giúp kích thích vị giác để ăn ngon hơn. Tuy nhiên,đây lại là những thực phẩm không tốt với những người vừa phá thai. Nguyên do là bởi chúng có thể khiến nhiệt độ ở “cô bé” tăng lên, gây kích thích vùng kín chảy máu. Dẫn tới âm đạo chảy máu nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ nhưmón ăn chiên rán,đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh…đều không tốt cho dạ dày và tiêu hóa. Việc ăn những thực phẩm này sau phá thai dễ khiến cơ thể lâu hồi phục.
- Hải sản: Sau phá thai chị em nên kiêng hải sản. Nguyên do là bởi hầu hết hải sản đều có tính hàn. Nên nếu ăn hải sản sau phá thai có thể gây băng huyết kéo dài, gây ra những cơn đau bụng dữ dội, ảnh hưởng tới sức khỏe và đe dọa tới tính mạng chị em.
- Đậu nành: Trong đậu nành có chứa chất làm chậm quá trình hấp thụ Sắt trong cơ thể. Thế nên, nếu chị em ăn những thực phẩm được chế biến từ đậu nành sẽ khiến máu khó tái tạo, làm cho quá trình hồi phục sẽ lâu hơn.
Các câu hỏi về nạo phá thai thường gặp
Nạo phá thai có đau không?
Nạo phá thai có đau không là nỗi băn khoăn của nhiều chị em trước thủ thuật này. Bởi là phái yếu nên sợ đau là chuyện thường tình, dễ hiểu.
Giải đáp vấn đề này, theo bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Nạo phá thai là việc sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng can thiệp vào tử cung để lấy thai ra ngoài. Do đó, người phụ nữ ít nhiều sẽ có cảm giác đau tức.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ thuật này, nhằm giảm thiểu sự đau đớn cho thai phụ, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các biện pháp giảm đau tại chỗ. Khi đó, chị em không còn cảm thấy đau nữa.
Nạo phá thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không?
Với câu hỏi nạo phá thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không, theo bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa, nạo phá thai nhiều lần dễ khiến lớp niêm mạc tử cung bị mỏng đi khiến phôi thai khó có thể làm tổ. Ngoài ra, nạo phá thai nhiều lần còn khiến tử cung mất đi độ đàn hồi vốn có, dẫn tới nguy cơ sảy thai.
Tình trạng này kéo dài nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ của nữ giới. Thực tế, có nhiều trường hợp nữ giới phá thai quá nhiều lần đã phải nhận lại quả đắng chính là khó có thể có con.
Khoảng cách giữa 2 lần nạo phá thai là bao lâu thì an toàn?
Sau mỗi lần nạo phá thai, tử cung là bộ phận chịu tổn thương nặng nhất. Vì thế, sau nạo thai cần có một khoảng thời gian dài để cho lớp niêm mạc tử cung có thể hồi phục lại.
Thế nhưng, nhiều chị em phụ nữ chủ quan, cho rằng sau phá thai, quan hệ ít, tần suất thấp thì khả năng mang thai sẽ giảm đi. Và dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn sau một thời gian ngắn kể từ lần phá thai trước đó. Nếu lần này chị em có ý định bỏ thai lần nữa thì sẽ phải đối mặt với những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Hà Nội cho biết: “Khoảng cách giữa 2 lần nạo phá thai càng gần thì khả năng sinh sản của chị em càng bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, khoảng cách giữa 2 lần nạo phá thai an toàn là tối thiểu 6 tháng. Vì đây là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể cũng như quan sinh sản nữ phục hồi hoàn toàn, đủ điều kiện tốt cho lần mang thai tiếp theo. Và một điều quan trọng nữa chính là dù phá thai lần thứ 1 hay lần 2 thì nữ giới vẫn nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo đình chỉ thai nghén an toàn, thành công”.
Chi phí nạo phá thai hết bao nhiêu tiền?
Chi phí nạo phá thai hết bao nhiêu tiền chắc hẳn là mối bận tâm của nhiều chị em khi có ý định bỏ thai bằng biện pháp nạo thai.
Trả lời vấn đề này, rất khó để đưa ra con số chính xác về chi phí nạo phá thai. Nguyên do là bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Cơ sở y tế thực hiện: Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí nạo phá thai. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của ca phá thai. Nếu bạn lựa chọn nạo thai tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng thì chi phí sẽ cao hon so với địa chỉ “chui”. Nhưng đi cùng với đó là đảm bảo quá trình diễn ra được an toàn.
- Tình trạng sức khỏe thai phụ: Tình trạng sức khỏe thai phụ cũng ảnh hưởng tới chi phí nạo phá thai. Nếu chị em có sức khỏe tốt, thai phụ đủ điều kiện nạo phá thai thì chi phí sẽ thấp hơn. Còn nếu chị em mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì cần điều trị trước khi tiến hành nạo phá thai. Khi đó chi phí cũng sẽ tăng lên
- Chi phí thăm khám, xét nghiệm: Trước khi nạo phá thai chị em sẽ được chỉ định tiến hành thăm khám, kiểm tra, có thể thực hiện một vài xét nghiệm. Số lượng xét nghiệm chị em thực hiện càng nhiều thì chi phí nạo phá thai sẽ càng cao.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, chị em có thể nắm vững các thông tin liên quan đến nạo phá thai. Nạo phá thai là phương pháp phá thai tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe của chị em phu nữ. Do đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện. Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả của ca đình chỉ thai.