Hẹp bao quy đầu ở trẻ em – Những điều bố mẹ cần biết

Ngày đăng: 2023-08-03
5/5 - (7 bình chọn)

Hẹp bao quy đầu là một tình trạng phổ biến ở trẻ em và sẽ tự biến mất khi đến tuổi trưởng thành. Thế nhưng, có không ít trường hợp trẻ đã lớn, hoặc thậm chí bước vào tuổi dậy thì mà bao quy đầu không tự tụt xuống.

Vậy, hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì? Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em, điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. 

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đặng Tuấn Trình – BS CKII ngoại tiết niệu, hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội. 

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng phần da bao quanh dương vật không tự tuột xuống một cách tự nhiên mà vẫn bám dính lấy quy đầu. Hẹp bao quy đầu ở trẻ em vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Khi trẻ sinh ra, phần da bao quy đầu sẽ bao phủ dương vật nhằm bảo vệ cơ quan sinh dục của trẻ. Khi trẻ từ 3 đến 4 tuổi thì bao quy đầu sẽ dần tụt xuống. Nguyên nhân dẫn đến hẹp bao quy đầu ở trẻ gồm:

  • Đầu da quy đầu quá nhỏ nên quy đầu không thể tự chui qua được. 
  • Dây hãm bao quy đầu ngắn khiến bao quy đầu không thể rút lại hoàn toàn. 
  • Trẻ trước đó bị viêm nhiễm ở dương vật dẫn đến sẹo xơ hóa ở quy đầu, khiến bao quy đầu không tự tụt xuống được. 

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa chia hẹp bao quy đầu thành 2 loại là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý chiếm hầu hết các trường hợp bị hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Trẻ khi mới sinh ra không có khả năng bảo vệ bộ phận sinh dục, do đó phần da bao quy đầu sẽ dính liền với quy đầu nhằm đảm nhiệm trọng trách bảo vệ phần đầu dương vật của trẻ. Khi trẻ lớn lên, dưới sự phát triển không ngừng của các tế bào da ở bao quy đầu, bao quy đầu sẽ dần tách ra khỏi quy đầu và tụt xuống một cách tự nhiên, để lộ quy đầu.

Thông thường, bao quy đầu sẽ bắt đầu tuột xuống khi trẻ lên 3 – 4 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ khi bước vào tuổi dậy thì mới bắt đầu tự lột bao quy đầu. 

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Hẹp bao quy đầu bệnh lý ít gặp hơn tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, thường là do sẹo xơ gây dính bao quy đầu. Các vết sẹo thường hình thành do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm trong quá trình phát triển của trẻ. 

Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh và sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hẹp bao quy đầu thắt quá chặt sẽ gây đau cho bé, trở ngại đến việc tiểu tiện, vệ sinh… Từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm của trẻ. Dưới đây là một số cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em:

  • Trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu như phải rặn khi tiểu, đỏ mặt khi tiểu, bao quy đầu sưng phồng, tia nước tiểu yếu… 
  • Phần bao quy đầu ở trẻ sưng phồng, có dấu hiệu viêm nhiễm, chảy mủ hoặc dịch bất thường. 
  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu, tình trạng sưng càng kéo dài thì các cơn đau sẽ càng dữ dội, khiến trẻ la khóc, quấy phá.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng cần phải được can thiệp kịp thời, nếu không có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc lên sức khỏe của trẻ như: 

Viêm bao quy đầu

Khi bị hẹp bao quy đầu, phần da bao quy đầu sẽ khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài và tích tụ lại bên trong bao quy đầu. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Biểu hiện dễ thấy nhất của viêm bao quy đầu ở trẻ là sưng đỏ, mọng nước ở phần đầu dương vật, thậm chí là gây đau, khiến trẻ la khóc. 

Viêm nhiễm niệu đạo

Nếu tình trạng viêm bao quy đầu không được giải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sang niệu đạo. Trong trường hợp nặng, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng gây viêm bàng quang, thận.

Nghẹt bao quy đầu

Nghẹt bao quy đầu xảy ra khi da bao quy đầu kéo tuột xuống nhưng không kéo phù trở lại được. Khi này, phần da sẽ thít chặt hơn vào trẻ, gây đau bao quy đầu, khiến máu không lưu thông được đến dương vật sinh ra phù nề, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử dương vật. 

Đứa trẻ có vấn đề với bao quy đầu
Đứa trẻ có vấn đề với bao quy đầu

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Điều trị thế nào?

Để giải quyết tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện tình hình. 

Nong bao quy đầu tại nhà

Đối với trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý nhưng bố mẹ muốn lột bao quy đầu xuống sớm thì có thể tự thực hiện việc lột bao quy đầu tại nhà. Bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ thực hiện việc lột bao quy đầu cho trẻ theo quy trình sau:

  • B1. Thoa chất bôi trơn lên dương vật của bé,có thể dùng sáp vaseline, baby oil…
  • B2. Dùng tay kéo nhẹ da bao quy đầu ra phía trước.
  • B3. Từ từ kéo ngược bao quy đầu lại phía sau và giữ trong vài phút. 

Lưu ý: mọi động tác đều phải thực hiện thật nhẹ nhàng và kiên trì từ 2 – 3 lần/ ngày và kéo dài trong 1 đến 2 tháng. 

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Trong trường hợp việc tuột bao quy đầu tại nhà không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cha mẹ sử dụng thêm thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em kết hợp với quá trình kéo da bao quy đầu. Đây là những loại thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình căng da, giúp da bao quy đầu mỏng và dễ kéo căng, khiến việc nong bao quy đầu tại nhà cho trẻ dễ dàng hơn. 

Lưu ý: cha mẹ không nên tự ý mua thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ, việc bôi thuốc cũng cần phải thực hiện nhiều lần trong ngày và kiên trì trong thời gian dài để có hiệu quả. 

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Cắt bao quy đầu

Là phương án cuối cùng khi những cách trên không mang lại hiệu quả. Đây là phương pháp phải dùng đến dụng cụ, dao kéo nên nhiều bậc phụ huynh vẫn còn e ngại, đặt ra câu hỏi trẻ bị hẹp bao quy đầu có nên cắt không? 

Thực tế, trẻ lớn, bước vào độ tuổi thanh thiếu niên, tuổi dậy thì. Lúc này, những biện pháp như nong bao quy đầu tại nhà đã không còn tác dụng nên trẻ cần tiến hành cắt bao quy đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cho trẻ, sau đó mới tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu

Còn đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thì bác sĩ Trình không khuyến khích cha mẹ đưa trẻ đi cắt bao quy đầu. Phần lớn trẻ ở độ tuổi này còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên khó đáp ứng điều kiện để cắt bao quy đầu. Tốt nhất, cha mẹ nên thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà, nếu không có hiệu quả thì nên chờ đến khi trẻ lớn hơn một chút hãng đưa trẻ đi cắt bao quy đầu. 

Lưu ý: Mặc dù là một tiểu phẫu, nhưng vị trí lại ở bộ phận nhạy cảm, kèm theo đó đối tượng thực hiện lại là trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ em đi cắt bao quy đầu ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, dụng cụ y tế được vô trùng kỹ càng. Điều này giúp giảm tối đa những biến chứng và nguy hại cho trẻ trong và sau tiểu phẫu. 

Thông qua bài viết này, cha mẹ đã hiểu hơn về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào của hẹp bao quy đầu, phụ huynh đừng ngại mà gọi trực tiếp qua số 0969.668.152 hoặc có thể chat trực tiếp với các chuyên gia Tại đây để được tư vấn tận tình nhất.

Đặng Trình

"Tác giả"Đặng Trình

Bác sĩ Đặng Tuấn Trình là bác sĩ chuyên khoa Ngoại, Tiết niệu, Nam học Đại học Y Hà Nội, là hội viên hội Tiết niệu, Thận học Việt Nam, với hơn 32 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý Ngoại, Tiết niệu - Nam học, từng là bác sĩ phẫu thuật Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội và đạt danh hiệu Thầy thuốc ưu tú trong nhiều năm.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội