Bao quy đầu bị dính: Dấu hiện nhận biết và phương pháp điều trị

Ngày đăng: 2023-06-29
5/5 - (9 bình chọn)

Bao quy đầu bị dính là tình dạng phần da bao quy đầu dính chặt với dương vật. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành.

Khi mắc bệnh, bộ phận sinh dục của nam giới khó vệ sinh, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm và các chứng rối loạn sinh lý như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…

Trong bài viết của Bác sĩ Đặng Tuấn Trình – chuyên khoa Ngoại, Tiết niệu, Nam học Đại học Y Hà Nội dưới đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về tình trạng bao quy đầu bị dính này ở nam giới và biết cách phát hiện, điều trị, phòng ngừa bệnh.

Tổng quan về tình trạng dính bao quy đầu

Bao quy đầu bị dính là tình trạng một phần da hoặc toàn bộ phần da bao quy đầu dính chặt với dương vật. Tình trạng này phổ biến ở trẻ và thường bị nhầm với hẹp bao quy đầu sinh lý. Tuy nhiên, người trưởng thành cũng có thể bị dính bao quy đầu và tình trạng này sẽ được phân loại mức độ như sau:

Hình ảnh minh họa cho bệnh lý bao quy đầu bị dính
Hình ảnh minh họa cho bệnh lý bao quy đầu bị dính

Dính bao quy đầu được phân loại thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: dính ở phần chu vi đỉnh dương vật (Cicatrix).
  • Nhóm 2: dính có dạng da dày
  • Nhóm 3: dính ở phần thân dương vật ngay dưới quy đầu (Glanular).

Nguyên nhân gây dính bao quy đầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bao quy đầu bị dính, cụ thể:

Vệ sinh không đúng cách

Bao quy đầu là phần da bao bọc quanh quy đầu, có tác dụng bảo vệ quy đầu và giữ ẩm cho môi trường quy đầu. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách thì các chất bẩn, chất thải, da chết… sẽ tích tụ lại, kết dính và khiến lớp da bao quy đầu bám chặt lấy đầu dương vật. Việc lớp da bao quy đầu bị dính chặt sẽ dẫn đến tích tụ nhiều chất thải hơn, lâu dần hình thành những cục bựa sinh dục – môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm.

Nam giới vệ sinh bao quy đầu không đúng cách

Đối với trẻ sơ sinh, do lớp bao quy đầu ban đầu thường kết dính với bao quy đầu để bảo vệ bộ phận này ở trẻ. Khi trẻ lớn lên thì bao quy đầu sẽ tự động tách ra, lúc này cần hướng dẫn trẻ vệ sinh dương vật hàng ngày, tránh để chất bẩn tích tụ gây ra hiện tượng bao quy đầu bị dính và các bệnh viêm nhiễm nam khoa khác.

Dài hoặc hẹp bao quy đầu

Dài hoặc hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bất thường. Cả hai tình trạng đều khiến bao quy đầu khó vệ sinh dẫn đến tích tụ bựa sinh dục, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thêm nữa, ở nam giới trưởng thành các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến kích thước cậu nhỏ, khả năng cương cứng và năng lực tình dục.

 

Trẻ mới sinh ra có thể gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, nghĩa là lớp da bao quy đầu chủ động dính với quy đầu để bảo vệ bộ phận này. Nhưng khi trẻ lớn lên thì lớp da bao quy đầu sẽ tự tách ra như bình thường. Nếu phụ huynh thấy trẻ khi sắp bước vào tuổi trưởng thành mà tình trạng da bao quy đầu vẫn dính với quy đầu, khó kéo xuống thì nên đưa trẻ đi cắt bao quy đầu để giúp trẻ phát triển bình thường.

Viêm bao quy đầu kéo dài

Viêm bao quy đầu là bệnh lý phổ biến, nhất là ở nam giới trong độ tuổi dậy thì, trưởng thành. Nguyên nhân phổ biến của bệnh là không vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu thường xuyên, khiến nấm và vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển.

 

Viêm bao quy đầu gây ra tình trạng sưng tấy, đỏ rát ở đầu dương vật, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chuyện tình dục của phái mạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm bao quy đầu sẽ dẫn đến tắc dính bao quy đầu, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh.

Các bệnh lý khác

  • Chấn thương dương vật: các chấn thương do va đập, chơi thể thao… sẽ gây thương tổn đến mô da của dương vật, hình thành sẹo xấu. Những vết sẹo có thể cản trở sự di chuyển lên xuống của bao quy đầu, từ đó dẫn đến dính bao quy đầu
  • Người lớn hoặc trẻ béo phì: dương vật của những người này có xu hướng bị bao quy đầu bọc lại và bao quy đầu bị dính chặt

Biểu hiện của người bệnh bị dính bao quy đầu

Biểu hiện dính bao quy đầu ở trẻ

Khi bị dính bao quy đầu, trẻ sẽ có các triệu chứng như:

  • Sợ tiểu
  • Khó tiểu, rặn khi tiểu khiến mặt đỏ bừng
  • Đau khi đi tiểu, thậm chí là la khóc do quá đau
  • Tia nước tiểu yếu do bị lớp da bao quy đầu chặn lại một phần
  • Phần da bao quy đầu căng phồng mỗi khi đi tiểu
  • Phần da bao quy đầu sưng đỏ, ngứa rát (dấu hiệu của dính bao quy đầu tiến triển thành viêm)
Bao quy đầu bị dính ở trẻ em
Bao quy đầu bị dính ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, việc phát hiện tình trạng dính bao quy đầu sẽ khó khăn hơn vì trẻ chưa có đầy đủ nhận thức để biết được “mình đang bị bệnh”. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến sinh hoạt hàng ngày của con để kịp thời phát hiện các bất thường, từ đó thăm khám từ sớm.

Biểu hiện dính bao quy đầu ở người trưởng thành

Ở nam giới trưởng thành, các biểu hiện của dính bao quy đầu dễ thấy hơn:

  • Da bao quy đầu không kéo xuống khi cương cứng, hoặc cảm thấy hơi nhói khi cương
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu, tia nước tiểu yếu
  • Dương vật có mùi tanh, hôi nhẹ do tích tụ chất thải ở phần bao quy đầu
  • Bao quy đầu bắt đầu sưng tấy, đau rát (dấu hiệu của dính bao quy đầu tiến triển viêm bao quy đầu)
Bao quy đầu bị dính ở nam giới trưởng thành
Bao quy đầu bị dính ở nam giới trưởng thành

Nam giới trưởng thành có thể phát hiện dễ dàng các tình trạng bất thường ở bao quy đầu (bao gồm dính bao quy đầu). Do đó, nam giới nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu của dính bao quy đầu hoặc viêm bao quy đầu.

Nguy hại khi mắc phải tình trạng dính bao quy đầu

Dính bao quy đầu là một tình trạng bất thường ở nam giới, nhưng để xác định xem tình trạng này nguy hại đến đâu thì còn tùy thuộc vào tình trạng dính và thời gian dính bao quy đầu. Thông thường, khi bao quy đầu bị dính sẽ không quá chặt, nam giới có thể chủ động “lột” một cách tự nhiên. Tuy nhiên cũng có những tình trạng bị dính chặt, khó lột và cũng khó vệ sinh.

Nếu tình trạng dính bao quy đầu kéo dài, có thể gây ra các biến chứng như:

Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Dính bao quy đầu quá chặt dẫn đến khó vệ sinh được bình thường, thậm chí còn che một phần lỗ tiểu, khiến nam giới gặp khó khăn trong việc tiểu tiện và vệ sinh. Khi này, phần trong của bao quy đầu sẽ tích tụ chất thải, bụi bẩn, tinh dịch… thành bựa sinh dục. Bản chất chúng là những chất bẩn nên khiến dương vật của nam giới có mùi hôi, ảnh hưởng đến sự tự tin của nam giới ở nơi công cộng và trước mặt bạn tình.

 

Mặt khác, bao quy đầu khi bị dính sẽ ảnh hưởng đến sự cương cứng của nam giới, khiến nam giới khó lột hết quy đầu ra để quan hệ như bình thường. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, đau khi quan hệ…

Tăng nguy cơ bị viêm nhiễm

Dính bao quy đầu dẫn đến tích tụ bựa sinh dục, lâu dần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, điển hình là viêm bao quy đầu. Viêm bao quy đầu khiến nam giới bị ngứa dương vật, sưng tấy vùng đầu dương vật, đau rát, chảy mủ bất thường… Viêm bao quy đầu cũng khiến nam giới “mất điểm” rất nhiều trong mắt bạn tình bởi  “mất vệ sinh” ở vùng kín của bản thân.

Dù là vì mục đích sức khỏe hay mục đích sinh lý, tâm lý thì nam giới nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu viêm bao quy đầu càng kéo dài thì ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của nam giới ngày càng tăng, thậm chí là gây vô sinh.

Mắc các bệnh lý khác

Quá trình tích tụ bựa tại bao quy đầu có thể lây lan sang các khu vực khác, khiến nam giới dễ mắc phải các bệnh lý như viêm niệu đạo, u xơ, hẹp đường tiểu, ung thư dương vật…

Chẩn đoán tình trạng dính bao quy đầu

Bao quy đầu bị dính thường được chẩn đoán lâm sàng – nghĩa là khám trực tiếp với bác sĩ mà không thông qua bất kỳ xét nghiệm nào.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm thì sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm.

Dựa trên các kết quả khám, bác sĩ sẽ nhận định mức độ bệnh, mức độ viêm nhiễm (nếu có) và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tình trạng dính bao quy đầu như thế nào

Để điều trị tình trạng dính bao quy đầu, nam giới hoặc cha mẹ (trong trường hợp trẻ nhỏ bị dính) nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám đầy đủ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị dính bao quy đầu là:

Nong bao quy đầu

Nong bao quy đầu là một thủ thuật tương đối đơn giản, không gây xâm lấn trong quá trình điều trị và có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu bị viêm nhiễm tại dương vật thì nam giới nên đến cơ sở y tế để được điều trị.

Nong bao quy đầu thường được thực hiện với trẻ nhỏ, ở nam giới trưởng thành  thì tùy thuộc vào tình trạng dính, nếu dính nhẹ thì phương pháp này có thể thực hiện được, nhưng nếu nặng thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Điều trị dùng thuốc

Phương pháp này thường được chỉ định với dính bao quy đầu nhóm Glanular – dính ở phần thân dương vật ngay dưới quy đầu. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thoa có tác dụng làm mềm và hỗ trợ kéo dãn lớp da này. Trong trường hợp điều trị dính bao quy đầu, nếu nhận thấy người bị bị viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ kê thêm các đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn để điều trị tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

Phẫu thuật cắt phần da dính

Nếu nguyên nhân dính bao quy đầu được xác định do hẹp hoặc dài bao quy đầu thì điều trị bằng thuốc và nong bao quy đầu sẽ không có tác dụng. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bao quy đầu

Phẫu thuật cắt phần da bao quy đầu bị dính
Phẫu thuật cắt phần da bao quy đầu bị dính

Việc cắt bao quy đầu sẽ giúp nam giới vệ sinh dễ dàng hơn, bao quy đầu cũng không dính chặt, không cản trở sự cương cứng ở nam giới. Tuy nhiên, nam giới nên lưu ý cắt bao quy đầu tại những địa chỉ cắt uy tín, trang thiết bị hiện đại và đảm bảo môi trường vệ sinh vô trùng để hạn chế các biến chứng sau thủ thuật.

Lời khuyên trong việc chăm sóc để phòng ngừa dính bao quy đầu

Vệ sinh bao quy đầu đúng cách là rất cần thiết để tránh làm tổn thương dương vật và giảm thiểu nguy cơ bị dính dương vật. Sau đây là một vài lời khuyên trong chăm sóc và vệ sinh dương vật để tránh bao quy đầu bị dính:

Đối với trẻ nhỏ

Cha mẹ cần vệ sinh trẻ khi tắm rửa và sau khi tiểu tiện. Khi vệ sinh, tuyệt đối không được xối vùng kín của trẻ bằng vòi xịt có áp lực mạnh, hoặc dùng dung dịch vệ sinh có nồng độ pH cao (hoặc tính tẩy rửa mạnh). Tốt nhất, nên rửa bằng nước ấm vừa phải, động tác nhẹ nhàng, làm sạch cả mặt trước và sau của bao quy đầu.

Phần da bao quy đầu ở trẻ sẽ tự tách ra khỏi quy đầu khi trẻ lớn lên, trong thời gian tách khỏi quy đầu, bao quy đầu sẽ để lại một vết hằn đỏ, có thể kèm đau nhẹ khi tiểu. Lúc này, phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch, tránh chà xát mạnh. Nếu trẻ bước vào độ tuổi dậy thì mà phần da bao quy đầu vẫn chưa được lột thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để cắt bao quy đầu.

Đối với người lớn

Đối với nam giới trưởng thành, đầu tiên cần phải kiểm tra xem bản thân có bị dài/hẹp bao quy đầu không. Nếu có thì nên đi cắt bao quy đầu để giải quyết tình trạng này.

Trong trường hợp bao quy đầu bình thường thì nam giới cần chú ý vệ sinh hàng ngày. Tránh chà sát mạnh hoặc dùng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao, tốt nhất nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh dành riêng cho nam. Những dung dịch này giúp rửa sạch vùng kín, giữ vùng kín luôn khô thoáng, hạn chế mùi hôi.

Thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng bao quy đầu bị dính. Tình trạng này phổ biến ở trẻ và có thể xảy ra ở người trưởng thành. Mặc dù gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng việc phòng tránh và khắc phục bệnh không quá khó.

Nếu cảm thấy tình trạng này ảnh hưởng xấu hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Chúc anh em luôn dồi dào sức khỏe

Nguyễn Văn Sướng

"Tác giả"Nguyễn Văn Sướng

Bác sĩ nam khoa và tiết niệu hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề với hàng nghìn bệnh nhân đã từng điều trị khỏi bệnh.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội