Đau bên phải bụng dưới ở nữ – 14 nguyên nhân gây đau phổ biến
Tìm hiểu 14 nguyên nhân gây đau bên phải bụng dưới ở nữ. Trong đó, gây đau tức, đau nhói cho vùng bụng dưới bên phải phổ biến nhất là bệnh lý ở vùng chậu và ổ bụng.
Mục lục:
Như thế nào được gọi là đau bụng dưới bên phải ở nữ
Vùng bụng được chia làm 9 phần: thượng vị, hạ vị, hai bên hạ sường, vùng quanh rốn, hai bên vùng hông và cuối cùng là 2 bên hố chậu.
Trong đó vùng bụng dưới phía bên phải ở nữ chứa một phận của phần hố chậu ( ruột non, buồng trứng phải, manh tràng, ruột thừa ). Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi vùng bụng dưới bên phải bị đau thì ít nhất một cơ quan ở trên có vấn đề.
Các loại cảm giác đau bên phải bụng dưới nữ là bệnh gì?
Khi bụng dưới bên phải đau có rất nhiều loại cảm giác nó có thể là đau tức, đau âm ỉ, đau nhói…. Một số trường hợp bụng đau kèm theo đau lưng.
Mỗi loại cảm giác đau ở trên là biểu hiện cho một bệnh lý khác nhau. Cụ thể, mời bạn tiếp tục theo dõi phần dưới đây:
Nguyên nhân đau bên phải bụng dưới ít nghiêm trọng
Trường hợp đau bụng dưới đây không quá nghiêm trọng đến sức của chị em. Thường khi rơi vào các trường hợp này không cần phải điều trị, bệnh sẽ tự thuyên giảm.
1. Đau bụng bên phải dưới rốn do khó tiêu
Nữ giới gặp tình trạng khó tiêu thường xuất hiện tình trạng vùng bụng dưới rốn phía bên nhải đau tức. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như ợ nóng và đầy hơi.
Với trường hợp này, chị em có thể cải thiện bằng cách sử dụng một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó tiêu kéo dài hơn 2 tuần thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chữa trị.
2. Đau tức bụng dưới bên phải do khí ruột
Trường hợp thức ăn không được tiêu hóa đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng khí tích tụ ở đường ruột. Lúc này, người bệnh sẽ thấy tức khu vực bụng dưới bên phải và đầy hơi.
Những triệu chứng này có thể sẽ tự biến mất sau vài giờ. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài trong vài tuần. Lúc này, chị em cần đi thăm khám để khắc phục kịp thời.
3. Đau bụng dưới phía bên phải kèm đau lưng và chuột rút do kinh nguyệt
Trước và trong những ngày đèn đỏ phần bụng dưới nữ giới có thể bị đau. Theo đó, cơn đau có thể xuất hiện phần bụng phải kèm theo đau lưng hoặc có thể là chuột rút.
Ngoài ra, chị em sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng đau ở lưng và chân, buồn nôn, đau đầu. Các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau hành kinh vài ngày.
Nguyên nhân đau bên phải bụng dưới nghiêm trọng hơn
Nên đi khám nếu trường hợp phần bụng phải đau do các bệnh lý dưới đây. Đây là các bệnh nguy hiểm. Nếu kéo dài không chỉ gây đau khó chịu ở bụng mà sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Bị đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân khiến vùng bụng phía dưới bên phải ở chị em bị đau tức. Nhiều trường hợp, viêm nhiễm đã tử vong do không chữa trị kịp thời.
Ngoài đau bụng các triệu chứng khác kèm theo bạn có thể tham khảo như:
- Buồn nôn;
- Sưng vùng bụng,
- Sốt.
5. Đau nhói bụng dưới bên phải do sỏi thận
Khi thận phải bị sỏi bạn sẽ cảm thấy được các cơn đau nhói. Cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi bạn đi tiểu.
Ngoài gây ra đau nhói, khi mắc bệnh bạn còn gặp các triệu chứng như:
- Đi tiểu ra máu;
- Đau khi tiểu;
- Buồn tiểu thường xuyên;
- Buồn nôn và nôn.
6. Nhiễm trùng thận gây đau bụng dưới bên phải gần háng ở nữ
Cũng giống với sỏi, nhiễm trùng thận phải cũng gây ra các cơn đau tức bụng dưới bất thường.
Ngoài gây đau nhức cho phần bụng dưới bên phải, bệnh nhân còn xuất hiện những triệu chứng như:
- Sốt;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Đau hông;
- Đi tiểu thường xuyên, cảm giác phải đi tiểu ngay và không thể nhịn tiểu;
- Rát hoặc đau khi đi tiểu;
- Có mủ hoặc có máu trong nước tiểu;
- Nước tiểu có mùi hôi.
7. Ấn tay vào bụng dưới bên phải thấy đau có thể do thoát vị
Tình trạng đau chỉ xuất hiện khi bạn ấn tay vào vùng bụng dưới gần hông phía bên phải. Xuất hiện tình trạng này, cơ bản là do bệnh thoát vị gây ra.
8. Do hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện các cơn đau bụng dưới rốn. Tình trạng đau thường xuất hiện nghiêng về phần bụng bên phải. Ngoài đau chị em mắc bệnh còn xuất hiện các biểu hiện:
- Co thắt dạ dày;
- Tiêu chảy;
- Táo bón;
- Đầy hơi;
- Mệt mỏi và khó ngủ;
- Lo lắng và trầm cảm.
9. Đau bên phải bụng dưới do viêm ruột
Triệu chứng thường thấy của bệnh nhân viêm ruột là tình trạng đau bụng dưới bên phải.
Ngoài đau chị em cũng có thể nhận biết bệnh qua các biểu hiện như:
- Đầy hơi;
- Tiêu chảy kéo dài, có thể đi ra máu;
- Sụt cân nhanh chóng;
- Mệt mỏi.
10. U nang buồng trứng – Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải gần xương chậu
Một trong những nguyên nhân đau bụng dưới bên phải gần xương chậu phải kể đến là u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng là thuật ngữ chỉ những khối u phát triển bất thường trên buồng trứng. U nang có thể tồn tại ở nhiều dạng với nhiều biến chứng khác nhau. Trong đó, xoắn u nang là biến chứng nguy hiểm nhất có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Các triệu chứng của u nang buồng trứng bao gồm:
- Đau bụng dưới bên phải;
- Đau khi quan hệ;
- Đi tiểu nhiều lần, khó khăn khi tiểu tiện;
- Đầy hơi;
- Đau vùng thắt lưng;
- Tăng cân;
- Tức ngực.
11.Đau bụng dưới bên phải ở nữ do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung thường gây ra các cơn đau bụng dưới giữ dội. Cơn đau sẽ nghiêng sang phía bên phải nếu các niêm mạc tử cung đi lạc lên buồng trứng phía tương ứng.
Ngoài gây đau bụng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau trong và sau khi quan hệ;
- Đau khi đi tiểu;
- Buồn nôn;
- Mệt mỏi;
- Tiêu chảy;
- Táo bón.
12. Bệnh viêm vùng chậu gây đau bụng dưới phải
Vùng chậu là cơ quan nằm ngay bên dưới khoảng bụng. Khi các cơ quan trong khu vực này bị viêm nhiễm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhức. Nếu cảm nhận được cơn đau giật về phía bụng bên phải thì có thể tình trạng viêm đang ảnh hưởng tới buồng trứng hay tử cung phía này.
Các triệu chứng kèm theo khác:
- Đau khi tiểu tiện;
- Đau khi quan hệ;
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ;
- Sốt;
- Nôn.
13. Đau vùng bụng dưới bên phải do mang thai ngoài tử cung
Nếu cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới phía bên phải có thể là do mang thai ngoài tử cung. Khi trứng được thụ tinh không vào tử cung mà làm tổ ở vòi trứng phải sẽ gây ra tình trạng đau nhức.
Thai ngoài tử cung về phía nào cũng gây nguy hiểm tới tính mạng.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết khác ngoài cơn đau âm ỉ có thể là:
- Đau vai;
- Xuất huyết âm đạo;
- Mệt mỏi, ngất xỉu;
- Khó chịu khi đi vệ sinh.
14. Đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ do xoắn buồng trứng
Nguyên nhân bệnh lý cuối cùng gây đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ là do xoắn buồng trứng.
Xoắn buồng trứng là tình trạng trứng bị rơi xuống và xoắn lại. Khiến cho mạch cấp máu cho buồng trứng cũng bị xoắn. Lâu dần, trứng không được nuôi dưỡng sẽ dẫn tới hoại tử nếu không chữa trị kịp thời.
Một số dấu hiệu nhận biết xoắn buồng trứng gồm:
- Đau bụng đột ngột ở vùng bụng dưới bên phải;
- Buồn nôn và nôn;
- Tiểu rắt, tiểu khó;
- Táo bón;
- Phù 2 chi dướ;.
- Sốt.
Đau bụng dưới bên phải khi nào cần khám bác sĩ?
Trong trường hợp chị em bị đau bụng dưới bên phải không rõ nguyên nhân. Hoặc đau kéo dài, nghiêm trọng thì nên đi thăm khám để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, khi có những triệu chứng dưới đây chị em cũng cần đi thăm khám sớm:
- Vàng da;
- Nước tiểu có màu đậm, phân nhạt;
- Đau đớn dữ dội;
- Sụt cân nhanh chóng;
- Nôn ra máu hoặc tiểu ra máu;
- Ra mồ hôi lạnh, mạch yếu, tụt huyết áp;
- Sốt;
- Khó thở;
- Màng bụng bị kích thích.
Cách điều trị đau bụng dưới bên phải
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu đau bụng dưới bên phải không quá nghiệm trọng. Đồng thời, không kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì chị em có thể khắc phục tại nhà bằng cách sau:
- Uống đủ nước;
- Dừng túi chườm nóng;
- Thuốc giảm đau (tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ).
Nếu sau khi áp dụng các cách trên tình trạng đau đớn không thuyên giảm. Hoặc trường hợp bị đau bụng dưới không rõ nguyên nhân thì chị em cần đi thăm khám.
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây để chẩn đoán bệnh:
- Siêu âm;
- Quét CT;
- Quét MRI;
- Kiểm tra thể chất.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị đau bụng dưới bên phải phù hợp.
Trong đó, nếu đau bụng dưới bên phải là do đầy hơi, chương bụng sẽ được dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Còn trường hợp đau dữ dội, người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau qua đường tiêm tĩnh mạch.
Còn trong trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh để chữa trị. Cuối cùng, nếu đau bụng dưới phải là do viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng thì cần làm phẫu thuật sớm.
Một số câu hỏi liên quan đến đau bụng dưới bên phải
Phần cuối bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp của các chị em xung quanh hiện tượng đau bụng dưới bên phải.
Đau bụng dưới bên phải sau sinh, nguyên nhân do đâu?
Đau bụng dưới bên phải sau sinh là tình trạng phổ biến ở chị em. Tình trạng này gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Vậy đâu là nguyên nhân đau bụng dưới sau sinh? Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Trào ngược dạ dày;
- Do hàn ngưng đọng;
- Đau bụng dưới bên phải sau sinh do quan hệ;
- Bệnh viêm vùng chậu;
- U xơ tử cung;
- Viêm bàng quang kẽ;
- Nhiễm trùng âm đạo.
Đau bụng dưới bên phải sau sinh là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu xuất hiện những biểu hiện đau bụng dưới phải không rõ nguyên nhân. Chị em nên đi thăm khám.
Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số mẹo giảm đau dưới đây để cải thiện tình trạng đau đớn:
- Có chế độ nghỉ ngơi khoa học, ngủ đúng giờ và đủ giấc;
- Không vận động nhiều sau sinh;
- Không đứng hoặc quỳ quá lâu;
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng;
- Dùng khăm ấm hoặc nước muối ấm chườm vào vùng đau;
- Dùng nước củ cỏ gấu; nước đường đỏ nấu với trứng hoặc rễ chuối sắc với rễ củ gai.
Bà bầu đau bụng dưới bên phải có nguy hiểm không?
Khi mang thai, sẽ có nhiều thời điểm bà bầu đau bụng dưới bên phải. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Ngoài ra, trong những tuần đầu tiên, hoặc giữa thai kỳ chị em cũng sẽ gặp tình trạng này.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp, đau bụng dưới bên phải khi mang thai còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý như:
- Chứng đầy bụng;
- Táo bón;
- Đau dây chằng;
- Các cơn co thắt giả Braxton Hicks;
- Mang thai ngoài tử cung;
- Nhiễm trùng đường tiểu;
- Bong non nhau.
Với những trường hợp không nguy hiểm, chị em có thể cải thiện các cơn đau bụng dưới bên phải bằng cách sau:
- Dùng túi nước ấm chuờm vùng bụng bị đau;
- Massege nhẹ vùng lưng;
- Tắm nước ấm;
- Hạn chế stress, căng thẳng.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn và thuận lợi. Khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới bên phải. Chị em nên đi khám thai để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Đau bụng dưới bên phải kèm đau lưng dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu trong trường hợp đau bụng dưới bên phải kèm đau lưng chỉ kéo dài trong 1 ngày và tự biến mất thì chị em không cần lo lắng. Vì đây là biểu hiện khá phổ biến ở chị em phụ nữ.
Nhưng trong trường hợp triệu chứng kéo dài, chị em nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như:
- Sỏi thận;
- Mang thai ngoài tử cung;
- U nang buồng trứng.
Việc thăm khám sớm sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn. Còn nếu để bệnh kéo dài, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau bụng dưới bên phải gần háng là dấu hiệu của bệnh gì?
Trong những ngày đèn đỏ, đa số chị em sẽ gặp triệu chứng đau bụng dưới bên phải gần háng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt mà có thể do một số bệnh lý như:
- Viêm bàng quang;
- Viêm ruột thừa;
- U nang buồng trứng;
- Có thai ngoài tử cung;
- Viêm ống đưa trứng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu chị em bị đau bụng dưới bên phải gần háng không nên tự ý mua thuốc kháng sinh hay giảm đau để dùng. Vì có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm: 10 địa chỉ phòng khám phụ khoa ở đâu tốt uy tín tại Hà Nội
Như vậy, đau bên phải bụng dưới ở nữ có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, nguy hiểm là các bệnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em. Do đó, các chị em không nên chủ quan khi gặp triệu chứng này. Nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng.