Chảy máu bất thường ở vùng kín biểu hiện 17 bệnh lý (nguy hiểm)
Sẽ không có gì đáng lo ngại nếu bạn bị chảy máu vùng kín trong kỳ “đèn đỏ”. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu như bạn bị ra máu vùng kín ngoài kì kinh nguyệt thì hãy lưu ý, đây là một dấu hiệu bất thường cảnh báo cho nhiều căn bệnh nguy hại ở cơ quan sinh dục nữ.
Để giúp chị em dễ nhận diện tình trạng chảy máu ở vùng kín bất thường là do nguyên nhân nào và có nguy hại hay không? Dưới đây các chuyên gia sẽ chia sẻ về các bệnh lý có thể gây chảy máu bất thường ở vùng kín ở nữ giới. Hãy cùng theo dõi để hiểu hơn về tình trạng này nhé!
Mục lục:
Chảy máu ở vùng kín khi nào được coi là bất thường
Hiện tượng chảy máu ở vùng kín không quá xa lạ với chị em vào những ngày đèn đỏ. Đây là vấn đề sinh lý bình thường bạn nữ nào cũng có. Lượng máu xuất hiện lúc này do lớp niêm mạc tử cung bị bong là thoát ra ngoài vùng kín.
Chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới việc bị chảy máu ở vùng kín khi chưa đến hoặc đã qua ngày hành kinh. Đây là biểu hiện bất thường, nó là dấu hiệu cảnh báo mang thai hoặc bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Các biểu hiện kèm theo có thể bao gồm:
- Ngứa vùng kín;
- Rối loạn tiểu tiện;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Khí hư có mùi hoặc màu sắc bất thường.
Chảy máu bất thường ở vùng kín là do đâu?
Việc chảy máu ở vùng kín bất thường có nhiều nguyên nhân. Dưới đây, là 17 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng này.
Vùng kín chảy máu do vấn đề sinh lý
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn và mất cân bằng các hormone nội tiết tố estrogen và progesterone gây ra rối loạn kinh nguyệt. Đây là cũng nguyên nhân khiến vùng kín chảy máu bất thường.
Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh lý và nhan sắc của chị em. Nó gây ra các vấn đề kèm theo như làm khô âm đạo, các vấn đề về da….
Rối loạn hoạt động phóng noãn
Việc rối loạn phóng noãn cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu ở vùng kín. Lúc này, lượng hormone progesterone giảm xuống. Nó làm lớp niêm mạc tử cung dày lên, đẩy lớp niêm mạc cũ bong ra rồi gây chảy máu.
Quá trình phóng noãn bị rối loạn không theo quy luật cố định khiến bạn bối rỗi trong việc tính chu kỳ của mình.
Tác dụng phụ của thuốc nội tiết
Nguyên nhân khiến vùng kín chảy máu bất thường cũng được ghi nhận do sử dụng thuốc sai cách. Qua đó, các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết chứa progestin là nguyên nhân gây ra vấn đề.
Hiện tượng chảy máu ở vùng kín do dùng thuốc không kéo dài lâu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thuốc tránh thai khẩn cấp dùng không đúng có thể làm hại tới tử cung. Vì vậy, không được tự ý sử dụng thuốc khi không được sự cho phép của bác sĩ.
Chảy máu ở vùng kín bất thường do rối loạn chức năng đông máu
Chảy máu ở vùng kín bất thường có thể do rối loạn đông máu gây ra. Đặc biệt, nó biểu hiện rõ ràng ở những người mắc các bệnh như:
- Bệnh tuyến giáp;
- Viêm gan;
- Sốt xuất huyết;
- Dùng Corticoid kéo dài…
Dụng cụ tránh thai
Việc đặt vòng tránh thai hoặc vòng bị lệch có thể làm tổn thương âm đạo và gây chảy máu cho vùng kín cũng như bị đau bụng dưới.
Do quan hệ tình dục
Xuất tiết ở vùng kín cũng có thể do quan hệ tình dục quá thô bạo làm tổn thương âm đạo hoặc cổ tử cung. Việc này thường xảy ra với phụ nữ sau sinh khi âm đạo vẫn phục hồi hoàn toàn. Nếu máu chảy (xuất tiết) ít thì có thể không phải can thiệp y tế. Trường hợp ngược lại chị em cần tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Chảy máu vùng kín sau sinh
Nhiều thai phụ sau sinh thường đối mặt với tình trạng chảy máu. Lượng máu âm ỉ tiết ra từ vùng kín kéo dài từ 3 – 4 tuần.
Tuy nhiên, không cần quá lo lắng về vấn đề này. Đây là lượng sản dịch còn sót lại. Các mẹ theo dõi sát sao các hiện tượng. Khi thấy lượng máu ra nhiều, ra kèm cả cục máu đông thì liên hệ với bác sĩ để được thăm khám ngay.
Do sẩy thai hoặc phá thai
Chảy máu vùng kín trong thời gian đầu mang thai cần đặc biệt lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu của sảy thai gây ra. Tốt nhất để an toàn bạn cần đi khám ngay để được chuẩn đoán.
Ngoài ra, phá thai cũng là nguyên nhân khiến vùng kín xuất tiết. Thông thường các trường hợp phá thai với thuốc sẽ chảy máu trong khoảng 2 tuần. Hiện tượng chảy máu chỉ kéo dài vài ngày đầu với các thủ thuật phá thai ngoại khoa.
Các trường hợp chảy máu ở vùng kín lâu kèm theo ngứa sau khi phá cần được khám sớm. Đó có thể là biểu hiện của nhiễm trùng. Chị em đặc biệt lưu ý.
Mang thai ngoài tử cung
Ra máu tươi ở vùng kín khi mang thai có thể là biểu hiện của thai ngoài tử cung. Việc bào thai nằm ngoài tử cung rất nguy hiểm. Nó có thể ảnh hưởng tới tính mang của thai phụ do mất máu nhiều.
Chảy máu bất thường ở vùng kín là bệnh gì?
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo nhẹ thì bị ngứa rát vùng kín, khí hư có mùi hôi. Còn nặng thì có thể khiến vùng kín chảy máu.
Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung thường gây ra hiện tưởng ra máu ở âm đạo, nhất là sau khi quan hệ. Bệnh có thể biến chứng lên các bộ phận của hệ sinh sản khác. Vì vậy nếu có triệu chứng này, bạn nên đi khám và điều trị sớm.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là viêm nhiễm ở các quan ở vùng chậu như tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Bệnh có nhiều triệu chứng như đau bụng dưới lâm râm, bệnh nặng có thể dẫn đến sốt cao, ớn lạnh…và chảy máu ở vùng kín.
Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung
Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên, đã sinh đẻ nhiều lần. Khối u khiến bụng trướng lên. Ngoài ra người bệnh còn bị đau và tức ở vùng chậu, đau khi quan hệ, hay bị táo bón đầy hơi, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang sự mất cân bằng nội tiết dãn đến chu kỳ rụng trứng thất thường.
Chu kỳ kinh nguyệt thất thường có khi kéo dài cả 40 ngày khiến âm đạo liên tục chảy máu. Bệnh có thể nguy hiểm đến khả năng sinh sản vì vậy bạn nên thăm khám điều trị sớm.
U nang buồng trứng
Khiến vùng kín chảy máu là triệu trứng phổ biến ở bệnh nhân u nang buồng trứng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau tức vùng bụng dưới
- Đau vùng chậu
- Đau vùng thắt lưng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đi tiểu thường xuyên
Ngứa và chảy máu ở vùng kín do STDs
Ngứa kèm theo xuất tiết ở vùng kín là triệu chứng điển hình của bệnh STDs.
Nếu trong thời gian qua, bạn có quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng mắc bệnh khá cao.
Ngoài chảy máu và ngứa, các triệu chứng khác của bệnh còn là nổi mụn, tiểu buốt và ra nhiều khí hư.
Ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo
Chảy máu vùng kín còn là dấu hiệu của ung thư phụ khoa trong đó có ung thư âm đạo và ung thư cổ tử cung. Khi khối u phát triển làm rối loạn hoạt động của các cơ quan này. Đồng thời cũng khiến lớp niêm mạc dễ bị tổn thương, viêm loét và chảy máu.
Ung thư phụ khoa là bệnh lý nguy hiểm nhất trong các bệnh lý phụ khoa không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản mà còn đe dọa đến tính mạng.
Chảy máu ở vùng kín có nguy hiểm không?
Bạn cần theo dõi sát sao khi bị chảy máu bất thường ở vùng kín. Nếu tình trạng ngày một nặng hơn thì cần đi khám và điều trị ngay.
Vi như đã nêu ở trên, hiện tượng ra máu bất thường này có nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là những ảnh hưởng do tình trạng chảy máu ở vùng kín gây ra:
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt;
- Mùi hôi ở vùng kín cũng khiến chị em mất tự tin trong các hoạt động hàng ngày.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục;
- Gây vô sinh, hiếm muộn
- Nguy hiểm đến tính mạng: Ung thư cổ tử cung là bệnh lý gây tử vong cho nữ giới nhiều thứ hai chi sau ung thư vú.
Phải làm gì khi bị chảy máu ở vùng kín?
Khi bị chảy máu vùng kín, chị em nên chú ý theo dõi nếu có các dấu hiệu bất thường thì cần kịp thời thăm khám ngay. Các dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu ngay là:
- Khi đang mang thai;
- Chảy máu kèm đau bụng nhiều;
- Tiết ra máu cục.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp xét nghiệm. Quá trình chẩn đoán để xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Để khắc phục vùng kín bị chảy máu có 2 phương pháp là:
- Điều trị nội khoa: Nếu viêm nhiễm nhẹ có thể điều trị bằng thuốc. Thời gian điều trị từ 7-10 ngày là khỏi.
- Điều trị ngoại khoa: Với trường hợp viêm nhiễm nặng cần phải điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa như đốt điện, đốt laser, phẫu thuật…
Trong thời gian điều trị, chú ý vệ sinh, thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Cách phòng ngừa vùng kín bị chảy máu
Để ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa gây chảy máu cũng như giúp quá trình điều trị thành công, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Ăn uống lành mạnh, tránh đồ cay nóng.
- Không uống rượu bia, chất kích thích làm tình trạng chảy máu càng nặng hơn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ 1-2 lần một ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh có độ PH từ 4-5.
- Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc, tăng liều hay dừng thuốc.
- Nên chú ý và kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ.
Như vậy chảy máu vùng kín có thể do tổn thương sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa. Hy vọng với những thông tin trên giúp ích được cho vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi !
Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn thông tin uy tín.
Theo Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội.