Bệnh viêm vùng chậu (PID) là gì? Dấu hiệu vùng chậu bị viêm
Viêm vùng chậu (PID) là bệnh lý xảy ra phổ biến ở những nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này được nhận định có thể gây ra nhiều tác hại không chỉ đối với sức khỏe mà còn cả khả năng sinh nở của người phụ nữ. Do đó, việc nghiên cứu thông tin liên quan đến bệnh viêm vùng chậu là một vấn đề quan trọng mà các chị em phụ nữ nên thực sự nghiêm túc tìm hiểu.
Ở Việt Nam, ý thức bảo vệ sức khỏe phụ khoa ở nhiều nữ giới chưa cao, có rất ít người hiểu rõ về bệnh viêm vùng chậu – PID. Đa số các bệnh nhân nữ thường có tâm lý chủ quan khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm vùng chậu.
Để có thể hỗ trợ chị em phụ nữ chấm dứt tình trạng viêm vùng chậy. Bài viết dưới đây chuyên gia Trần Thúy Vân tại Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội sẽ chia sẻ tới các bạn: bệnh viêm vùng chậu (PID) là gì, dấu hiệu (triệu chứng) khi các cơ quan sinh sản trong vùng chậu bị viêm nhiễm & tác hại của nó như thế nào.
Mục lục:
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là gì?
Bệnh viêm vùng chậu (tên tiếng Anh: Pelvic inflammatory disease) là một bệnh nhiễm trùng các cơ quan sinh sản trên, xuất hiện riêng có ở phụ nữ. Viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa phổ biến, bệnh gây ra các triệu chứng đau đớn, khó chịu, khiến chị em gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, nhiễm trùng huyết… nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cụ thể hơn, viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản như buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung. Bệnh lý này thường gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Viêm vùng chậu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, cổ tử cung, sau đó di chuyển đến tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và gây viêm nhiễm tại các cơ quan này. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm, bệnh sẽ diễn biến nhanh chóng sang giai đoạn mãn tính. Viêm vùng chậu mãn tính gây ra tình trạng áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm vùng chậu là sự phát triển quá mức của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Phần lớn, bệnh nhân viêm vùng chậu khi đến điều trị tại PK Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội phát hiện dương tính với các vi khuẩn lây qua đường tình dục. Một số trường hợp, thì do bắt nguồn từ các vi khuẩn có trong âm đạo.
Nhóm đối tượng dễ mắc viêm vùng chậu nhất
Ta có thể gặp bệnh nhân nữ mắc viêm vùng chậu ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng thường xuyên mắc bệnh viêm vùng chậu là những chị em trong độ tuổi sinh đẻ và đã từng có trải nghiệm tình dục. Ngoài ra, nữ giới đã từng làm những hành động dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ mắc PID cao:
- Thụt rửa âm đạo.
- Đã hoặc đang nhiễm bệnh lây qua đường tình dục (Chlamydia hoặc lậu);
- Quan hệ với nhiều người;
- Giao hợp với đối tác có nhiều bạn tình;
- Phụ nữ mang thai;
- Tiền sử đã từng mắc PID.
Thông tin chi tiết về dấu hiệu viêm vùng chậu
Các dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu thường không rõ ràng. Các triệu chứng của bệnh thường dễ nhầm lẫn với phần lớn các bệnh phụ khoa khác.
Đã thế, vùng chậu khi bị viêm còn được chia làm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh lại có những biểu hiện đặc trưng riêng.
- Giai đoạn 1 viêm nhiễm cấp tính: không có biểu hiện rõ ràng.
- Giai đoạn 2 viêm nhiễm mãn tính: biểu hiện đặc trưng (đề cập bên dưới).
Chính vì thế để sớm phát hiện và chuẩn đoán bệnh chính xác nhất bảo vệ sức khỏe của mình. Chị em nên đi khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/1 lần tại các cơ sở chuyên gia uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội.
Hãy đi khám nếu bạn có những dấu hiệu sau đây:
Dịch âm đạo bất thường
Sự thay đổi của khí hư là dấu hiệu cảnh báo vùng chậu bị viêm nhiễm chị em không nên bỏ qua.
Khi mắc mắc bệnh, khí hư ra tiết ra nhiều hơn, đồng thời, màu của khí hư có thể chuyển sang màu trắng đục, xám đục hoặc vàng, xanh.
Ở một số trường hợp, khí hư sẽ có mùi hôi, thậm chí có trường hợp khí hư có lẫn máu.
Đau khi giao hợp
Nếu chị em bị đau trong khi quan hệ với đối tác thì có thể là biểu hiện vùng chậu đang bị viêm nhiễm.
Những tác động vật lý khi quan hệ sẽ làm ảnh hưởng tới các cơ quan đang tổn thương do viêm nhiễm trong vùng chậu. Trường hợp này thường xảy ra với bệnh nhân bị viêm nhiễm ở tử cung nó gây đau thậm chí là chảy máu.
Tình trạng này nếu không khắc phục sớm có thể khiến nữ giới ngại “yêu”. Lâu dần, có thể dẫn đến lãnh cảm, tình cảm vợ chồng bị rạn nứt.
Xuất huyết âm đạo
Một trong những nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo chính là viêm nhiễm vùng chậu.
Khi cơ quan sinh dục bị nhiễm trùng rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần có tác động nhỏ cũng khiến âm đạo chảy máu.
Rối loạn kinh nguyệt
PID là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan sinh sản trong vùng chậu như tử cung, buồng trứng. Tình cờ các cơ quan kể trên lại liên quan mật thiết tới chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu các cơ quan này bị viêm nhiễm sẽ khiến chu kỳ kinh bị rối loạn.
Dấu hiệu của viêm vùng chậu có thể nhận biết qua rồi loạn kinh nguyệt như:
- Lượng máu có thể nhiều hoặc ít hơn so với trước.
- Màu máu kinh có thể nhạt hoặc sẫm màu hơn.
- Đau bụng khi đến ngày hành kinh.
Đau bụng dưới
Một trong những dấu hiệu viêm vùng chậu chị em không nên bỏ qua chính là đau bụng dưới.
Khi mắc bệnh, chị em sẽ cảm thấy đau ở bụng dưới, các cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dỗi. Ngoài ra, cơ thể lúc này sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, khó chịu.
Hãy gọi ngay cho bác sĩ qua Hotline: 0969 668 152 hoặc Chat trực tiếp ở khung bên dưới
Nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu
Nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu là do nhiễm vi khuẩn lây qua đường giao hợp như:
- Vi khuẩn chlamydia trachomatis;
- lậu;….
Ngoài ra, một số vi khuẩn trong âm đạo cũng có thể gây bệnh như:
- Gardnerella Vaginalis;
- Mycoplasma hominis;….
Một số yếu tố được xem là nguyên nhân khiến các vi khuẩn trên tấn công và gây bệnh gồm:
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách
Trong âm đạo của nữ giới luôn tồn tại một lượng vi khuẩn, trong đó có lợi khuẩn và hại khuẩn.
Việc vệ sinh âm đạo mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ những hại khuẩn. Từ đó, giúp chị em phòng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu chị em vệ sinh âm đạo không sạch, hoặc thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm cơ quan trong vùng xương chậu.
Biến chứng sau phẫu thuật
Một số thủ thuật ngoại khoa tác động tới tử cung như đặt vòng, bóc tách u xơ…. Cũng có thể gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục nếu như không thực hiện an toàn và chính xác.
Nếu tình trạng viêm nhiễm ở ngoài vùng kín kéo dài và không được chữa trị lâu dần sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới vùng chậu.
Viêm nhiễm sau khi nạo phá thai và sinh đẻ
Nữ giới đình chỉ thai hoặc sinh đẻ nhiều lần khiến tử cung bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, các vi khuẩn có hại rất dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm cho cơ quan khác ở bên trong vùng chậu.
Cụ thể, nếu chị em đình chỉ thai không an toàn có thể bị sót thai, thai chết lưu,….Tình trạng này khiến chị em đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nạo phá thai không an toàn có thể gây viêm nhiễm cho tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng.
Đối với những chị em sinh đẻ nhiều lần cũng có nguy cơ mắc PID. Nếu như vệ sinh vùng kín không sạch. Hoặc do quan hệ sớm sau khi sinh là tiền đề cho vi khuẩn tấn công.
Lây nhiễm từ các cơ quan lân cận
Nữ giới bị viêm ruột thừa hoặc viêm màng bụng cũng có nguy cơ viêm vùng chậu. Nguyên nhân do các vi khuẩn có thể phát triển và lây lan sang các cơ quan sinh dục của chị em.
Bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ mang thai
Viêm vùng chậu khi mang thai là bệnh lý phụ khoa, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nếu không kịp thời chữa trị. Trong giai đoạn mang thai nữ giới có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm vùng chậu hơn bình thường – theo báo cáo của sciencedirect. Bị viêm vùng chậu khi mang thai tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.
Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc viêm vùng chậu
Phụ nữ mang thai có sức đề kháng kém là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm cho xương vùng chậu. Không chỉ có thể, khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thay đổi, vấn đề vệ sinh vùng kín khi mang thai không đúng cách, hay việc sinh hoạt vợ chồng cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng chậu của thai phụ dễ viêm nhiễm hơn bao giờ hết.
- Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, dễ mắc bệnh
- Dưới sự tác động của nội tiết tố, khi mang thai, khí hư tiết ra nhiều hơn khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn. Nếu người phụ nữ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho hại khuẩn gây viêm nhiễm
- Quan hệ tình dục không an toàn cũng là yếu tố khiến nữ giới bị viêm vùng chậu khi mang thai
Dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu ở phụ nữ mang thai
Triệu chứng viêm vùng chậu thường gặp là xuất hiện những cơn đau. Người bệnh có thể bị đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục. Những cơn đau này có thể từ nhẹ đến nặng, từ đột ngột cho đến lâu dài. Ngoài ra, người bệnh còn có một triệu chứng đi kèm khác như sốt, ớn lạnh, nôn và buồn nôn, dịch tiết âm đạo bất thường, xuất huyết âm đạo.
- Bị đau khi quan hệ;
- Đau bụng dưới, đau lưng;
- Buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị áp xe;
- Ra nhiều huyết trắng và có mùi;
- Ra máu âm đạo;
- Cơ thể mệt mỏi, sốt.
Tình trạng xuất huyết âm đạo khiến mẹ bầu cảm thấy sợ hãi vì điều này dễ dẫn đến sảy thai hoặc thai sinh non. Ngoài ra, các triệu chứng viêm vùng chậu khác dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với biểu hiện phổ biến trong những tháng đầu của thai kỳ.
Tác động của bệnh viêm vùng chậu đến thai nhi
Một nghiên cứu từ Hiệp hội Sản khoa và Phụ khoa Mỹ (ACOG) cho biết rằng viêm vùng chậu có thể dẫn đến thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy) và vô sinh. Vì thế, khi mang thai, nếu nhận thấy bản thân có tình trạng bất thường nào, người phụ nữ cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán về tình trạng bệnh sớm nhất.
Viêm vùng chậu không thể lây nhiễm trực tiếp sang cho thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai. Thế nhưng, các triệu chứng viêm vùng chậu khiến mẹ bầu rất dễ mệt mỏi, suy nhược cả thể chất và tinh thần. Dẫn tới thai nhi phát triển không đều, thiếu chất, suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
Thâm chí, viêm vùng chậu khi mang thai còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Bởi dưới sự kích thích của tình trạng viêm nhiễm ở vùng chậu sẽ khiến khoang chậu và tử cung bị tổn thương, dễ bị xung huyết, kích thích co bóp gây sinh non. Một số trường hợp nặng có thể gây nhiễm độc thai nhi, nhiễm trùng màng ối, lưu thai…
Với trường hợp viêm vùng chậu khi mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ, việc sinh thường có thể khiến em bé bị nhiễm khuẩn từ ổ viêm khi thai đi qua cổ tử cung và âm đạo người mẹ. Hậu quả, em bé có thể bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh nguy hiểm như viêm kết mạc, viêm phế quản, viêm phổi,…
Ngoài ra, các chuyên gia còn cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm khác mà nữ giới có thể phải đối mặt nếu bị viêm vùng chậu kéo dài trong thời kỳ mang thai:
- Tắc nghẽn hoặc kết dính ống dẫn trứng
- Hội chứng Fitz Hugh Curtis
- Viêm phúc mạc
- Áp xe ống dẫn trứng/buồng trứng
- Thai lạc chỗ
- Vô sinh.
- Viêm vùng chậu mãn tính
Như vậy, viêm vùng chậu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng khi có dấu hiệu của bệnh, người mẹ nên tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Khuyến cáo: Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Uống đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian là cách giúp thai phụ có thể điều trị khỏi tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tự ý ngừng thuốc, thay đổi liều lượng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng nhờn thuốc, bệnh tái phát nhiều lần, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn.
Bệnh viêm vùng chậu có nguy hiểm không?
Viêm vùng chậu có nguy hiểm không? là mối quan tâm của rất nhiều chị em khi mắc bệnh. Thực tế, khi mắc bệnh chị em sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng ảnh hưởng tới cơ thể và sức khỏe sinh sản như:
Viêm vùng chậu mãn tính
Viêm vùng chậu cấp tính không được điều trị dứt điểm sẽ tiến triển thành viêm vùng chậu mãn tính. Nếu viêm nhiễm chuyển sang mãn tính người bệnh sẽ luôn trong tình trạng đau đớn. Đặc biệt là đau khi rụng trứng hoặc khi chị em quan hệ tình dục. Viêm vùng chậu mãn tính gây ra những cơn đau vùng chậu kéo dài dai dẳng trong vài tháng, thậm chí là vài năm. Khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt và làm việc. Viêm vùng chậu mãn tính là nguyên nhân chính gây biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là biến chứng nguy hiểm chị em có thể gặp phải khi vùng chậu viêm nhiễm. Bởi khi vùng chậu bị vi khuẩn tấn công trứng được thụ tinh sẽ không thể làm tổ ở tử cung. Lúc này, phôi thanh đang hình thành từ trứng chỉ có thể bám bên ngoài tử cung.
Nếu mang thai ngoài tử cung thai phụ cần phải làm thủ thuật sớm bởi khi thai lớn có thể vỡ ra. Khiến thai phụ rơi vào tình trạng mất máu nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.
Áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng
PID nếu không chữa trị sớm sẽ chuyển sang mãn tính và gây ra tình trạng áp xe ở vùng chậu. Áp xe có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân. Áp xe là một bọc chứa mủ do tình trạng nhiễm khuẩn gây nên. Nếu không điều trị hiệu quả, áp xe vùng chậu gây nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự sống của người bệnh.
Nguy cơ vô sinh
Biến chứng nguy hiểm nhất của PID chính là gây vô sinh ở chị em. Theo thống kế, cứ 10 bệnh nhân thì có 1 người không thể thụ thai tự nhiên. Nguyên nhân do bệnh có thể gây sẹo trên ống dẫn trứng. Lâu dần, vết sẹo có thể gây tắc ống dẫn trứng khiến tinh trùng không thể di chuyển để thụ tinh với trứng.
Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu như thế nào
Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu sớm là hành động cần thiết. Nhằm giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Hiện nay, việc chuẩn đoán viêm vùng chậu tại Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội được thực hiện theo quy trình sau:
- Khám lâm sàng qua việc nói chuyện với bệnh nhân về vấn đề vệ sinh và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân;
- Nếu có biểu hiện bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra dịch tiết ở cổ tử cung chuẩn đoán có phải do lậu hoặc nhiễm chlamydia.
Ngoài ra, một số phương pháp khác được sử dụng để chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Xét nghiệm máu;
- Siêu âm;
- Sinh thiết nội mạc tử cung;
- Nội soi.
Thuốc điều trị viêm vùng chậu
Sử dụng thuốc điều trị viêm vùng chậu là phương pháp chủ yếu được sử dụng để chữa vùng chậu viêm nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, vị trí viêm mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh viêm vùng chậu nhẹ
Đối với những trường hợp viêm nhiễm nhẹ thường sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm để chữa trị. Thuốc trong trường hợp này sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng viêm loét, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc đặc trị bệnh giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.
Điều trị PID cấp độ nặng mãn tính
Lúc này, người bệnh cần nhập viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thuốc chữa bệnh ở cấp độ này chủ yếu là các loại kháng sinh liều cao, có tác dụng toàn cơ thể. Một số thuốc có thể được sử dụng như Benecid, Cycline, Triaxone, Nidazole….Nếu người bệnh có triệu chứng sốt hoặc đau thì có thể dùng thêm thuốc giảm đau, hạ sốt phù hợp.
Điều trị viêm vùng chậu gây biến chứng áp xe
Nếu PID gây biến chứng áp xe người bệnh sẽ được yêu cầu điều trị ngoại khoa. Kết hợp cùng các pp ngoại khoa sẽ là các loại thuốc kháng sinh để hạn chế viêm nhiễm và giảm đau.
Ở một số trường hợp bác sĩ có thể kết hợp việc dùng thuốc và vật lý trị liệu để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Bằng phương pháp này, thời gian điều trị được rút ngắn, tăng hiệu quả điều trị.
Cách điều trị viêm vùng chậu tại nhà
Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Với những trường hợp bệnh nhẹ có thể tham khảo một số cách điều trị viêm vùng chậu tại nhà dưới đây.
Dùng lá trầu không
Lá trầu không có thể chữa được viêm vùng chậu là nhờ tính ấm, vị chát nên có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng rất tốt.
Thực hiện:
Chị em chuẩn bị 3 – 5 lá trầu không đem đi rửa sạch. Sau đó, đun cùng với nước sạch để vệ sinh “cô bé” hàng ngày. Mỗi tuần thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần.
Sử dụng tỏi
Trong dân gian cũng truyền tai về bài thuốc dân gian chữa vùng chậu bị viêm nhiễm bằng tỏi. Bởi trong tỏi cũng có tinh chất kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm rất tốt.
Thực hiện:
Chị em băm nhuyễn khoảng 3 – 4 tép tỏi đã bóc vỏ. Sau đó, đem phi tỏi cùng với 2 thìa cà phê dầu ô liu, đến khi tỏi chuyển sang màu nâu thì tắt bếp.
Tiếp đến, chị em đem lọc lấy dầu, lấy bông thấm dầu sau đó cho vào âm đạo, sau 1 giờ, lấy bông ra ngoài. Áp dụng cách chữa này đến khi bệnh khỏi hẳn thì dừng lại.
Giảm viêm nhiễm với nước muối
Muối từ lâu được biết đến với tác dụng sát trùng cao. Do đó ta cũng có thể sử dụng nước muối để điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Cách thực hiện rất đơn giản: Chị em pha loãng muối cùng với nước sạch, hoặc mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc. Dùng nước muối để vệ sinh “cô bé” mỗi ngày.
Lưu ý: Chỉ sử dụng 3 lần mỗi tuần để tránh gây khô rát “cô bé”.
Sử dụng bột nghệ
Nghệ cũng có hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm nên được rất nhiều chị em lựa chọn.
Cách thực hiện như sau: Lấy một thìa cà phê bột nghệ sau đó đem đun sôi với 200ml nước sạch. Uống nước bột nghệ đun sôi mỗi ngày đến khi bệnh khỏi hẳn thì dừng lại.
Phòng tránh bệnh viêm vùng chậu
Các cơ quan sinh sản trong vùng chậu bị vi khuẩn tấn công có thể gây nên những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe. Do đó, việc phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó, chị em cần lưu ý những vấn đề sau để phòng viêm vùng chậu tốt nhất:
- Đời sống tình dục an toàn, lành mạnh, nên chung thủy với một bạn tình.
- Sử dụng dụng cao su khi “yêu” để tránh lây nhiễm bệnh từ bạn tình.
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, đúng cách, hạn chế sử dụng những sản phẩm có chất tẩy rửa cao.
- Dinh dưỡng đầy đủ chất, hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, chất kích thích…
Trên đây là tổng hợp những thông tin viêm vùng chậu là? Biểu hiện, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh. Nếu chị em đang có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.