Tổng quát bệnh sa tử cung Nguyên nhân và Dấu hiệu

Ngày đăng: 2019-10-30
Bình chọn post

sa tử cung

Sa tử cung là một vấn đề thường xảy ra ở những nữ giới sau sinh. Không chỉ gây ra sự mất thẩm mĩ cho cơ quan sinh dục, căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, tiểu khó, sưng phù tử cung… Nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ.

Vậy sa tử cung là gì? Dấu hiệu sa tử cung như thế nào? Cách chữa sa tử cung như thế nào cho hiệu quả?… Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm được các thông tin tổng quan về bệnh sa tử cung ở nữ giới.

Sa tử cung là gì?

Bệnh sa tử cung hay sa dạ con là hiện tượng tử cung bị tụt xuống về phía âm đạo. Ta cũng có thể nhìn thấy tử cung tụt lòi ra ngoài âm đạo ở các cấp độ bệnh nặng hơn.

Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, sinh hoạt của chị em. Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác bụng to nặng và tức. Ngoài ra còn có: tiểu nhiều, phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, giảm ham muốn tình dục.

Các cấp độ sa tử cung

Bệnh được chia thành 3 cấp độ, biểu hiện sa ở mỗi cấp độ bệnh thay đổi theo chiều hướng tăng dần. Cụ thể: 

  • Cấp độ 1: Là cấp độ nhẹ nhất, lúc này tuy tử cung tự xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
  • Cấp độ 2: Tử cung bị tụt ra ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi vận động nhiều.
  • Cấp độ 3: Toàn bộ tử cung bị tụt xuống ra ngoài âm đạo, có thể thấy dạ con màu hồng, to bằng quả trứng gà. Đây là cấp độ nguy hiểm, nguy cơ viêm nhiễm và phải cắt bỏ tử cung do chúng không còn khả năng tự co lên.

Nguyên nhân sa tử cung là gì

Sa tử cung là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam từ 40 – 50 tuổi. Bệnh thường xảy ra với đối tượng phụ nữ ở khu vực nông thôn. 

Tử cung được bao bọc trong vùng xương chậu và được neo giữ bởi cơ và dây chằng. Tuy nhiên, do mang thai, sinh nở, mang vác nặng hay sự sụt giảm Estrogen khiến cơ và dây chằng suy yếu làm tử cung tụt xuống dưới.

Nguyên nhân gây hiện tượng bệnh này có thể là:

  • Không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi mang thai;
  • Làm việc nặng sớm;
  • Táo bón trong thai kỳ;
  • Chửa đẻ nhiều lần;
  • Thời gian rặn đẻ kéo dài;
  • Sinh đôi, sinh ba;
  • Ho kéo khi mang thai;
  • Do cơ địa bẩm sinh.

Ngoài những nguyên nhân thường thấy ở trên, dạ con bị sa cũng có thể do tổ chức vùng chậu lỏng lẻo. Các cơ, dây chằng bị teo do thiếu nội tiết tố cũng khiến dạ con bị tụt xuống dưới.

Dấu hiệu sa tử cung dạ con sau sinh

Tùy từng cấp độ sa dạ con mà biểu hiện, triệu chứng bệnh xuất hiện mỗi người sẽ khác nhau.

Dấu hiệu sa dạ con cấp độ 1: 

Cấp độ này thường ít triệu chứng, có thể có dấu hiệu nặng bụng trước kỳ hành kinh. Biểu hiện đau lưng, muốn đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít.

Dấu hiệu bệnh cấp độ 2: 

Chuyển sang cấp độ 2 triệu chứng tử cung bị sa xuống cũng sẽ nặng hơn như tiểu khó, rát. Ngoài ra, cũng có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu ở khí hư màu trắng loãng hay chảy máu âm đạo bất thường.

Đặc biệt, chị em có cảm giác phần tử cung xệ xuống ra ngoài miệng âm đạo.

Dấu hiệu sa tử cung cấp độ 3: 

Mức độ này thì những biểu hiện bệnh rất nặng và nguy hiểm, tử cung sưng phù, lở loét, mưng mủ, chảy dịch vàng. Mắt thường có thể nhìn thấy tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo và phải cắt bỏ do chúng không thể tự co lại.

Dạ con – tử cung bị sa có nguy hiểm không?

Về nguyên tắc sa dạ con không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Nếu chị em chủ quan và để bệnh kéo dài, thì có thể đối mặt những hậu quả:

  • Loét âm đạo: Tử cung khi tụt xuống có thể kéo theo lớp lót thành âm đạo nhô ra bên ngoài. Thành lót âm đạo lúc này có thể va quệt vào quần lót và bị tổn thương.
  • Sa cơ quan khác vùng chậu: Khi cấp độ bệnh tăng tiến cũng kéo theo các cơ quan khác bị sa theo nó. Có thể đó là sa trực tràng hoặc bàng quang.
  • Cắt bỏ tử cung vĩnh viễn: Nếu bệnh ở cấp độ 3 tử cung lòi ra tới tận ngoài âm đạo, bị nhiễm khuẩn và không thể tự co lên sẽ phải cắt bỏ tử cung vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị sa tử cung

Tùy mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị sa dạ con ở mức độ nhẹ:

Đa số các trường hợp sa dạ con ở cấp độ nhẹ thường được điều trị bằng việc nghỉ ngơi. Ngoài ra, các bài tập tăng cường cơ xương chậu như bài tập Kegel cũng được các bác sĩ chỉ định. Việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp xương chậu co giãn tốt và kéo tử cung trở lại.

Đối với các trường hợp dạ con sa do thiếu Estrogen sẽ được chỉ định bổ sung sự thiếu hụt. Qua đó các loại thuốc hormone estrogen dạng uống hoặc tiêm sẽ được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ giúp bệnh nhân khôi phục độ co giãn của các cơ và dây chằng. Tuy nhiên, Estrogen chỉ dùng được cho phụ nữ độ tuổi mãn kinh.

Bên cạnh đó, chị em cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, không ăn uống quá nhiều, tăng cường chất xơ nhằm chống táo bón.

Đối với trường hợp nặng:

Các phương pháp nâng tử cung bằng dụng cụ hỗ trợ trong âm đạo sẽ được tiến hành.

Đối với các trường hợp tử cung bị loét gây biến chứng bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. 

Xem thêm: Các cách chữa sa tử cung hiệu quả

Bài viết về bệnh sa tử cung nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh do Dakhoahanoi152 tổng hợp tới đây là kết thúc. Cảm ơn bạn đã theo dõi! Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến HOTLINE: 0969 668 152 hoặc Click “TẠI ĐÂY” để chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa và nhận những tư vấn chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội