Vùng kín nhiều lông có ảnh hưởng đến khám phụ khoa không?
Rất nhiều chị em có nhu cầu khám phụ khoa thắc mắc vùng kín nhiều lông có ảnh hưởng đến khám phụ khoa không? Có cần cạo lông vùng kín trước không? Nhiều người không dám chia sẻ bởi tâm lý xấu hổ, e ngại, họ cho đây là vấn đề nhạy cảm nên chần chừ không đi khám.
Nội dung dưới đây sẽ giải đáp cụ thể. Cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu nhé!
Mục lục:
Vùng kín nhiều lông ảnh hưởng đến khám phụ khoa thế nào?
Khám phụ khoa là hành động thăm khám, kiểm tra cơ quan sinh dục của nữ giới. Vùng kín nhiều lông có ảnh hưởng đến khám phụ khoa không là thắc mắc chung của nhiều chị em. Họ lo ngại lông mu vùng kín sẽ gây cản trở cho các xét nghiệm kiểm tra, khiến việc khám phụ khoa trở nên khó khăn hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Chị em không cần lo lắng về vấn đề này. Bởi lẽ lông mu vùng kín không hề gây ảnh hưởng đến quá trình thăm khám. Nếu chị em cạo lông hay wax lông không kỹ, có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, chầy xước và dị ứng da. Đồng thời khiến lông sau đó mọc lên dày và cứng hơn. Dễ gây viêm nhiễm vùng kín
Đi khám phụ khoa có cần cạo lông vùng kín không?
Nhiều chị em lần đầu đi khám phụ khoa băn khoăn, không biết có cần cạo lông không? Bởi họ nghĩ vùng kín nhiều lông sẽ ảnh hưởng đến việc thăm khám.
Như phân tích ở trên: Chị em không nên bận tâm việc có nên cạo lông khi đi khám phụ khoa hay wax lông vùng kín hay không? Bởi vùng kín có “rậm rạp” đến mấy, thì sự tồn tại của nó không ảnh hưởng gì.
Lưu ý khi đi khám phụ khoa
Để quá trình thăm khám thuận lợi, cho kết quả tốt, chị em cần lưu ý một số điều sau:
- Nên đi khám sau sạch kinh 3 ngày. Trong thời gian có kinh nguyệt, chị em không nên đi khám. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phán đoán của bác sĩ.
- Nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1-2 ngày khi đi khám.
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ bằng nước sạch trước khi đi khám.
- Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo, hay sử dụng sản phẩm phụ khoa có nhiều hóa chất.
- Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, để thuận tiện cho việc thăm khám không mất nhiều thơi gian.
- Giữ tâm lý thoải mái
- Chuẩn bị về mặt tài chính. Mặc dù chi phí khám phụ khoa không quá cao. Nhưng chị em nên chuẩn bị trước, bởi có thể phát sinh phí điều trị nếu bị bệnh.
- Lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín, chất lượng.
Tác dụng của lông mu vùng kín
Lông vùng kín không hề thừa thãi, chúng có các tác dụng sau:
- Ngăn chặn tác nhân gây hại xâm nhập vào vùng kín
Lông mu có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó tạo thành một lớp màng chắn nhằm bảo vệ vùng kín sinh dục của nữ giới. Nhờ đó, các loại vi khuẩn, dị vật, bụi bẩn nói chung sẽ khó xâm nhập vào vùng kín hơn. Nhờ đó chị em tránh được nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục.
- Chống dính da vùng bẹn
Lông mu có tác dụng như một lớp màng đệm, nhằm ngăn cách các kẽ da ở khu vực bẹn khỏi dính sát vào nhau. Điều này giúp chị em giảm viêm da, nhiễm trùng da, đặc biệt trong mùa nóng.
- Làm mát vùng kín
Một số nghiên cứu cho thấy lớp lông mu có thể giúp điều hòa nhiệt độ cho vùng kín. Các lỗ chân lông tại đây có khả năng tiết chất làm mát vùng kín khi thời tiết nóng nực.
- Giảm cọ xát với quần lót
Nhờ có lớp lông mu mà vùng kín của bạn sẽ được giảm ma sát với lớp quần lót. Vì vùng kín là một khu vực rất đỗi nhạy cảm nên nếu cọ sát với với y phục, nó có thể bị viêm nhiễm và tổn thương.
- Hấp dẫn bạn tình
Chỉ người trưởng thành mới mọc lông mu. Ở lông mu có các tế bào tuyến tiết ra pheromone, một loại tín hiệu hóa học. Nó giúp nữ giới hấp dẫn, thu hút bạn tình.
Khi nào chị em nên cạo lông mu?
Vùng kín nhiều không làm ảnh hưởng đến việc khám phụ khoa. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chị em cũng nên cạo bớt lông mu để bảo vệ sức khỏe. Đó là những trường hợp sau:
- Lông mu mọc lên quá dày và rậm: Tuy có chức năng bảo vệ vùng kín nhưng lớp lông mu cũng có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây hại phát triển. Điều này xảy ra khi lớp lông mu quá dày và rậm, khiến vệ sinh trở nên khó khăn. Lúc này việc tỉa bớt lông sẽ giúp vùng da tại đây được thoáng khí hơn, nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định: Ví dụ như trong trường hợp sản phụ sinh con, đặc biệt khi sinh mổ.
- Trong một số mẫu thuật phụ khoa: Ví dụ như phẫu thuật u nang buồng trứng, u xơ tử cung…
Lời khuyên của bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan khuyên. Bạn nên giữ gìn vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để tránh bệnh viêm nhiễm vùng kín hoặc viêm da. Khi tắm rửa hàng ngày, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có nguồn gốc thiên nhiên để vệ sinh khu vực lông mu. Nếu thấy chúng mọc lên quá rậm hoặc quá dài, có thể tỉa bớt.
Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn quần lót thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Điều này sẽ giúp vùng kín bớt bí bách và giúp bạn vận động thoải mái hơn.
Nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần, hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở vùng kín.
Xem thêm: 10 địa chỉ phòng khám phụ khoa ở đâu tốt uy tín tại Hà Nội
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi vùng kín nhiều lông có ảnh hưởng đến khám phụ khoa không. Bạn chỉ nên tỉa bớt nếu cần chứ không nên cạo bỏ hoàn toàn lông mu vùng kín, trừ khi được chỉ định từ bác sĩ. Đừng quên vệ sinh vùng kín mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình bạn nhé!