Bệnh viêm buồng trứng là gì

Ngày đăng: 2019-10-23
5/5 - (6 bình chọn)

Viêm buồng trứng là căn bệnh nguy hại đối với phái nữ. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, từ đó gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai của các chị em. Trên thực tế đã có những trường hợp bị viêm buồng trứng dẫn tới vô sinh. Chính vì vậy việc tìm hiểu các thông tin quan trọng về bệnh lý này sẽ là cơ sở giúp các chị em nhận biết cũng như chữa trị bệnh hiệu quả, kịp thời.

Bài viết dưới đây các chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp các chị em tìm hiểu bệnh viêm buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng theo dõi để hiểu hơn về căn bệnh này nhé!

Bệnh viêm buồng trứng là gì?

viêm buồng trứng

Buồng trứng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống sinh sản. Buồng trứng có nhiệm vụ sản xuất tế bào trứng và tổng hợp hormone estrogen và progesterone.

Mỗi nữ giới có 2 buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, kết nối thông qua các ống dẫn trứng. Mỗi tháng, buồng trứng sẽ sản xuất một lượng trứng nhất định và thường phóng noãn một tế bào trứng. Trứng sau khi rụng sẽ có khoảng 24 giờ để gặp tinh trùng và thụ tinh. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, trứng bị thoái hoá và đào thải ra ngoài cùng niêm mạc tử cung. Đây chính là sự hình thành kinh nguyệt hàng tháng.

Viêm buồng trứng là tình trạng viêm nhiễm tại buồng trứng, được xếp vào dạng viêm vùng chậu hoặc viêm nhiễm cơ quan sinh sản. Đáng lo ngại hơn là tình trạng viêm nhiễm tại buồng trứng có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan trong khung chậu như vòi trứng (ống dẫn trứng), tử cung, nội mạc tử cung, thành bụng hoặc phúc mạc.

Thông thường, các loại vi khuẩn gây bệnh, phổ biến nhất là vi khuẩn gây ra bệnh phụ khoa hoặc vi khuẩn lây qua đường tình dục. Một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cho buồng trứng có thể kể tới như:

  • Tụ cầu;
  • Liên cầu;
  • E. Coli;
  • Chlamydia;
  • Xoắn khuẩn;
  • Mycoplasma.

Do buồng trứng có vai trò quan trọng nên khi bị viêm, bệnh cần phải sớm được điều trị. Nếu để lâu có thể dẫn tới viêm tắc vòi trứng, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho phái đẹp.

Kháng sinh là một phương pháp điều trị viêm buồng trứng hiệu quả. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nặng gây sự kết dính trong buồng trứng các bác sĩ có thể sử dụng tới phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân.

Buồng trứng viêm nhiễm có thể gây vô sinh ở nữ giới thế nên người ta xếp bệnh vào nhóm bệnh ở bộ phận sinh dục nguy hiểm.

Phát hiện sớm các dấu hiệu buồng trứng viêm nhiễm giúp quá trình điều trị bệnh đơn giản hơn tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Triệu chứng viêm buồng trứng

Bệnh viêm buồng trứng có hai giai đoạn là viêm nang buồng trứng cấp tính và viêm nhiễm mãn tính. Với mỗi giai đoạn bệnh, nữ giới sẽ gặp một số triệu chứng cụ thể như: Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị viêm buồng trứng:

Triệu chứng viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng cấp tính

  • Đau vùng bụng dưới, mức độ đau từ nhẹ đến nặng, đau hơn khi quan hệ tình dục
  • Rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là mất kinh
  • Đau bụng kinh dữ dội trước ngày đèn đỏ, mức độ đau tăng lên trong kỳ kinh nguyệt
  • Thân nhiệt cao hơn bình thường, đôi khi sốt nhẹ
  • Khí hư ra nhiều bất thường, màu vàng đục, kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy âm đạo
  • Sưng nóng, khó chịu vùng hậu môn và đau khi đại tiện.
  • Buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi

Viêm buồng trứng mãn tính

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm nhiễm sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính với nhiều triệu chứng khó chịu. Biểu hiện viêm buồng trứng mãn tính chị em cần lưu ý:

  • Đau, khó chịu vùng hạ vị, nhất là khi lao động nặng và làm việc quá sức
  • Chu kỳ kinh và thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường
  • Máu kinh ra nhiều, màu đen, nâu và vón cục
  • Dịch tiết âm đạo nhiều, màu sắc lạ, kèm theo mủ có mùi hôi
  • Vùng bụng dưới căng trướng, đau và khó chịu
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Tâm trạng bất ổn, thường xuyên lo lắng, căng thẳng
  • Chán ăn, sụt cân nhanh

Triệu chứng buồng trứng nhiễm trùng khi bị quai bị

Quai bị là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng gây viêm tinh hoàn (ở nam giới) và viêm buồng trứng (ở nữ giới). Theo đó, các dấu hiệu viêm khi bị quai bị gồm:

  • Bụng dưới đau âm ỉ.
  • Từng bên hố chậu đau từng cơn.
  • Khí hư thay đổi, có mùi hôi, vón cục.
  • Quan hệ tình dục gặp nhiều đau đớn.
  • Nôn, sốt.

Triệu chứng bệnh viêm buồng trứng không điển hình nên nhiều chị em thường nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường khác. Do đó, khi có biểu hiện bất thường,  nữ giới cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Việc phát hiện sớm sẽ giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm buồng trứng

Nguyên nhân chính gây viêm buồng trứng là do sự xâm nhập của vi khuẩn , nấm men, ký sinh trùng. Trong đó, thường gặp nhất là vi khuẩn Neisseria và Chlamydia trachomatis. Ngoài ra viêm buồng trứng có thể là hệ quả của việc viêm nhiễm âm đạo không được điều trị triệt để và dứt điểm. Bởi vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng từ âm đạo đến cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và đi tới buồng trứng. Một số trường hợp có thể xâm nhập vào phúc mạc và thành bụng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của chị em.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm buồng trứng

Ngoài ra, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng là:

  • Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục. Bởi điều này tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào vùng kín và gây viêm nhiễm.
  • Thụt rửa âm đạo làm tổn thương niêm mạc âm đạo và vô tình đẩy vi khuẩn, nấm vào sâu bên trong cơ quan sinh sản.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng bao cao su khi giao hợp làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục,…
  • Phá thai nhiều lần, phá thai không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung và buồng trứng,…
  • Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng,…
  • Áp dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như đặt vòng tránh thai
  • Lối sống không khoa học, lành mạnh, thường xuyên thức khuya, căng thẳng, stress
  • Sức đề kháng yếu, suy giảm hệ thống miễn dịch

Bệnh viêm buồng trứng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm buồng trứng hiếm gặp hơn những bệnh phụ khoa thông thường khác. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và khả năng sinh sản của chị em.

Bệnh viêm buồng trứng có nguy hiểm không?

Suy giảm chất lượng đời sống

Khi bị viêm buồng trứng, nữ giới thường gặp triệu chứng đau hạ vị, đau bụng kinh dữ dội, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu,… Điều này khiến không ít chị em cảm thấy mệt mỏi và gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, không chỉ sức khoẻ mà cả tinh thần của chị em cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Viêm nhiễm diện rộng

Buồng trứng nằm trong vùng chậu và có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan khác trong hệ thống sinh sản. Do đó, khi buồng trứng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chức năng của các cơ quan khác. Nhất là khi không kiểm soát viêm nhiễm tốt, tác nhân gây hại từ buồng trứng có thể lan đến vòi trứng, thành bụng, phúc mạc,… và gây viêm nhiễm diện rộng.

Nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Viêm nhiễm tại buồng trứng có khả năng lan đến ống dẫn trứng, gây viêm tắc, dính ống dẫn trứng. Tình trạng này khiến phôi thai sau khi được thụ tinh không thể di chuyển đến tử cung để làm tổ, dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Đây là vấn đề nguy hiểm, có thể đe doạ tính mạng thai phụ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Viêm buồng trứng không được điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm chức năng buồng trứng ở phụ nữ trẻ tuổi. Khi bị suy buồng trứng sớm, cơ quan này sẽ ngừng sản xuất hormone estrogen, progesterone và ngừng sản xuất trứng, Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục cũng như khả năng sinh sản của chị em.

Cụ thể, suy giảm chức năng buồng trứng giảm ham muốn tình dục và gây ra cảm giác đau rát khó chịu khi quan hệ do âm đạo khô hạn. Ngoài ra, mất cân bằng hormone gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là mất kinh.

Suy buồng trứng sớm khiến buồng trứng bị teo nhỏ, thành tử cung mỏng hơn gây khó khăn cho quá trình mang thai. Mặt khác, việc trứng không được sản xuất đều đặn làm giảm tỷ lệ thụ thai, khiến nữ giới đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Vậy viêm buồng trứng có mang thai được không? Có. Khi bị viêm buồng trứng, chị em vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ mang thai thấp hơn những nữ giới khỏe mạnh và có thể đối mặt với nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Điều trị bệnh viêm buồng trứng bằng phương pháp nào?

Điều trị bệnh viêm buồng trứng bằng phương pháp nào?

Ngay khi phát hiện bản thân có triệu chứng bất thường, nữ giới cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, viêm buồng trứng được điều trị hiệu quả bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa, cụ thể như sau:

 

Điều trị bệnh với các bài thuốc dân gian

Các phương pháp bằng dân gian truyền miệng luôn là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người bệnh. Bởi với tâm lý e ngại và khó sắp xếp thời gian, chị em thường muốn điều trị tại nhà.

Theo đó, các lọai lá trầu, lá trà xanh, lá húng quế…đã được nhiều trường hợp truyền tai nhau sử dụng. Tuy nhiên, các loại lá này chỉ có tác dụng với viêm nhiễm bên ngoài ở âm đạo, âm hộ. Với tình trạn nhiễm khuẩn ở cơ quan sâu như trong buồng trứng thì sự hiệu quả sẽ không cao.

Điều trị bằng thuốc tây

Trường hợp viêm buồng trứng do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm để kiểm soát bệnh. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, đồng thời giảm nhanh triệu chứng khó chịu và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

trường hợp nữ giới bị viêm buồng trứng do bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai,… bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành điều trị song song. Bằng cách sử dụng thuốc tây y kết hợp vật lý trị liệu, tình trạng bệnh được cải thiện hiệu quả.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng. Nữ giới tuyệt đối không được tự chẩn đoán, tự mua thuốc về sử dụng. Bởi việc dùng thuốc bừa bãi sẽ khiến bệnh viêm buồng trứng tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và thiên chức làm mẹ về sau. Một số chị em lạm dụng thuốc đặt có thể gặp tình trạng  nhờn thuốc, sốc thuốc, sốc phản vệ do dị ứng.

Điều trị viêm buồng trứng bằng phương pháp ngoại khoa

Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc bệnh nhân xuất hiện biến chứng viêm dính buồng trứng, tắc vòi trứng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc tình trạng trên. Trường hợp bị áp xe buồng trứng hoặc áp xe ống dẫn trứng, phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ được chỉ định để loại bỏ ổ áp xe và dẫn lưu mủ ra ngoài.

Bên cạnh phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa, nữ giới cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

Phòng tránh bệnh viêm buồng trứng

Nữ giới có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm buồng trứng bằng cách tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Giữ gìn vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Nữ giới nên vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, nhất là trong thời gian hành kinh và sau khi quan hệ tình dục, Tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo.
  • Thay giặt đồ lót thường xuyên, phơi đồ lót dưới ánh nắng mặt trời để phòng ngừa nấm mốc.
  • Xây dựng thời gian biểu hợp lý, ngủ nghỉ đúng giờ và làm việc vừa sức. Hạn chế thức khuya và căng thẳng, áp lực trong thời gian dài,…
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách vận động cơ thể thường xuyên. Chị em nên chăm tập thể dục, thể thao, một số bộ môn được khuyến khích như đạp xe, tập aerobic, yoga,…
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi giao hợp và nói không với các mối quan hệ ngoài luồng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
  • Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai, đình chỉ thai an toàn,…
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục,…

Viêm buồng trứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng chị em nhưng bệnh lại tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vì thế, chị em cần chủ động phòng ngừa và thăm khám sớm khi có triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh. Nếu còn điều gì băn khoăn cần được giải đáp, hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được các chuyên gia giải đáp ngay nhé!

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội