TRẦM CẢM KHI MANG THAI: BỆNH LÝ NGUY HIỂM KHÔNG THỂ BỎ QUA

Ngày đăng: 2024-11-29
Bình chọn post

Trầm cảm là bệnh tâm lý rất khó phát hiện nhưng lại khiến người bệnh trở nên u uất, buồn bã, tuyệt vọng… Nghiêm trọng hơn, trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí có thể dẫn đến các hành vi nguy hiểm như bà bầu tự ý làm mình bị thương, tự hại bản thân. Bài viết dưới đây được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Tạ Hồng Duyên – Bs.CKI Sản phụ khoa có 30 năm kinh nghiệm.

Trầm cảm là gì? trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm là chứng bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần học ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ gây ra. Biến chứng bất thường trong tâm lý khiến người bệnh gặp bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Thông thường, người bị trầm cảm sẽ có những suy nghĩ tiêu cực (buồn bã, chán nản, kiệt quệ, u uất…) nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hành vi (tự khiến bản thân bị tổn thương, tự sát)

Trầm cảm khi mang thai

Hiện nay, tỷ lệ trầm cảm ở mẹ bầu mang thai là rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Theo thống kê, tỷ lệ thai phụ bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai là khá cao, từ 14-23%. Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và trầm cảm sau sinh, khiến mẹ bầu không đủ sữa và không cảm thấy có mối liên kết với đứa trẻ, từ đó có những hành vi gây hại cho bản thân và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến chị em dễ bị trầm cảm khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một vài yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ làm tăng tình trạng trầm cảm ở mẹ bầu:

Thay đổi hormone trong thai kỳ

Khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai, nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Những thay đổi này ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người mẹ (khiến mẹ bầu dễ lo lắng, căng thẳng…). Những điều này dẫn đến hiện tượng trầm cảm ở phụ nữ mang thai.

Áp lực tiền bạc

Áp lực về tiền bạc như tiền sinh hoạt, tiền nuôi con, nợ nần… khiến thai phụ mệt mỏi, lo lắng. Kết hợp với những thay đổi về hormone bên trong cơ thể rất dễ khiến mẹ bầu bị trầm cảm.

Mang thai ngoài ý muốn

Trường hợp mang thai ngoài ý muốn khiến bà bầu lo lắng, có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Những suy này có thể liên quan đến áp lực khi đối mặt với tương lai, gia đình (nếu thai phụ mang thai trước hôn nhân)… tâm lý này một khi kéo dài có thể dẫn đến chứng trầm cảm khi mang thai.

Di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những yếu tố gây trầm cảm cũng có thể do di truyền. Nếu người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ

Mặc dù mạnh mẽ đến đâu thì khi mang thai, nếu không nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ chồng và người thân thì thai phụ dễ bị trầm cảm hơn.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm vốn đã rất khó nhận biết, triệu chứng trầm cảm khi mang thai còn khó phát hiện hơn. Bởi chúng có thể bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm lý bình thường ở thai phụ.

Trầm cảm khi mang bầu

Nếu có các dấu hiệu dưới đây, tốt nhất mẹ bầu hoặc chồng/gia đình nên đưa thai phụ đến gặp bác sĩ để được thăm khám thai kỹ càng:

  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi
  • Ít ăn, ít uống
  • Nổi giận một cách vô cớ
  • Thường xuyên ngồi một mình, suy nghĩ lung tung, hay khóc lóc hoặc u buồn vô cớ
  • Dễ kích động
  • Khó ngủ hoặc bị mất ngủ
  • Thích ở một mình, không thích giao lưu tiếp xúc với chồng, gia đình, bạn bè
  • Từ bỏ các thói quen hoặc sở thích của bản thân
  • Có những suy nghĩ tiêu cực
  • Có xu hướng sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.

Điều trị và khắc phục trầm cảm khi mang thai

Nếu thai phụ bị trầm cảm mà không được điều trị kịp thời có thể gây hại đến sức khỏe, khả năng phát triển của thai nhi, thậm chí là tính mạng của cả hai mẹ con (như đã nêu ở phần trên của bài viết). Do đó, người nhà hoặc chính bản thân mẹ bầu cần nhận biết kịp thời các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai để kịp thời đưa người mẹ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Tùy theo mức độ trầm cảm, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị có thể bao gồm liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc ít có tác dụng đến thai phụ và thai nhi, một số lại có. Do đó cần phải được chỉ định từ bác sĩ, bà bầu không được tự ý mua tại nhà thuốc và sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

>>>>>>> Khám phá cuốn cẩm nang mang thai để có kiến thức sức khoẻ tốt nhất cho bà bầu

Người thân của thai phụ nên làm gì khi mẹ bầu bị trầm cảm?

Những điều nên làm

Để điều trị trầm cảm khi mang thai, ngoài chính bản thân mẹ bầu thì người nhà, đặc biệt là người chồng cần phải quan tâm, đồng hành cùng mẹ bầu. Bởi người bệnh trầm cảm cần có người cạnh bên, lắng nghe những tâm sự của mình.

Ngoài ra, người chồng hoặc gia đình cần khuyến khích mẹ bầu đi gặp , hoặc chủ động giúp đỡ mẹ bầu trong những công việc hàng ngày, thể hiện sự quan tâm của bản thân với mẹ bầu.

Những điều nên tránh

Khi điều trị trầm cảm ở bà bầu, những người xung quanh cần tránh:

  • Không để bản thân cuốn vào điều tiêu cực: không được để bản thân bị cuốn vào sự tiêu cực từ bà bầu. Nếu có thể, hãy nhờ đến sự trợ giúp. Người chồng và gia đình cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này bởi là những người tiếp xúc gần nhất với bà bầu. Tốt nhất, nên hạn chế các thành viên nóng tính, bốc đồng tiếp xúc với bà bầu để hạn chế những thái độ gay gắt.
  • Không nên cố gắng đưa ra lời khuyên: mặc dù nhìn từ góc nhìn bên ngoài, việc cố gắng thay đổi người bệnh như khuyên họ sống tốt lên, bớt suy nghĩ tiêu cực, thay đổi đi… là muốn tốt cho người bệnh. Thế nhưng, ở góc độ người bị trầm cảm thì điều này không có ích, thậm chí là “đổ thêm dầu vào lửa”. Thay vào đó, hãy rủ người bệnh cùng đi dạo, lắng nghe tâm sự của họ, hoặc đơn giản là nấu cho họ một bữa ăn có ích hơn nhiều
  • Đừng cố gắng so sánh bệnh nhân với người khác: việc so sánh mẹ bầu với người này người kia sẽ chỉ khiến bệnh nhân thêm áp lực và khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Vậy nên việc so sánh cần tuyệt đối tránh (ví dụ như câu nói “sao người ta mang bầu không bị trầm cảm/khó ở như em…)

Phòng ngừa trầm cảm khi mang thai

Cách tốt nhất để không phải đối mặt với những nguy hại của căn bệnh trầm cảm khi mang thai là phòng ngừa bệnh, bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Những điều mẹ bầu nên làm để phòng tránh trầm cảm khi mang thai là:

  • Ngủ đủ giấc: việc ngủ đủ giấc giúp tâm trí được thư giãn, xua tan cảm giác mệt mỏi. Đối với mẹ bầu, do áp lực khi mang thai mà nhiều người thường không được ngủ ngon. Do đó mẹ bầu cần tìm cách giúp bản thân ngủ nhiều nhất có thể (ngâm chân với nước ấm, tập yoga cho bà bầu, ăn nhiều rau củ, hạn chế đồ điện tử…)
  • Tập thể dục thường xuyên: những bài thể dục, yoga cho bà bầu giúp cải thiện sức khỏe của cơ thể, sản sinh ra hormone endorphin – hormone “hạnh phúc”. Loại hormone này giúp mẹ bầu vui tươi hơn.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: các loại thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe và tinh thần. Một vài loại thực phẩm chứa nhiều axit amin và axit béo tốt cho não bộ như đậu, sữa, hoa quả…cần được bổ sung thường xuyên.
  • Viết nhật ký: viết nhật ký là phương pháp giải tỏa tâm trạng rất tốt, mẹ bầu bị áp lực có thể chọn cách viết nhật ký để giải tỏa tâm trạng. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng với mẹ bầu bị trầm cảm, giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp mẹ bầu và người thân của mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trầm cảm khi mang thai. Từ đó tìm ra phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả, đảm bảo mẹ bầu có sức khỏe thể chất và tinh thần dồi dào để “vượt cạn”. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Tạ Thị Hồng Duyên

"Tác giả"Tạ Thị Hồng Duyên

Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên là bác sĩ sản phụ khoa có hơn 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sinh sản phụ nữ, chăm sóc thai kỳ, phẫu thuật sản khoa, điều trị vô sinh, hoặc chăm sóc sau sinh. Bác sĩ Duyên là bác sĩ ưu tú có nhiều giải thưởng và được báo chí công nhận, được nhiều bệnh nhân yêu quý.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội