Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào cần nhiều thời gian không?
Quá trình thụ thai là quá trình quan trọng trong sinh học con người, dẫn đến việc hình thành một thai nhi trong tử cung của phụ nữ. Quá trình thụ thai bao gồm nhiều giai đoạn từ rụng trứng cho đến thụ tinh và phôi thai. Sự hình thành thai nhi bắt đầu từ việc thụ thai được nhiều người quan tâm, để giải thích quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, trong thời gian bao lâu, bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên chuyên khoa I Sản Phụ Khoa sẽ chia sẻ những kiến thức sinh sản quan trọng trong bài viết dưới đây.
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên CKI Sản phụ khoa hiện đang công tác tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Hà Nội là bác sĩ giỏi trong linh vực phụ khoa sinh sản nữ giới có hơn 30 năm kinh nghiệm, được nhiều nữ giới tin tưởng và kính mến.
Mục lục:
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?
Để có thể thụ thai thành công một cách tự nhiên quá trình thụ thai phải trải qua rất nhiều bước khác nhau. Nhằm giúp nữ giới hiểu rõ nhất về quá trình thụ thai diễn ra như thế nào Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết các bước dẫn đến thụ thai thành công như sau:
1. Quá trình rụng trứng (Ovulation)
Để có thể thụ thai thành công một điều rất quan trọng đó là phải có trứng đã rụng sẵn sàng cho việc thụ tinh. Phụ nữ khi bước vào độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện, điều đó đồng nghĩa với việc buồng trứng đã hoàn thiện và hoạt động sẵn sàng cho quá trình mang thai.
2. Tinh trùng tìm trứng để thụ thai
Sau khi một cặp đôi nam giới và nữ giới quan hệ tình dục có xuất tinh vào trong hoặc tinh trùng được đưa vào trong tử cung của phụ nữ thì khả năng thụ thai mới có thể sẽ xảy ra. Tinh trùng có thể sống trong cơ tử cung từ 3 đến 5 ngày. Điều này tùy thuộc vào điều kiện môi trường trong cơ tử cung. Trong thời gian này tinh trùng sẽ bơi trong tử cung tìm đến trứng và bắt đầu thụ tinh. Để thụ tinh xảy ra thành công, tinh trùng cần phải vượt qua nhiều chướng ngại vật trong âm đạo và cơ tử cung, sau đó gặp gỡ với trứng tại ống dẫn trứng.
3. Sự kết hợp của tinh trùng và trứng tạo nên quá trình thụ thai
Quá trình thụ thai sẽ bắt đầu xảy ra khi tinh trùng từ nam giới gặp và xuyên qua lớp bảo vệ của trứng đã rụng từ phụ nữ. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành một phôi thai, đây là bước đầu tiên trong sự phát triển của thai nhi. Trứng và tinh trùng khi đã gặp nhau cần ít nhất là 24 giờ để tạo thành hợp tử. Sau đó hợp tử cần một khoảng thời gian nhất định để di chuyển về tử cung làm tổ, phát triển thành phôi thai, đây được gọi là quá trình thụ thai ở nữ giới.
4. Bắt đầu hình thành phôi thai
Quá trình thụ thai đánh dấu sự bắt đầu của sự phát triển của thai nhi. Sau khi phôi thai được hình thành, nó sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung để làm tổ thông qua các cử động cơ của ống dẫn trứng và tác động của dịch âm đạo. Phôi thai đã làm tổ ở tử cung sẽ tiếp tục phát triển và sau khoảng 9 tháng, trở thành một thai nhi hoàn chỉnh sẵn sàng được sinh ra.
Cần chú ý rằng, không phải toàn bộ tinh trùng ở nam giới sau khi được phóng vào âm đạo nữ giới là có thể bơi vào ống dẫn trứng để gặp trứng. Trong quá trình di chuyển số lượng tinh trùng sẽ bị suy giảm và chết dần, chỉ có tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể gặp trứng, kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử, phát triển thành phôi thai và bào thai. Nhiều trường hợp do thời điểm quan hệ không phù hợp hoặc các yếu tố khác sẽ gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
Thời gian quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?
Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu là một câu hỏi khá hay mà rất nhiều chị em nữ giới quan tâm. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm tinh trùng gặp được trứng. Nếu tinh trùng gặp trứng ở ngay đầu của ống dẫn trứng, thời gian để trứng và tinh trùng thụ tinh với nhau chỉ trong khoảng thời gian là 45 phút.
Trong trường hợp nếu tinh trùng phải đi hết ống dẫn trứng để đến tử cung mới gặp được trứng, thời gian thụ thai có thể lên đến 12 giờ. Đặc biệt với những trường hợp các cặp đôi quan hệ vào ngày sắp rụng trứng, tinh trùng sau khi di chuyển vào tử cung có thể phải đợi từ 3 -5 ngày để gặp trứng và thụ thai.
Cần lưu ý rằng tổng thời gian quá trình thụ thai sẽ được tính từ ngày trứng gặp tinh trùng, kết hợp thành công tạo thành hợp tử, sau đó phát triển thành phôi nang rồi thành bào thai.
Thông thường sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công phải mất 3 – 4 ngày để di chuyển dẫn vào tử cung làm tổ, trong quá trình di chuyển sẽ phân bào ba lần. Tiếp đó, phôi nang sẽ bám vào niêm mạc nhờ chân giả, tạo thành nhau thai (bào thai). Quá trình tạo thành bào thai phải mất từ 7 – 10 ngày. Như vậy toàn bộ quá trình thụ thai cần từ 13 đến 14 ngày. Chỉ khi phôi thai làm tổ trong tử cung thì quá trình thụ thai đã hoàn thành. Do đó khi muốn dùng que thử thai để biết có thai hay không chị em nên đợi khoảng 2 tuần để có kết quả chính xác.
Quá trình thụ thai thành công có biểu hiện gì?
Dấu hiệu mang thai nào cho thấy chị em đã thụ thai thành công hoặc quá trình thụ thai có biểu hiện gì? Bác sĩ Duyên chia sẻ, ngoài việc dùng que thử thai để xác định nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu. Nữ giới có thể dựa vào các biểu hiện dưới đây để nhận biết bản thân đã mang thai sớm:
-
Ngực căng tức và nhũ hoa sẫm màu
Khi quá trình thụ tinh thành công, hàm lượng hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi, có nhiều máu tuần hoàn tới ngực hơn và làm ngực bị căng tức hơn, đồng thời màu sắc ở nhũ hoa cũng trở nên sẫm màu hơn.
-
Trễ kinh
Trễ kinh là dấu hiệu mang thai dễ nhận ra nhất. Khi trứng làm tổ tại tử cung thành công thì lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong ra nữa, nên chu kỳ kinh nguyệt sẽ không diễn ra, và điều này sẽ kéo dài suốt quá trình mang thai. Chỉ sau khi sinh em bé xong thì chu kỳ kinh nguyệt mới quay trở lại với chị em phụ nữ.
-
Ra máu bất thường
Nếu bạn bị ra máu dù chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo chưa tới, lượng máu báo thai rất ít, ra theo kiểu nhỏ giọt, hiện tượng ra máu chỉ diễn ra 1 -2 ngày thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đã thụ thai. Bởi lẽ khi trứng thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, sẽ có vài mảnh niêm mạc bị bong ra và chảy ra bên ngoài.
Ngoài ra, thân nhiệt cao hơn bình thường, đi tiểu nhiều, chuột rút, cảm thấy mệt mỏi thường xuyên… cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu kể trên, bên cạnh việc mua que thử thai về thử, các bạn cũng có thể đến cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được bác sĩ thăm khám, siêu âm, làm xét nghiệm máu để biết có thai hay không.
Thắc mắc quá trình thụ thai sinh đôi cùng trứng là như thế nào?
Bác sĩ cho biết, quá trình thụ thai sinh đôi cùng trứng cũng gần tương tự như quá trình thụ thai bình thường. Tuy nhiên sau khi trứng được thụ tinh thì sẽ phân tách thành hai phôi, hai phôi này sẽ phát triển thành hai cá thể riêng biệt.
Ở giai đoạn đầu tiên khi phôi thai chỉ là một chùm tế bào thì quá trình thụ thai đã diễn ra. Đó là lý do hai trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ có giới tính và hình thức giống hệt nhau. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các kỹ thuật y khoa cũng có thể giúp tạo ra hiện tượng sinh đôi cùng trứng.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, tỷ lệ sinh đôi cùng trứng thấp hơn so với tỷ lệ sinh đôi khác trứng. Thống kê cho thấy trong các trường hợp sinh đôi, chỉ có 1/3 là sinh đôi cùng trứng.
Sự biến đổi của tử cung và nội mạc tử cung trong quá trình thụ thai
Khi quá trình thụ thai thành công xảy ra tử cung và nội mạc tử cũng sẽ có nhiều biến đổi để trợ giúp cho việc làm tổ của phôi thai, đây là một cơ chế sinh học đặc biệt của phụ nữ, là một phần quan trọng của chu kỳ sinh học của nữ giới, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì thai nhi.
Cách tử cung và nội mạc tử cung chuẩn bị để đón nhận phôi thai
Sau chu kỳ ovulation (rụng trứng), hormon estrogen tăng cao, khiến tử cung bắt đầu tạo nên nội mạc mới. Nội mạc này có cấu trúc dày và giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện lý tưởng cho phôi thai gắn kết. Tử cung tiếp tục sản xuất hormon progesterone, làm cho nội mạc tử cung trở nên dày và tăng cường sự chuẩn bị cho việc phôi thai gắn kết.
Thay đổi về cấu trúc và chức năng của tử cung sau quá trình thụ thai
Sau quá trình thụ thai, tử cung sẽ có những thay đổi về cấu trúc và chức năng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Tăng cường sản xuất hormone: Sau khi phôi thai gắn kết vào tử cung, cơ tử cung (myometrium) và nội mạc tử cung (endometrium) sẽ tiếp tục tăng cường sản xuất hormone progesterone. Hormone này có vai trò quan trọng trong việc duy trì nội mạc tử cung và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
- Thay đổi cấu trúc của nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung sẽ phát triển dày hơn và trở nên dày đặc hơn. Điều này cung cấp một môi trường lý tưởng cho thai nhi để tăng trưởng và phát triển.
- Thay đổi hệ mạch máu tử cung: Từ hệ mạch máu của mẹ bầu, các mạch máu của tử cung sẽ phát triển để cung cấp dưỡng chất và oxi cho thai nhi.
- Tạo màng bào thai (placenta): Placenta là một cơ quan tạm thời mà phôi thai và tử cung của mẹ tiếp xúc với nhau, giúp trao đổi chất, dưỡng chất và oxy giữa mẹ và thai nhi. Placenta phát triển từ các tế bào của cả phôi thai và tử cung.
- Thay đổi cấu trúc của cổ tử cung (cervix): Cổ tử cung sẽ trở nên mềm hơn và nứt ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ của thai nhi.
Tổn thương và nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thụ thai
Một số yếu tố như vấn đề về hormone, vấn đề về buồng trứng, hoặc vấn đề genetict(di truyền) có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai:
- Vấn đề về hormone:
- Cân bằng hormone: Áp dụng phương pháp cân bằng hormone không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, hay làm giảm khả năng thụ tinh dẫn dến khó có thai.
- Tăng nồng độ prolactin: Nồng độ cao của prolactin (hormone liên quan đến việc cho con bú) có thể ngăn rụng trứng và gây ra các vấn đề về tình trạng rụng trứng không đúng chu kỳ.
- Vấn đề về buồng trứng:
- Polycystic Ovary Syndrome (PCOS): PCOS là một tình trạng ảnh hưởng đến buồng trứng, gây ra các triệu chứng như rụng trứng không đều và thỉnh thoảng không rụng.
- Buồng trứng đa nang: Xảy ra khi có quá nhiều folicle(nang trứng) trong buồng trứng, điều này cũng có thể gây ra vấn đề về rụng trứng và ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh.
- Vấn đề genetict:
- Bất thường karyotype: Có một số bất thường di truyền có thể gây ra vấn đề về phôi thai và dẫn đến việc khó khăn trong di chuyển của phôi thai từ vòi trứng đến tử cung.
- Dị tật tử cung: Các vấn đề di truyền liên quan đến cấu trúc tử cung có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phôi thai gắn kết vào tử cung.
Nữ giới nếu đang trong tình trạng khó mang thai, mắc các bệnh trên làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai có thể liên hệ các phòng khám phụ khoa, bệnh viện để được tư vấn và điều trị sớm nhất.
Hành trình mang thai diễn ra như thế nào?
Quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi luôn song hành cùng nhau. Đối với người phụ nữ, mang thai là một sự khởi đầu cho một hành trình vô cùng tuyệt diệu. Khi đó cả tinh thần lẫn thể chất nữa giới đều có nhiều thay đổi.
Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, trọng lượng cơ thể của thai phụ sẽ tăng, cùng với đó là kích thước vòng 1 và vòng 2. Sự thay đổi của thai phụ là tiền đề tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển một cách toàn diện. Đồng thời cũng thích nghi dần với sự chuyển dạ trong tương lai.
-
Thai những tuần đầu tiên
Thông thường, trong tam cá nguyệt đầu tiên, do tình trạng ốm nghén nên thai phụ chưa có thay đổi nhiều. Một số thay đổi nhỏ chỉ là cân nặng bị sụt giảm do mẹ bầu ốm nghén, kén ăn không thể ăn uống bình thường được.
Khi thời kỳ ốm nghén qua đi, tức là sang tam cá thể thứ 2 của thai kỳ, cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt từ kích thước vòng 1, vòng 2, mũi sẽ hơi phồng, một số bộ phận trên cơ thể như cổ, nách sẽ bị thâm….
Để biết chính xác thai nhi có phát triển tốt hay không, sức khỏe của bản thân như thế nào. Trong suốt thai kỳ thai phụ cần thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bên cạnh mốc khám thai lần đầu khi bị trễ kinh, sử dụng que thử 2 vạch, mẹ bầu cũng cần phải ghi nhớ các cột mốc khám thai sau:
-
Thai tuần 11 – 13 tuần
Tuổi của thai thai nhi sẽ được tính từ ngày trễ kinh đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối trước khi có thai. Ở tuần thai này bên cạnh việc siêu âm, tahi phụ còn tiến hành làm xét nghiệm máu để đo độ mờ da gáy của trẻ. Thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra kết luận trẻ có bị mắc các bệnh như: dị dạng tim, Down, thoát vị cơ hoành… Ở lần khám thai này bác sĩ cũng đã có thể đưa ra thời điểm dự sinh khá chính xác.
-
Thai nhi 22 – 23 tuần
Ở tuần thai này, các cơ quan của bé đa phần đã phát triển đầy đủ. Vì thế việc khám thai sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm tra dị tật bẩm sinh của thai nhi, như dị dạng các cơ quan, hở hàm ếch, sứt môi…
Nếu như phát hiện dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ hướng can thiệp kịp thời. Thăm khám thai nhi ở tuần 22 – 23 của thai kỳ là thời điểm khá quan trọng bởi nếu thai nhi không thể giữ được thì việc đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt.
-
Thai nhi tuần 31- 32
Việc siêu âm cho mẹ bầu ở tuần 31- 32 của thai kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề xảy ra muộn như tình trạng bất thường tại động mạch, tim, não… Việc thăm khám cũng giúp bác sĩ phát hiện tình trạng thai phát triển chậm, một nguyên nhân có thể gây ngạt sau sinh hoặc suy thai. Đồng thời đây là giai đoạn mẹ bầu cần thực hiện thử nước tiểu, xét nghiệm công thức máu.
-
Thăm khám thai nhi tuần 35 – 36 tuần thai kỳ
Trong lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được siêu âm để kiểm tra động mạch não, động mạch rốn, động mạch tử cung… Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng dây rốn xem có vận chuyển được dinh dưỡng tới bào thai hay không, kiểm tra bất thường ở nước ối, đo tim thai cũng như chuyển động thai, kiểm tra ngôi thai…
Ở thời điểm này, bác sĩ có thể dự báo được cân nặng của bé khi sinh ra, từ đó tư vấn các biện pháp để cải thiện dinh dưỡng nếu như thai nhi còn quá nhẹ, không đáp ứng được tiêu chuẩn cân nặng tại thời điểm tương ứng. Nếu như mẹ bầu mắc các căn bệnh nguy hiểm như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ… thì ở giai đoạn này cũng cần phát hiện để kịp thời xử lý.
Sau khoảng 9 tháng thai nhi nằm trong bụng mẹ, không có bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào xảy ra, thai nhi phát triển bình thường sẽ sẵn sàng chuẩn bị ra đời, kết thúc một hành trình kỳ diệu trong bụng mẹ.
Trong quá trình thụ thai không nên ăn gì?
Trong quá trình thụ thai không nên ăn gì hay quá trình thụ thai ở người cần kiêng gì để không ảnh hưởng. Chế độ dinh dưỡng có vai trờ rất quan trọng, 1 chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh đầy đủ chất sẽ giúp thai phụ khỏa mạnh, thai nhi phát triển tốt. Vì thế trong quá trình thụ thai, thai phụ cần phải kiêng các loại thực phẩm, đồ uống như:
-
Caffeine, rượu bia, nước ngọt
Cafein, rượu bia, nước ngọt là những loại thức uống có chứa chất kích thích gây hại cho sức khỏe. Loại đồ uống này khiến chị em phụ nữ bị mất ngủ, tim đập nhanh, lo lắng, tăng huyết áp… Nhiều người cảm thấy tâm trạng bất ổn và sức khỏe giảm sút Khi uống quá nhiều cà phê hoặc các loại nước uống có chứa chất kích thích. Vì thế với phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai thì không nên uống thức uống có chất kích thích, để giữ cho bản thân luôn ở trong một trạng thái sức khỏe và tâm trạng tốt nhất.
-
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Nếu chị em ăn nhiều cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá kiếm… thì sẽ khiến thủy ngân bị tích tụ trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm khả năng sinh sản, gây hại cho hệ thần kinh và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của em bé trong bụng.
-
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là loại chất có nhiều trong thực phẩm chiên rán, bánh nướng lò vi sóng, khoai tây chiên… Những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe, làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy viêm nhiễm và kháng Insulin. Sử dụng quá nhiều chất béo chuyển hóa làm dòng chảy chất dinh dưỡng tới hệ thống sinh sản bị gián đoạn do mạch máu bị ảnh hưởng.
Không chỉ chị em phụ nữ mà cả nam giới cũng không nên sử dụng quá nhiều chất béo chuyển hóa, đặc biệt khi đang muốn thụ thai. Bởi lẽ chất béo chuyển hóa cũng sẽ làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng.
-
Thực phẩm nhiều đường bột
Những thực phẩm chứa nhiều chất đường bột như bánh quy, bí đỏ, khoai tây, bánh mì, mỡ động vật, bơ, đường kính, cá ba sa, cá tra, vịt, lòng đỏ trứng gà… Khi ăn những thực phẩm này, lượng đường trong máu sẽ tăng lên đáng kể làm thay đổi nội tiết tố, tăng nguy cơ viêm nhiễm và cản trở quá trình rụng trứng.
Vì thế chị em nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa cacbohidrat đốt cháy chậm, ví dụ như gạo lứt, mì ống hay bánh mì nguyên cám. Chị em cũng nên ăn chúng kết hợp với chất xơ, protein và chất béo lành mạnh.
Nội dung “Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào” cung cấp cái nhìn toàn diện về quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong tử cung của phụ nữ. Việc hiểu rõ về các giai đoạn quan trọng này không chỉ giúp quý chị em thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản mà còn mang lại lợi ích lớn cho việc chuẩn bị và chăm sóc thai kỳ. Chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ giúp quý chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.