Phá thai có tội không trường hợp nào được phép phá thai
Phá thai có tội không là một vấn đề mà nhiều phụ nữ có thể phải đối diện khi đang đứng trước quyết định về việc tiến hành phá thai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin rõ ràng về các quy định pháp lý liên quan đến việc phá thai. Cùng theo dõi để tìm hiểu thêm về các trường hợp mà phá thai có thể được coi là hợp lệ nhé.
Mục lục:
Pháp luật, đạo đức và quan điểm về vấn đề phá thai
“Phá thai có tội không” câu hỏi này không đơn giản chỉ là câu hỏi về vấn đề pháp luật mà có thể liên quan đến các vấn đề về đạo đức và quan điểm sống. Việc phá thai có tội không phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:
- Quan điểm của các tôn giáo: Các tôn giáo có quan điểm khác nhau về vấn đề phá thai. Một số tôn giáo coi phá thai là một hành vi không đúng đắn và có thể xem như việc chấp nhận đây là một tội lỗi. Tuy nhiên, ở một số tôn giáo khác lại cho phép phá thai trong một số tình huống, như khi người mang thai đang trong tình trạng nguy hiểm, khó sinh hoặc thai nhi có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Quan điểm về quyền con người và tự quyết: Một số người cho rằng quyền lựa chọn của phụ nữ trong việc phá thai rất quan trọng. Họ coi đây là một quyền của phụ nữ đối với sự quyết định về cơ thể của mình và tương lai của gia đình.
- Quan điểm pháp lý: Luật pháp về phá thai thay đổi theo từng quốc gia và thậm chí cả ở từng bang hoặc tỉnh trong một số nước. Một số nước cho phép phá thai một cách hợp pháp với điều kiện nhất định, trong khi đó một số quốc gia khác có các hạn chế nghiêm ngặt hoặc cấm hoàn toàn việc thực hiện phá thai.
Các quan điểm và khác biệt về tôn giáo, pháp luật và tư duy ở từng khu vực, quốc gia có thể ảnh hưởng nhiều đến việc khi một người phụ nữ phá thai có được coi là có tội hay không.
Một số điều cơ bản về phá thai
Theo định nghĩa gốc, phá thai là hoạt động chấm dứt thai nghén bằng cách đưa phôi thai hoặc thai nhi ra khỏi tử cung của người mẹ trước kỳ sinh nở. Hiện nay, có 3 phương pháp phá thai phổ biến là dùng thuốc, hút thai và nong gắp thai. Mỗi phương pháp lại có ưu điểm riêng và được chỉ định cho từng trường hợp nhất định:
- Dùng thuốc thuốc phá thai: Sử dụng thuốc phá thai là phương pháp thường được sử dụng nhất do phương pháp này rất đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, thai phụ cần phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe (không có bệnh lý nền, không dị ứng với các thành phần của thuốc, cơ địa khỏe mạnh…) cũng như thai nhi có tuần tuổi phù hợp (nhỏ hơn 7 tuần tuổi).
- Hút thai: Hút thai là phương pháp đang dần được nhiều nữ giới lựa chọn để bỏ thai. Ưu điểm của hút thai là nhanh chóng, hiệu quả cao, ít biến chứng. Đương nhiên, thai phụ vẫn cần phải kiểm tra sức khỏe và tuổi thai trước khi tiến hành hút thai.
- Nong gắp thai: nong thai và hút thai là hai phương pháp ngoại khoa thường được chỉ định để bỏ thai. Khác với hút thai, nong gắp thai có thể được áp dụng đối với thai nhi có tuần tuổi tương đối lớn, nhưng đồng thời ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ hơn.
Vì sao nhiều người coi việc phá thai là tội lỗi?
Có không ít trường hợp nữ giới khi bỏ thai đã chia sẻ, tâm sự với các bác sĩ của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội về những phiền muộn mà mình gặp phải. Những gánh nặng về mặt tâm lý, nỗi sợ hãi bị người khác phán xét là thiếu đạo đức, ác độc đè nặng lên họ, khiến họ cảm thấy “tội lỗi” khi quyết định bỏ thai. Vậy, vì sao nhiều người coi việc phá thai là có tội?
Theo quan niệm xã hội, việc phá thai ở nữ giới từ xưa đã được coi là trái đạo đức, là hành vi ngăn cản một sinh mệnh đến với thế giới này. Theo đó, người phụ nữ khi phá thai sẽ gián tiếp tước đi sinh mạng của con mình. Đây được coi là hành vi trái đạo đức.
Mặt khác, Việt Nam ta cũng là một nước có nhiều người sùng phật giáo, đạo kitô. Trong giáo lý của 2 đạo trên thì việc phá thai được coi là có tội, đặc biệt là ở đạo phật. Trong đạo phật, nếu phá thai thì sẽ tạo nghiệp rất nặng, linh hồn của trẻ sẽ quay về quấy phá người mẹ, khiến người mẹ gặp quả báo, không được thanh thản, hạnh phúc… Có không ít trường hợp tin vào đạo phật, tâm linh mà rất băn khoăn khi phá thai, thậm chí day dứt, suy sụp tinh thần sau khi phá thai vì tin rằng mình “có tội”.
Vậy phá thai có tội không sự thật là gì?
Thực tế, việc phá thai được coi là có tội ở một số quốc gia, nhưng ở Việt Nam, để đánh giá phá thai có tội không còn phải dựa vào mục đích phá thai và hoàn cảnh của nữ giới khi phá thai. Có những trường hợp phá thai không có tội do hoàn cảnh của người phụ nữ thiếu thốn, do thai nhi bị dị tật, sức khỏe thai phụ không ổn định… Đối với những trường hợp này, nữ giới cần được cộng đồng cảm thông, thấu hiểu. Nhưng cũng có những trường hợp phá thai có tội như chọn lựa giới tính, cần phải được lên án và phòng trừ để hạn chế chúng lặp lại một lần nữa.
Tóm lại, phá thai với mục đích chính đáng sẽ không được coi là có tội nên chị em không cần vì thế mà cảm thấy mặc cảm hay tội lỗi.
Những trường hợp phá thai không có tội
Khi nào một người phụ nữ phá thai mà được coi là không vi phạm pháp luật cũng như được đa số mọi người ủng hộ và giúp đỡ về mặt tinh thần
Phá thai khi sức khỏe thai phụ không đảm bảo
Phụ nữ mắc các bệnh lý như tim bẩm sinh, thiếu máu, ung thư… thì bác sĩ sẽ khuyến cáo chị em không nên mang thai, nếu đã lỡ mang thai thì nên đình chỉ thai. Bởi sức khỏe của thai phụ không đảm bảo cho quá trình mang thai và sinh con. Việc cố gắng mang thai sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em, thậm chí gây tử vong.
Ngoài mắc các bệnh lý nguy hiểm thì phụ nữ lớn tuổi (trên 50) cũng được bác sĩ khuyến cáo không nên mang thai, nếu có thai thì nên đình chỉ thai kỳ. Bởi tuổi tác phụ nữ càng cao thì việc mang thai càng khó khăn, dễ sảy thai, thai dễ bị dị tật, khó sinh nở, nguy hiểm khi đẻ,…
Việc cố gắng mang thai và sinh con khi sức khỏe của người phụ nữ không đảm bảo sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy chị em bỏ thai trong trường hợp này không có tội, cũng như được mọi người thông cảm và ủng hộ.
Thai nhi được chẩn đoán dị tật
Qua những lần khám thai định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như khuyết tật ống thần kinh, câm, điếc, mù, down… Trong trường hợp này, các cặp đôi nên cân nhắc đến việc bỏ thai để tốt cho tương lai của cha mẹ và bé.
Nếu không đình chỉ thai mà lựa chọn sinh trẻ ra thì trẻ sẽ không thể phát triển bình thường được. Việc mắc các khuyết tật sẽ khiến trẻ tự ti trước bạn bè đồng trang lứa, khó hòa nhập với mọi người, cũng như nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời thường, công việc. Những dị tật này có thể theo bé suốt đời, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của trẻ.
Là bậc cha mẹ, ai lại không muốn con mình sinh ra đã là người bình thường, ai lại muốn nhìn thấy con mình đau khổ, cuộc sống không trọn niềm vui? Vì vậy, phá thai trong trường hợp này được xem là không có tội.
Phá thai chết lưu
Bản chất của thai chết lưu (hay thai lưu) là thai nhi đã không còn sự sống và đã ngừng phát triển. Các hoạt động đình chỉ thai kỳ lúc này có mục đích lấy thai ra khỏi tử cung của người mẹ, vì thai lưu càng ở lâu trong tử cung thì càng dễ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, băng huyết… Những tổn thương này có thể đe dọa đến tính mạng, cũng như ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai của người phụ nữ. Do đó, đình chỉ thai do thai chết lưu được xem là không có tội.
Phá thai do bị xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục vốn là một chuyện vô cùng đau lòng, ảnh hưởng lớn tới tâm lý và cuộc sống sau này của nữ giới. Nhất là khi họ còn mang thai của kẻ xâm hại mình, tâm lý của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Mặt khác, đứa trẻ sinh ra có thể sẽ không nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ người mẹ. Bởi trẻ là hệ quả của việc mẹ bị xâm hại tình dục, mỗi lần nhìn thấy trẻ, mẹ có thể nhớ lại sự kiện đau lòng đó.
Vì vậy, bỏ thai trong trường hợp này không được tính là có tội mà còn cần nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ người nhà, bạn bè và những người xung quanh.
Hoàn cảnh không cho phép để sinh và nuôi con
Phá thai có tội không? – sẽ là không nếu cha mẹ có hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ như những bạn nữ còn ngồi trên ghế nhà trường, việc dựa dẫm vào bố mẹ hoặc vẫn còn quá trẻ sẽ không có đủ khả năng để lo cho cuộc sống sau này của đứa bé. Hoặc với trường hợp thai phụ có đời sống khó khăn, gia đình có nhiều con thì việc mang thai và sinh con sẽ làm gia tăng gánh nặng tài chính cho gia đình.
Trong cả hai trường hợp trên, đứa trẻ được sinh ra sẽ không được đảm bảo đầy đủ về mặt vật chất và chăm sóc. Hơn nữa, việc sinh còn còn làm tăng gánh nặng tâm lý, tài chính cho người mẹ và gia đình. Vì vậy, trong trường hợp này phá thai cũng không có tội.
Những trường hợp phá thai có tội
Ngoài các trường hợp phá thai trên do tình huống bắt buộc phải thực hiện, có nhiều người lạm dụng phương pháp phá thai với nhu cầu không chính đáng có thể bị xem xét là có tội.
Phá thai để lựa chọn giới tính
Phá thai với mong muốn lựa chọn giới tính là trường hợp được xem là vi phạm pháp luật và được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP: nghiêm cấm hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
Phá thai do nữ giới có cuộc sống buông thả
Trong xã hội hiện đại, chuyện tình dục đã dần trở nên “thoáng” hơn trước. Nhưng cũng vì vậy mà có nhiều nữ giới sa đà vào lối sống tình dục buông thả. Những nữ giới trong trường hợp này thường không quan tâm đến trách nhiệm, khiến họ quyết định phá thai rất dễ dàng, thậm chí giống như một biện pháp tránh thai như sử dụng bao cao su. Trong trường hợp này, phá thai được coi là có tội.
Mặt khác, việc lạm dụng các biện pháp phá thai sẽ khiến tử cung của người phụ nữ bị tổn thương nghiêm trọng, nguy cơ bị vô sinh nữ hoặc hiếm muộn là rất cao. Tóm lại, phá thai hoàn toàn không có tội nếu người phụ nữ rơi vào trường hợp bất khả kháng và việc phá thai là cần thiết để tốt cho cha mẹ và bé.
Một số lưu ý khi thực hiện phá thai
Khi đã đưa ra quyết định phá thai, chị em nên tuân theo những lời khuyên sau đây để quy trình phá thai an toàn, hiệu quả và giảm bớt gánh nặng tâm lý lên bản thân:
Phá thai từ sớm
Khi có dấu hiệu mang thai, nếu có thể thì chị em hãy đi phá thai từ sớm. Bởi khi đi phá thai càng sớm, tuổi thai càng nhỏ thì càng an toàn và ít xảy ra biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, việc phá thai từ sớm sẽ giảm thiểu những tổn thương mà tử cung phải gánh chịu, từ đó đảm bảo chị em có thể dễ dàng mang thai lại trong tương lai hơn.
Lựa chọn địa chỉ y tế uy tín
Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta có khoảng 300,000 ca phá thai, con số này vẫn đang tăng dần theo từng năm. Với nhu cầu phá thai cao như vậy nên đã có không ít các cơ sở y tế kém chất lượng, cơ sở chui mọc lên. Đáng chú ý là, những cơ sở này có chất lượng khám vô cùng kém, bác sĩ tay nghề thấp và dụng cụ y tế kém vệ sinh. Khi thực hiện phá thai tại những địa chỉ này, nữ giới có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng như nhiễm trùng, băng huyết sau phá thai, sót thai… Tử cung của người phụ nữ cũng bị tổn thương nhiều hơn, từ đó dẫn tới khó mang thai lại, thậm chí là vô sinh.
Do đó, việc lựa chọn địa chỉ phá thai uy tín là điều cần làm để giúp nữ giới đình chỉ thai thành công, hạn chế tổn thương đến tử cung và bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai của bản thân.
Không tự ý mua và sử dụng thuốc phá thai
Tình trạng tự ý phá thai tại nhà cũng đã được nhiều bác sĩ chuyên khoa cảnh báo. Bởi phá thai bằng thuốc chỉ hiệu quả khi sức khỏe của thai phụ đã được kiểm tra (khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, không dị ứng với thuốc…) và thai nhi cũng đủ điều kiện phá (dưới 7 tuần tuổi, nằm trong tử cung). Nếu không đủ điều kiện mà người mẹ vẫn tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến phá thai không thành công, nhiễm trùng, băng huyết… và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm mẹ trong tương lai của nữ giới.
Vậy nên, nữ giới nếu có nhu cầu đình chỉ thai thì hãy đến gặp bác sĩ để được khám và xét nghiệm đầy đủ. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ phương pháp phá thai phù hợp nhất.
Chăm sóc sức khỏe hậu phá thai
Sau khi phá thai, tử cung bị tổn thương, sức khỏe của nữ giới sẽ vô cùng yếu. Trong khoảng thời gian này, chị em phụ nữ nên quan tâm chăm sóc mình nhiều hơn bằng các biện pháp sau:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Những loại thực phẩm mà chị em sau phá thai nên ăn là thịt bò, gan động vật, đậu, trứng, sữa, các loại rau xanh, trái cây…
- Tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời kỳ âm đạo ra máu. Khi vệ sinh tuyệt đối không được thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần sau khi phá thai để đảm bảo sức khỏe được phục hồi.
Ngoài những lời khuyên trong việc chăm sóc sức khỏe hậu phá thai, chị em cũng cần phải nắm rõ những biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để tránh mang thai lại một lần nữa. Nếu mang thai mà tiếp tục lựa chọn phá thai thì sẽ vô cùng có hại, bởi việc phá thai liên tiếp hoặc nhiều lần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tử cung, khiến bản thân chị em phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hoặc hiếm muộn.
Chăm sóc tinh thần sau khi phá thai
Mặc dù việc phá thai trong trường hợp bất khả kháng (điều kiện kinh tế, sức khỏe thai phụ…) là hoàn toàn không có tội, nhưng cũng có không ít nữ giới bị suy sụp tinh thần sau khi phá thai. Do đó, gia đình và chính bản thân bạn cần quan tâm, chăm sóc đến tinh thần của mình nhiều hơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của mình:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể của phụ nữ hậu phá thai hồi phục nhanh hơn. Một số thực phẩm và nữ giới nên sử dụng là thịt bò, gan động vật, đậu, trứng, sữa, các loại rau xanh, trái cây…
- Nếu bị suy sụp tinh thần hoặc có dấu hiệu trầm cảm sau khi bỏ thai thì nữ giới nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ điều trị, cởi bỏ những khúc mắc của bản thân, giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực.
- Nếu bản thân là người sùng đạo phật hoặc tin vào tâm linh mà cảm thấy tội lỗi, mặc cảm sau khi phá thai thì chị em nên tìm đến các sư trụ trì, những cư sĩ để xin lời khuyên. Chị em cần thành tâm sám hồi là thực hiện theo những lời khuyên của cư sĩ để giải bỏ “nghiệp” mà mình gây ra, đồng thời cầu siêu cho đứa trẻ mà mình đã từ bỏ. Những hành động trên giúp nữ giới cải bỏ những suy nghĩ tiêu cực và khiến bản thân cảm thấy bớt tội lỗi hơn.
- Tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Vệ sinh vùng kín và thay bằng vệ sinh thường xuyên trong thời kỳ âm đạo còn ra máu.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi cơ thể hoàn toàn phục hồi để tránh làm tổn thương âm đạo.
Thông qua bài viết này, dakhoaxadan.com đã giúp chị em phụ nữ biết được rằng những trường hợp nào phá thai có tội và phá thai không có tội cũng như nguyên nhân tại sao nhiều người vẫn còn kỳ thị việc phá thai. Dù phá thai trong tình trạng của bạn có tội hay không thì điều quan trọng là trước khi có bất kỳ quyết định nào liên quan đến sức khỏe hãy lưu ý rằng chúng tôi luôn sẵn sàng ở bên để hỗ trợ và tư vấn cho bạn những điều cần thiết giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.