Nước Tiểu Màu Cam: Báo Hiệu Sức Khỏe Hay Cảnh Báo Nguy Hiểm

Ngày đăng: 2024-04-12
Bình chọn post

Nước tiểu bình thường có màu trong suốt, vàng nhạt hoặc màu hổ phách. Nếu thấy nước tiểu màu cam hoặc hồng cam, mọi người cần lưu ý bởi đây là dấu hiệu cảnh báo nước tiểu màu cam cơ thể đang gặp vấn đề. Vậy vì sao nước tiểu màu cam? Nước tiểu màu đỏ cam do mắc bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên. 

Lý do tại sao nước tiểu màu cam? 

Tại sao nước tiểu màu cam, nguyên nhân do đâu
Tại sao nước tiểu màu cam, nguyên nhân do đâu

Màu sắc nước tiểu chủ yếu do lượng chất lỏng bạn dung nạp hàng ngày. Uống càng nhiều nước, màu nước tiểu càng trong và khi uống ít nước, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm ngả cam. 

Ngoài nguyên nhân uống ít nước, thì màu sắc nước tiểu thay đổi có thể chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc do đang dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp nước tiểu có màu vàng cam, cam đỏ do mắc bệnh lý.  

Nước tiểu màu cam do cơ thể thiếu nước 

Cơ thể thiếu nước - nguyên nhân nước tiểu màu cam
Cơ thể thiếu nước – nguyên nhân nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mất nước bởi khi uống ít nước, nước tiểu sẽ cô đặc và có màu cam vàng. Đây là hiện tượng thường gặp khi đi tiểu vào buổi sáng do ban đêm cơ thể không được bổ sung nước. 

Ngoài ra, cơ thể mất nước có thể do sốt cao liên tục trong nhiều giờ, tiêu chảy cấp, tiêu chảy trong thời gian dài hoặc do tập luyện thể thao cường độ cao, lao động ngoài trời nắng.  

Tình trạng mất nước khá nghiêm trọng bởi nếu không bổ sung nước kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng co giật, động kinh, hôn mê, suy thận,… thậm chí là tử vong. Khi cung cấp đủ nước và các chất điện giải đúng lúc, nước tiểu sẽ dần trở lại màu vàng nhạt và giảm nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. 

Chế độ ăn uống, thực phẩm khiến nước tiểu màu cam

Chế độ ăn uống, thực phẩm - nguyên nhân nước tiểu màu cam
Chế độ ăn uống, thực phẩm – nguyên nhân nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam có liên quan mật thiết đến các loại thực phẩm bổ sung vào cơ thể. 

Cà rốt, nước ép cà rốt, củ cải đường, bí ngô, dưa lưới,… là những thực phẩm chứa nhiều beta – carotene – hợp chất hữu cơ có màu đỏ đến cam đậm. Nếu trong thời gian ngắn bạn ăn nhiều thực phẩm hoặc uống đồ uống có màu vàng, cam hoặc đỏ thì nước tiểu sẽ có màu cam. Khi ngừng sử dụng các thực phẩm này thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường. 

Nước tiểu màu cam do dùng thuốc điều trị 

nước tiểu màu cam do dùng thuốc điều trị
nước tiểu màu cam do dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu có màu cam. Một số loại thuốc phổ biến gây nên tình trạng trên như: 

Thuốc nhuận tràng 

Thuốc nhuận tràng có thành phần chính là senna, được dùng để giảm triệu chứng táo bón. Một số người bệnh sử dụng loại thuốc này có thể gặp hiện tượng nước tiểu đỏ cam. 

Thuốc Pyridium, Uristat và các thuốc khác chứa phenazopyridine 

Pyridium, Uristat và các loại thuốc khác chứa phenazopyridine thường được bác sĩ kê đơn để giảm đau do nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước tiểu màu hồng cam là hiện tượng không hiếm gặp khi điều trị bằng loại thuốc này. 

Rifampin 

Rifampin là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lao, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong mũi và cổ họng. Thuốc có màu nâu đỏ nên khi uống có thể làm mồ hôi, nước tiểu màu cam hoặc cam đỏ. 

Azulfidine (sulfasalazine) 

Thuốc chống viêm điều trị viêm loét đại tràng và viêm khớp dạng thấp Azulfidine có thể làm vàng da và khiến nước tiểu màu cam. Các triệu chứng này không có hại cho cơ thể nên người bệnh không nên quá lo lắng.  

Adriamycin (doxorubicin) 

Adriamycin là thuốc hóa trị mạnh được tiêm vào tĩnh mạch hoặc bơm vào bàng quang để điều trị ung thư bàng quang. Thuốc này có thể làm nước tiểu màu cam hoặc đỏ trong 1 hoặc 2 ngày sau điều trị. 

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, nước tiểu màu cam còn là triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh gan, mật và bệnh lý đường tiết niệu. Việc thăm khám, chẩn đoán khi nhận thấy nước tiểu màu cam là việc làm cần thiết giúp phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn để từ đó có phương pháp can thiệp và xử lý kịp thời. 

Nước tiểu màu cam có thể là bệnh gì? 

Nước tiểu màu cam là bệnh gì
Nước tiểu màu cam là bệnh gì

Sự thay đổi màu nước tiểu là một trong những dấu hiệu chẩn đoán bệnh lý được áp dụng từ xa xưa. Đến nay, với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta có thể đánh giá chính xác nguy cơ mắc bệnh qua các xét nghiệm. Dưới đây là một số bệnh lý khiến nước tiểu màu cam: 

Bệnh lý về gan, mật 

Nước tiểu màu cam thường là biểu hiện của tình trạng ứ mật. Mật là một chất lỏng tiêu hoá được sản xuất bởi gan. Khi dòng mật dừng lại giữa gan và ruột non sẽ dẫn đến ứ mật. Điều này khiến bilirubin tích tụ trong máu quá nhiều, gây ra tình trạng nước tiểu màu cam. 

Ứ mật thường do một số nguyên nhân sau:  

  • Mắc bệnh gan do uống nhiều bia, rượu. 
  • Sử dụng một số loại thuốc tránh thai uống. 
  • Viêm gan cấp tính, thường do nhiễm trùng. 

Mặc dù nước tiểu màu cam chỉ là triệu chứng của bệnh ứ mật liên quan đến vấn đề về ống mật hoặc gan, nhưng nếu kèm theo các triệu chứng sau đây, bạn cần nhanh chóng thăm bác sĩ và điều trị: 

  • Ngứa da. 
  • Buồn nôn và nôn mửa. 
  • Đau bụng. 
  • Phân màu sáng. 
  • Mất cảm giác ngon miệng. 
  • Vàng da và mắt. 
  • Sốt theo chu kỳ hoặc liên tục. 

Việc phát hiện và điều trị bệnh ứ mật kịp thời là rất quan trọng, vì điều trị sớm có thể ngăn chặn tổn thương gan hoặc ống mật. 

Bệnh lý về đường tiết niệu 

Người bệnh có thể nhận biết được các bệnh lý tại đường tiết niệu bằng cách quan sát nước tiểu hàng ngày. Nếu nước tiểu có màu sắc lạ như hồng cam, vàng cam thì khả năng cao hệ tiết niệu đang bị tổn thương và viêm nhiễm. Các chuyên gia cho biết nước tiểu màu cam là dấu hiệu cảnh một số bệnh đường tiết niệu như: viêm bàng quang, sỏi thận, ung thư thận, ung thư bàng quang,… Ngoài ra, nước tiểu màu cam ở nam giới có thể do viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt,… 

Bị đi tiểu màu cam khi nào cần đi khám bác sĩ? 

Khi thấy nước tiểu màu cam, người bệnh cần theo dõi thêm. Nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường dưới đây thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, hỗ trợ: 

  • Xuất hiện máu, mủ lẫn trong nước tiểu 
  • Nước tiểu màu cam, nâu sẫm, đi tiêu thấy phân nhạt màu 
  • Da và mắt màu vàng. 
  • Cơ thể xuất hiện các vết bầm tím bất thường 
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân 
  • Đau vùng bụng, vùng lưng dưới 
  • Nôn và buồn nôn kéo dài 
  • Bí tiểu, đi tiểu khó khăn 

Cách phòng tránh tình trạng nước tiểu màu cam  

Cách phòng tránh tình trạng nước tiểu màu cam
Cách phòng tránh tình trạng nước tiểu màu cam

Để hạn chế hiện tượng nước tiểu màu cam khi đi vệ sinh. mọi người có thể chủ động phòng tránh hiện tượng nước tiểu màu cam bằng một số cách sau: 

  • Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày giúp phòng ngừa mất nước và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, viêm đường tiết niệu,… 
  • Bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch. Sức khoẻ tốt giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại. 
  • Đi vệ sinh ngay khi buồn tiểu, không nên nhịn tiểu lâu và thường xuyên. Bởi thói quen nhịn tiểu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là sai khi quan hệ. Điều này giúp phòng tránh viêm nhiễm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.  
  • Quan hệ tình dục an toàn, thuỷ chung 1 vợ – 1 chồng giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • Khám sức khoẻ định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm giúp tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật. 

Nước tiểu màu cam có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết chính xác nguyên nhân rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, khi nhận thấy biểu hiện bất thường, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra và tìm hiểu cụ thể tình trạng sức khỏe của mình! 

Trên đây là các thông tin liên quan đến hiện tượng nước tiểu màu cam và một số bệnh lý có thể gặp phải khi xảy ra hiện tượng này. Nếu bạn còn có bất kỳ vấn đề nào liên quan có thể liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để các bác sĩ có thể tư vấn, hỗ trợ.

Bình chọn post
Lê Đỗ Nguyên
Lê Đỗ Nguyên
Tiến sĩ – Bác sĩ chuyên khoa cấp II gần 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh nam khoa (xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt); Bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám