Nổi hạch ở nách khi mang thai bà bầu cần cảnh giác điều gì
Mang thai đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của phụ nữ, đồng thời đi kèm với sự biến đổi đáng kể trong cơ thể. Trong quá trình mang thai, không hiếm trường hợp các bà bầu gặp tình trạng nổi hạch ở vùng nách. Hiện tượng nổi hạch ở nách khi mang thai thường gây nên những tâm trạng lo lắng và bất an, khiến thai phụ đặt ra câu hỏi về tính an toàn và nguy cơ của tình trạng này.
Bài viết dưới đây có sự tham vấn thông tin từ bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên sẽ cung cấp thông tin quan trọng để giúp nữ giới hiểu rõ hơn về tình trạng nổi hạch ở nách trong thời kỳ mang thai.
Mục lục:
Tình trạng nổi hạch ở nách khi mang thai
Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, hạch là những hạt nhỏ, hình bầu dục, nằm rải rác trong cơ thể và được nối với nhau bởi hệ mạch. Hạch có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như vùng cổ, xương đòn, nách, bẹn… Và hạch là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người. Bởi lẽ, nó chứa các tế bào miễn dịch đảm nhiệm vai trò lọc hoặc bẫy các thành phần “lạ” xâm nhập vào cơ thể.
Hệ thống hạch giúp cơ thể nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Hạch tập trung tạo ra các tế bào bạch cầu và tạo ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Khi có sự thay đổi hoặc bất thường trong hệ miễn dịch, hạch có thể tăng kích thước và trở nên dễ dàng cảm nhận thông qua việc nổi lên hoặc sưng to.
Thông thường, bạn rất ít khi sờ thấy được hạch, trừ một số trường hợp như hoạt động quá sức hay bị viêm nhiễm thì hạch mới to và nổi hẳn lên. Và nổi hạch ở nách cũng không ngoại lệ, chỉ khi sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề chúng mới nổi lên nhằm thực hiện vai trò của mình. Tình trạng nổi hạch ở nách có thể xảy ra trong thai kỳ.
Sự thay đổi nội tiết tố và thể chất khiến phụ nữ mang thai rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Khi đó, hạch bạch huyết sẽ giữ vai trò là “tấm khiên” để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Và tình trạng nổi hạch chính là kết quả của “cuộc chiến” này.
Vì vậy, tình trạng nổi hạch ở nách khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bà bầu phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần thì bà bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám thai và xử lý sớm.
Nguyên nhân khiến nổi hạch ở nách khi mang thai
Theo thống kê, có khoảng 80% chị em có hạch ở nách khi mang thai nguyên nhân xuất phát từ các tuyến sữa phụ. Lý giải điều này, bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong những tháng giữa thai kỳ, vú sẽ dần phát triển lớn hơn nhằm chuẩn bị điều kiện để hình thành các tuyến sữa. Những tuyến sữa này có thể mở rộng tới tận vùng nách và tồn tại dưới dạng u cục. Chị em có thể dùng tay ấn vào để cảm nhận.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, có khoảng 90% trường hợp nổi hạch ở nách khi mang thai là lành tính, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Và 10% còn lại có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân lành tính gây nổi hạch ở nách khi mang thai:
- Chấn thương vùng nách, cánh tay, ngực gây nhiễm trùng;
- Nhiễm khuẩn brucellosis, bartonella;
- Biến chứng từ việc cấy ghép chất lạ vào cơ thể như silicone;
- Bà bầu bị thủy đậu, sởi, HIV…;
- Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn lao;
- Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng…
Nguyên nhân bệnh lý gây nổi hạch ở nách khi mang thai
- Khối u tại các hạch bạch huyết hoặc gần các hạch bạch huyết.
- Bệnh lý liên quan đến bạch cầu.
- Khối u Lympho không hodgkin.
- Khối u Lympho Hodgkin.
- Tế bào ung thư da hắc tố melanoma.
- Bệnh ung thư vú…
Để xác định chính xác nguyên nhân gây nổi hạch ở nách khi mang thai, người phụ nữ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám. Tại đây, bạn có thể phải làm một số xét nghiệm máu cơ bản, siêu âm đầu dò đánh giá hạch, chọc hạch sinh thiết, nghiên cứu cấu trúc hạch, tiến hành nhuộm một số marker để phân định rõ tổn thương tại hạch này là gì.
Nổi hạch khi mang thai có nguy hiểm gì không?
Nổi hạch khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi chắc hẳn là nỗi lo lắng của đại đa số các chị em khi gặp phải tình cảnh này.
Trường hợp nổi hạch ở nách là là lành tính thì mẹ bầu có thể yên tâm. Bởi chúng không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Việc nổi hạch này chủ yếu xảy ra do mẹ bị bệnh hoặc máu lưu thông kém. Mẹ bầu có thể xác định hạch lành tính hay ác tính thông qua việc cảm nhận sự di động của chúng và chạm vào chúng. Nếu khi ấn vào các nốt hạch này, mẹ bầu không thấy đau đớn và chúng không phát triển kích thước thì đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường.
Còn nếu khi sở vào thấy đau và chúng có xu hướng ngày càng phát triển to hơn, đặc biệt là khi mẹ bầu kèm theo các triệu chứng như sốt cao liên tục, đau nhức vùng hạch thì cần đến ngay cơ sở y tế. Trường hợp này thể mẹ bị nhiễm trùng máu, u mỡ, nhiễm virus…thậm chí là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú.
Khi nào đi gặp bác sĩ
Phụ nữ mang thai bị nổi hạch ở nách nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các triệu chứng dưới đây:
- Các hạch sưng không biến mất sau 1 tuần
- Sờ vào hạch cảm thấy đau
- Sốt cao liên tục
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
- Cân nặng bị giảm dù không ăn kiêng
- Các hạch sưng và tiếp tục phát triển với kích thước to hơn
Điều trị nổi hạch ở nách khi mang thai như thế nào?
Điều trị nổi hạch ở nách khi mang thai như nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đối với trường hợp do nguyên nhân lành tính, không gây đau đớn thì không cần điều trị. Một thời gian sau tình trạng này sẽ thuyên giảm và biến mất. Còn trường hợp do viêm nhiễm thì cần phải điều trị. Phụ nữ mang bầu nên tích cực theo dõi các thông tin sức khỏe để được trang bị những kiến thức cần thiết khi mang thai.
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc kháng sinh chống viêm là biện pháp điều trị hiệu quả đối với trường hợp bị viêm nhiễm. Tuy nhiên việc dùng thuốc nào, liều lượng ra sao, cách dùng như nào cần có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Việc tự ý điều trị, thay đổi liều lượng là rất nguy hiểm. Bởi hành động này có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, khi mẹ bầu nổi hạch ở nách mà có tình trạng sốt thì nên áp dụng các biện pháp hạ sốt nhanh chóng như đắp khăn, chườm đá để tránh các cơn co giật, xuất huyết, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, để giảm cơn đau do viêm hạch bạch huyết, bà bầu có thể dùng một miếng gạc thấm nước ấm đặt lên vùng da bị ảnh hưởng.
Can thiệp ngoại khoa
Trường hợp nổi hạch ở nách xảy ra ở mức độ nghiêm trọng chẳng hạn ung thư thì bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, hoặc tiến hành xạ trị, hóa trị nhằm đem lại tiên lượng tốt hơn và cơ hội sống sót cao hơn. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp.
Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, chị em có thể hiểu rõ hơn về tình trạng nổi hạch ở nách khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu nổi hạch ở nách. Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả, kịp thời, mẹ bầu nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị. Vì có nhiều loại thuốc có chứa thành phần hoạt chất có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.