Mách bạn cách nhận biết triệu chứng cúm đơn giản nhất
Cúm là bệnh lý nguy hiểm có thể bùng phát thành dịch và ai cũng có khả năng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Đại dịch cúm đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới. Vì thế, ngay khi có triệu chứng cúm bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám ngay.
Mục lục:
Cúm là bệnh như thế nào?
Cúm là một trong các bệnh nhiễm trùng hô hấp thường gặp, do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 5 – 10% người trưởng thành và 20 – 30% trẻ nhỏ nhiễm cúm.
Trong đó, khoảng nửa triệu ca tử vong do gặp phải những vấn đề sức khỏe liên quan tới bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1 – 1,8 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa.
Cúm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não,… thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh cúm thường gặp
Như đã chia sẻ ở trên, bệnh cúm do virus cúm (Influenza virus) gây ra, chúng có thể tấn công vào hệ hô hấp con người như: mũi, cổ họng, phổi,… Tại Việt Nam, có 3 chủng cúm thường gặp nhất là cúm A, B và C.
Cúm có khả năng lây nhiễm nhanh, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có khả năng bùng phát thành đại dịch. Virus cúm có thể lây lan trực tiếp qua các hình thức sau:
Bệnh cúm lây qua đường hô hấp
Triệu chứng cúm phổ biến ở người là ho và hắt xì hơi. Cũng chính vì thế, khi ho hay hắt xì, người bệnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus trong cơ thể bắn ra ngoài theo tuyến nước bọt.
Với khả năng tồn tại trong môi trường lâu, virus cúm có thể phát tán diện rộng trong không khí với phạm vi khoảng 2m. Vì thế, người khỏe mạnh khi có tiếp xúc gần, trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao.
Bệnh cúm lây qua bề mặt tiếp xúc
Các vật dụng như: khăn, quần áo, bàn chảu, cốc uống nước,… có thể ẩn chứa nhiều nguồn lây nhiễm bệnh. Vì thế, khi sử dụng chung các vật dụng này với người mắc bệnh, bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm virus cúm và mắc bệnh.
Bệnh cúm có thể xuất hiện vào bất kỳ mùa nào trong năm, đỉnh điểm nhất là vào tháng 3, 4 10 và tháng 11. Cùng với đó là những biểu hiện như: sổ mũi, cơ thể đau nhức hơn vào mùa lạnh do môi trường không khí ẩm chứa nhiều vi khuẩn.
Vì thế, khi thời tiết trở lạnh, mọi người nên bảo vệ cơ thể, dự phòng bằng vắc xin để ngăn chặn nguồn lây nhiễm bệnh.
Nhận biết triệu chứng cúm như thế nào?
Người mắc bệnh cúm có thể lây nhiễm mầm bệnh cho người khác ngay trong thời gian ủ bệnh từ 1 ngày trước khi có triệu chứng cho tới 5 – 7 ngày sau khi phát bệnh. Với trẻ nhỏ hay người có sức khỏe kém, thời gian nhiễm bệnh có thể kéo dài lên tới khoảng 2 tuần.
Triệu chứng cúm thường xuất hiện sau 2 ngày cơ thể tiếp xúc với virus cúm. Giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh không rõ ràng, người bệnh sẽ nhầm lẫn biểu hiện cảm cúm với dấu hiệu bị cảm lạnh. Ngoài những triệu chứng của bệnh là đau họng, sổ mũi, hắt hơi thì bệnh còn có các biểu hiện sau:
- Sốt vừa đến cao
- Có cảm giác ớn lạnh
- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt
- Đau nhức mỏi cơ bắp
- Mệt mỏi toàn thân, cảm giác mệt mỏi không còn sức lực
- Buồn nôn, tiêu chảy
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong 2 ngày. Sau 5 ngày các triệu chứng có thể sẽ biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài.
Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng triệu chứng tương đối giống nhau. Vì thế, để biết bản thân mắc bệnh cúm hay bệnh cảm lạnh, người bệnh nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh cảm cúm có nguy hiểm không?
Triệu chứng cúm dễ nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường, vì thế nhiều người thường chủ quan, không điều trị hoặc tự ý mua thuốc cúm chữa tại nhà khi bệnh chuyển nặng. Bệnh cúm nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm phổi, suy hô hấp. Thậm chí, bệnh còn là khởi nguồn của các bệnh lý như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu,…
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh cúm có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, hoặc lưu thai. Ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 16 tuổi, bệnh sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: nôn mửa, mê sảng, co giật, hôn mê sâu,…
Vì thế, bạn tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh các biến chứng nguy hiểm:
- Rửa tay thường xuyên sạch sẽ, lau khô tay đúng cách.
- Vệ sinh đường hô hấp tốt, che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi. Sau khi sử dụng khăn giấy cần vứt bỏ chúng đúng cách.
- Tự cách ly bản thân với những người xung quanh khi thấy cơ thể không khỏe, sốt và có các triệu chứng của bệnh.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với người bệnh.
- Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng
Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được các triệu chứng cúm, từ đó chủ động điều trị bệnh kịp thời. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!