Kinh nguyệt bất thường: Dấu hiệu, Nguyên nhân & Điều trị
Kinh nguyệt bất thường là một vấn đề xảy ra ở khá nhiều chị em phụ nữ. Hiện tượng này có thể biểu hiện qua nhiều trạng thái khác nhau như sự thay đổi của màu sắc máu kinh, lượng máu kinh hay thời gian hành kinh… Tuy nhiên, dù xảy ra ở dạng nào thì việc gặp phải tình trạng kinh nguyệt bất thường vẫn là vấn đề đáng báo động ở nữ giới. Bởi nó có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh khác nhau trong cơ quan sinh sản.
Dưới đây, các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giải đáp cho các chị em phụ nữ về những nguyên nhân bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời chỉ ra các dấu hiệu ra máu kinh nguyệt bất thường và các cách chữa trị hiệu quả nhất. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì đừng bỏ lỡ các nội dung sau.
Mục lục:
Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường là gì?
Dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt không bình thường bao gồm các triệu chứng như:
- Thời gian chu kỳ kinh nguyệt thay đổi: đến sớm, muộn hoặc không đến…..
- Khoảng cách giữa các chu kỳ: kinh nguyệt thưa, kinh nguyệt mau…..
- Lượng máu kinh: quá nhiều hay quá ít…..
- Màu sắc kinh nguyệt thay đổi: đen, nâu….
- Thay đổi của cơ thể: đau bụng kinh, mệt mỏi, thiếu máu….
Đôi khi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, stress trong thời gian dài cũng dẫn đến kinh nguyệt bất thường. Nhưng thường diễn ra ở mức độ nhẹ và liên quan đến khoảng cách giữa các chu kỳ không đều nhau.
Còn lại đa số các hiện tượng kinh nguyệt bất thường đều phản ánh sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Trong đó có những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy nhận biết các dấu hiệu của kinh nguyệt bất thường là kiến thức rất cần thiết mà chị em nên trang bị.
Thông tin thêm: Kinh nguyệt là hiện tượng tử cung bị chảy máu và thoát ra ngoài theo đường âm đạo. Khi trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung vốn là nơi để thai nhi làm tổ sẽ bong ra làm tử cung chảy máu. Hiện tượng này thường diễn ra từ 3-5 ngày.
Những dạng thể của kinh nguyệt bất thường
Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng phụ nữ nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để sớm phát hiện khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường.
Dưới đây là một số dạng thể của một chu kỳ hành kinh không bình thường. Bạn đang thấy mình đang trong tình trạng nào dưới đây?
Kinh nguyệt không bình thường: biểu hiện không có kinh
Không có kinh là biểu hiện của chu kỳ hành kinh không bình thường. Tình trạng chu kỳ bất thường này thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi dậy thì hoặc sau sinh. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cho con bú sẽ không được tính trong trường hợp này.
Trong y học, người ta cũng chia mất kinh một cách bất thường này thành 2 loại
Mất kinh nguyên phát
Bệnh nhân mất kinh nguyên phát sẽ không thể thấy mọt chút máu kinh nào tiết ra trong đời. Nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường này là do các vấn đề ở những cơ quan sinh sản. Khi những cơ quan sinh sản có nhiệm vụ sản xuất hormone nội tiết gặp vấn đề. Cụ thể bao gồm:
- Bẩm sinh không có buồng trứng, tử cung;
- Buồng trứng, tử cung bị tổn thương hoặc hoạt động bất thường;
- Khiếm khuyết cơ quan sinh dục;
- Tuyến yên (nơi sản sinh ra hormone nội tiết) có vấn đề;
- Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.
Mất kinh thứ phát
Trường hợp này chỉ tình trạng nữ giới đột nhiên mất kinh trong thời gian dài thường kéo từ 6 tháng đến 1 năm.
Nguyên nhân gây ra vô kinh thứ phát rất đa dạng, bao gồm:
- Phụ nữ cho con bú;
- Lối sống không khoa học: chế độ ăn uống thiếu chất, tăng giảm cân quá nhanh, tập thể dục hoặc lao động quá nặng nhọc.
- Sức khỏe yếu, thường xuyên bị ốm;
- Thường xuyên bị áp lực, căng thẳng;
- Tác dụng phụ của một số loài thuốc;
- Mất cân bằng nội tiết tố;
- Suy buồng trứng sớm, u buồng trứng, có sẹo ở tử cung.
Ra kinh nguyệt bất thường dưới biểu hiện rong kinh, rong huyết
Trường hợp này ám chỉ nữ giới tiết ra một lượng máu kinh lớn, ra máu kèo dài trên 7 ngày không bình thường. Bởi lẽ, thông thường chu kỳ hành kinh phụ nữ chỉ kéo dài từ 3-5 ngày.
Rong kinh gây mất máu nhiều khiến phụ nữ mệt mỏi, có thể bị sốt. Một số ít phụ nữ còn bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Có 2 nguyên nhân chính gây rong kinh là:
Rong kinh cơ năng
Rong kinh cơ năng là dấu hiệu của chu kỳ hành kinh không bình thường. Bệnh thường diễn ra ở trẻ em gái đến tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh. Đây là thời điểm hệ nội tiết mất cân bằng, có sự thay đổi mạnh mẽ của hormone estrogwn trong cơ thể. Tùy từng trường hợp mà các bạn gái cần khoảng 1-2 năm để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh thực thể
Những bệnh lý ở tử cung và buồng trứng làm rối loạn hoạt động sản xuất hormone nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt ra bất thường. Cụ thể bao gồm:
- Viêm nội mạc tử cung;
- Polyp buồng tử cung;
- U xơ tử cung;
- Buồng trứng đa nang;
- Ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung.
Dấu hiệu ra kinh nguyệt bất thường dưới dạng bế kinh
Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường tiếp theo là bế kinh. Bế kinh là tình trạng không thấy kinh nguyệt ít nhất 3 tháng. Thực tế kinh nguyệt vẫn được bài tiết nhưng không thể thoát ra ngoài, hay còn gọi là tắc kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây bế kinh, bao gồm:
Bế kinh nguyên phát:
Dị tật ở cơ quan sinh dục của phụ nữ gây ra bế kinh bao gồm: màng trinh không có lỗ, không có âm đạo, thiểu năng hoạt động của buồng trứng hay tuyến yên, thể trạng suy dinh dưỡng.
Bế kinh thứ phát
Các bệnh lý phụ khoa và thói quen sinh hoạt cũng gây ra bế kinh bao gồm:
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục;
- Suy giảm hoặc rối loạn chức năng buồng trứng, tuyến yên;
- Chế độ ăn uông thiếu chất, thiếu máu;
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu, tâm lý không ổn định;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Máu kinh không thoát ra ngoài được gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe: vú teo nhỏ, da khô nám, giảm ham muốn, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và vô sinh hiếm muộn.
Hiện tượng kinh nguyệt bất thường dưới biểu hiện thống kinh
Đây là một biểu hiện của kinh nguyệt bất thường khiến nhiều chị em rất mệt mỏi. Thống kinh là tất cả những thay đổi ở cơ thể người phụ nữ trước và trong thời gian kinh nguyệt diễn ra. Bao gồm:
- Đau quặn thắt bụng dưới;
- Đau lưng;
- Tức ngực cảm giác khó thở;
- Đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn;
- Thay đổi tâm trạng, dễ xúc động.
Nguyên nhân gây thống kinh bao gồm:
- Cơ tử cung co thắt quá mức để đẩy máu kinh ra ngoài. Điều này làm các cơ bị thiếu oxy và dưỡng chất gây ra cơn đau.
- Ngoài ra còn các bệnh lý phụ khoa gây ra thống kinh như: lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, u nang buồng trứng, lạc vòng tránh thai….
Để giảm cảm giác khó chịu trong chu kỳ kinh, bạn có thể chườm ấm. Ngoài ra nên xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên. Với các nguyên nhân do bệnh lý gây ra cần phải điều trị bằng thuốc.
Cường kinh dấu hiệu kinh nguyệt bất thường
Cường kinh là một biểu hiện của kinh nguyệt bất thường. Đây là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường trong nhiều ngày. Cường kinh gây thiếu máu khiến phụ nữ mệt mỏi.
Nguyên nhân gây cường kinh bao gồm:
- Mất cân bằng hormone;
- Polyp tử cung;
- Polyp phát triển từ nội mạc tử cung;
- U xơ tử cung;
- Viêm tiểu khung;
- Ung thư cổ tử cung;
- Ung thư nội mạc tử cung.
Thiếu kinh
Ngược lại và cường kinh là thiếu kinh cũng là một dấu hiệu kinh nguyệt bất thường. Khi kinh nguyệt ra quá ít, mượng máu ra ít và chu kỳ diễn ra dưới 2 ngày.
Nguyên nhân gây thiếu kinh bao gồm:
- Tử cung nhi tính;
- Dính buồng tử cung sau nạo hút thai;
- Suy buồng trứng sớm;
- Ung thư buồng trứng.
Hiện tượng kinh nguyệt không bình thường dưới dạng kinh nguyệt thưa
Khi hai chu kỳ kinh nguyệt cách xa nhau hơn bình thường là biểu hiện kinh nguyệt bất thường. Khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường kéo dài trên 35 ngày thì được gọi là kinh nguyệt thưa. Ngược lại nếu chu kỳ chỉ kéo dài dưới 21 ngày thì có thể gọi là kinh nguyệt mau.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt thưa chủ yếu là do sự bất thường trong hoạt động bài tiết hormone của tuyến yên, tuyến dưới đồi. Cụ thể:
- Thiếu GnRH bẩm sinh hoặc do suy dinh dưỡng hay căn thẳng gây ra;
- Các vấn đề ở buồng trúng: đa nang, khối u, suy buồng trứng;
- Rụng trứng ít.
Có nhiều người có kinh nguyệt thưa nhưng chu kỳ vẫn diễn ra bình thường thì không gây ảnh hưởng đến ức khỏe. Nhưng trứng rụng ít làm tỷ lệ thụ thai giảm. Các vấn đề ở buồng trứng nếu không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh.
Chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày có bình thường không
Kinh nguyệt 40 ngày được gọi là kinh nguyệt thưa. Thực tế rất ít phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn 28-30 ngày. Đa số đều chênh lệch một vài ngày. Vì vậy chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày là hoàn toàn bình thường và bạn cũng không nên lo lắng quá. Tuy nhiên với vòng kinh 40 ngày thì trứng rụng cũng thưa hơn dẫn đến khả năng thụ thai giảm.
Điều đó không có nghĩa là bạn không thể mang thai. Nếu chất lượng tinh trùng tốt và quan hệ vào đúng ngày trứng rụng thì vẫn có cơ hội thụ thai thành công. Do đó, nếu muốn có con bạn nên tính ngày rụng trứng để quan hệ. Các biện pháp phổ biến đang được áp dụng như: que thử rụng trứng, đo thân nhiệt, siêu âm canh trứng…
Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không?
Trái lại với những người có vòng kinh dài thì lại có người có vòng kinh ngắn 25 ngày thậm chí ngắn hơn. Chu kỳ kinh 25 ngày là rất bình thường. Nếu vòng kinh này đều đặn hoặc chệch lệch một 1-3 ngày thì cũng là bình thường. Và vòng kinh 25 ngày cũng hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Chỉ khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường lên xuống cách nhau cả chục ngày (25 -35- 45) mới đáng lo. Lúc này chắc chắn sức khỏe của cơ quan sinh dục đang có vấn đề.
Kinh nguyệt bất thường có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt bất thường chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không thể tránh khỏi cho phụ nữ:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Trong trường hợp rong kinh, cường kinh khiến cơ thể mất máu nhiều gây mệt mỏi, choáng váng, sức khỏe suy giảm.
- Nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa: hành kinh dài ngày không chỉ gây khó chịu mà còn khiến vùng kín dễ bị tấn công bơi vi khuẩn, nấm và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Nguy cơ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: các vấn đề ở kinh nguyệt làm cản trở việc quan hệ vợ chồng, một vấn đề rất tế nhị nhưng lại rất quan trọng với hạnh phúc hôn nhân gia đình.
- Nguy cơ khó có con: Kinh nguyệt thưa, trứng rụng ít hơn, chất lượng trứng chưa chắc đã đảm bảo để thụ thai dẫn đến nguy cơ khó có con, thậm chí vô sinh.
- Mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm: kinh nguyệt bất thường tiềm ẩn những vấn đề rất nguy hiểm ở các cơ quan sinh sản như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng.
Điều trị kinh nguyệt bất thường
Vậy khi ra kinh nguyệt bất thường nên làm gì để sớm ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là giải pháp dành cho chị em:
Nếu kinh nguyệt bất thường là hiện tượng sinh lý tự nhiên do tuổi tác thì không cần điều trị, mà chỉ cần theo dõi và có chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Uống đủ 2l nước mỗi ngày; hạn chế uống rượu, bia, nước có gas;
- Luyện tập thể dục hàng ngày để khí huyết lưu thông;
- Không thức khuya, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng stress.
Còn nếu kinh nguyệt bất thường bắt nguồn từ bệnh lý thì bạn nên đi khám sớm nhất để được điều trị tránh để bệnh phát triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng kinh nguyệt bất thường, dấu hiệu kinh nguyệt bất thường. Sự thay đổi kinh nguyệt bất thường khiến nhiều chị em lo lắng đến khả năng sinh sản, tuy nhiên điều này có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe phụ khoa khác. Vì vậy bạn nên chú ý theo dõi để sớm có phương án điều trị kịp thời.
Tham khảo từ nhiều nguồn!
Theo Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội – 152 Xã Đàn.