Giấy phá thai thông tin cần thiết về thủ tục phá thai
Giấy cam kết phá thai là một loại tài liệu mà thai phụ cần ký trước khi tiến hành đình chỉ thai. Tài liệu này giúp bảo vệ quyền lợi của thai phụ và đảm bảo quyết định của nữ giới là hoàn toàn tự nguyện. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về giấy cam kết phá thai cũng như hướng dẫn chị em chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết để làm thủ tục phá thai.
Mục lục:
Tìm hiểu về giấy cam kết phá thai
Thai phụ có nguyện vọng bỏ thai cần đến cơ sở y tế chuyên khoa, địa chỉ phá thai uy tín để bác sĩ khám, siêu âm và hướng dẫn làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu sức khỏe thai phụ và thai nhi ổn định, đáp ứng điều kiện phá thai, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về phương pháp phá thai an toàn. Sau đó, thai phụ hoặc người giám hộ của thai phụ dưới 18 tuổi sẽ tiến hành ký giấy cam kết phá thai. Vậy giấy cam kết phá thai là gì?
Giấy cam kết phá thai là giấy xác nhận thông tin nữ giới đã hiểu rõ về quy trình phá thai, những nguyên tắc và quy định pháp luật liên quan đến việc này. Giấy cam kết phá thai là bằng chứng cho thấy thai phụ tự nguyện phá thai và chấp nhận rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình phá thai như dị ứng thuốc, đau, choáng, chảy máu, thủng tử cung, băng huyết, nhiễm khuẩn, sót thai, sót rau, dính buồng tử cung, vô sinh…
Việc ký cam kết phá thai được yêu cầu như một biện pháp bảo vệ quyền của phụ nữ và đảm bảo quyết định của nữ giới là tự nguyện và thông suốt. Đồng thời tránh các tình huống ép buộc phụ nữ phá thai trái với ý muốn của mình.
Thông thường, nữ giới phá thai tại các bệnh viện, phòng khám uy tín, có chất lượng sẽ có đầy đủ hồ sơ bệnh án phá thai bao gồm giấy cam đoan tự nguyện phá thai, bệnh án phá thai, tờ điều trị (mẫu số 1, số 2, số 3 HSBAPT, giấy xét nghiệm (mẫu số 4 HSBAPT) và giấy hẹn khám lại hoặc sổ Y bạ. Trường hợp nữ giới phá thai tại các cơ sở chui, kém chất lượng sẽ không cần các giấy tờ pháp lý. Tuy nhiên, phá thai tại những cơ sở này tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.
Trước khi phá thai, thai phụ cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Bên cạnh giấy cam kết phá thai, chị em cần chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết để quá trình đăng ký thủ tục phá thai diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ:
- Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến những lần khám thai trước. Nếu thai phụ đã thực các xét nghiệm liên quan đến thai nhi và sức khỏe của mẹ như siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm huyết thanh…, chị em nên mang theo để bác sĩ có thêm tư liệu tham khảo.
- Giấy tờ tuỳ thân: Khi thực hiện phá thai, thai phụ cần mang theo một số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, kê khai lý lịch cá nhân… để làm các thủ tục đăng ký.
Lưu ý: Trường hợp thai phụ là trẻ vị thành niên nhưng có vấn đề về sức khỏe hoặc thai bị dị tật, cần đình chỉ thai thì cần có cha mẹ hoặc người thân bảo lãnh và ký giấy cam kết về phá thai. Bởi theo pháp luật, người dưới 18 tuổi chưa đủ trí lực để chịu trách nhiệm hành vi của mình. Lúc này, cả thai phụ và người bảo lãnh cần có giấy Căn cước công dân, giấy khai sinh của thai phụ và sổ hộ khẩu để chứng minh người giám hộ hợp pháp về mặt pháp lý.
Những giấy tờ cần chuẩn bị để được hưởng bảo hiểm xã hội khi phá thai?
Ngoài giấy cam kết phá thai, người lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cần chuẩn bị một số thủ tục để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi sảy thai.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định nhiều chế độ liên quan đến thai sản cho lao động nữ. Trong đó có các chế độ hưởng bảo hiểm khi phá thai theo quy định của cơ sở y tế để đảm bảo tinh thần, sức khỏe cũng như quyền lợi vật chất cho lao động nữ.
Theo quy định tại điều 33 – Luật bảo hiểm xã hội về thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, lao động nữ được nghỉ việc tối đa như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều 33 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Bên cạnh đó, theo điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ phá thai theo chỉ định của bác sĩ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Để được hưởng đầy đủ chế độ thai sản khi phá thai, lao động nữ cần phối hợp với người sử dụng lao động để hoàn thiện giấy tờ, hồ sơ, sau đó mới nộp lại cơ quan BHXH.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi phá thai cần có đủ các loại giấy tờ sau:
* Giấy tờ mà lao động nữ cần chuẩn bị:
– Trường hợp cần điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện.
+ Nếu thuộc trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Chuẩn bị thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian nằm viện.
* Giấy tờ mà người sử dụng lao động cần chuẩn bị:
Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu số 01B-HSB.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, các bạn đã nắm được những giấy tờ cần chuẩn bị khi phá thai cũng như hiểu được giấy cam kết phá thai là gì. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy gọi điện thoại đến số 0969 668 152 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí.