Cha mẹ [Bắt Buộc] phải biết cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ như thế nào?

Ngày đăng: 2020-01-10
5/5 - (4 bình chọn)

Cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ như thế nào. Các phương pháp cắt bao quy đầu ở trẻ. Cách kiểm tra hẹp, dài bao quy đầu ở trẻ. Biện pháp chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu, …  Là những điều cha mẹ bắt buộc phải biết trước khi đưa bé đi cắt bao da. Hãy tham khảo bài viết dây để năm bắt thông tin chi tiết.

Cắt bao quy đầu là cụm từ không còn xa lạ với mọi người hiện nay. Tuy nhiên, trẻ bao nhiêu tuổi thì nên cắt bao quy đầu. Cắt bao qui đầu áp dụng cho đối tượng nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì?

Cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ là một thủ thuật ngoại khoa, có sự can thiệp của dụng cụ y tế chuyên khoa để cắt bỏ lớp da thừa trên đầu dương vật.

Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi người thực hiện phải là các bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Thủ thuật phải được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa có cơ sở hạ tầng khang trang. Thiết bị y tế hiện đại, dụng cụ y tế đảm bảo được độ vô trùng vô khuẩn theo quy định của bộ y tế để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh.

cat bao quy dau o tre nho

Trẻ bao nhiêu tuổi thì cắt bao quy đầu?

Trẻ em nào cũng có lớp da bao bọc ở phần đầu dương vật. Theo thời gian lớp da này sẽ tự động tuột dần xuống để dương vật của trẻ có thể ló được ra ngoài một cách tự nhiên. Không phải trẻ em nào cũng phải tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu. Thủ thuật này chỉ áp dụng cho các bé bị dài, hẹp và nghẹt bao quy đầu.

Theo bác sĩ Đặng Tuấn Trình thì trẻ dưới 10 tuổi mà bị dài hẹp và nghẹt bao quy đầu. Phụ huynh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách nong bao quy đầu bằng tay kết hợp với việc bôi thuốc. Đối với phương pháp này bắt buộc cha mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ. Khi tiến hành phải nhẹ nhàng và từ từ, tránh gây đau đớn, gây chảy máu và để lại sẹo cho trẻ.

Với những trẻ em trên 10 tuổi, nếu cha mẹ áp dụng biện pháp nêu trên mà không cho hiệu quả. Lúc này bác sĩ mới chỉ định cắt bao quy đầu. Như vậy, cắt bao quy đầu áp dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, thực tế cắt bao quy đầu ở trẻ em được thực hiện khi nào cần có sự chỉ định của bác sĩ. Vì thế, khi thấy trẻ gặp khó khăn trong việc đi tiểu, bao quy đầu bị sưng, …Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành thăm khám. Cũng như lựa chọn phương pháp cắt bao quy đầu phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Các cách cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ tốt nhất hiện nay

Với sự phát triển không ngừng của y học. Hiện nay, có 2 các phương pháp cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ đó là: Kéo da quy đầu bằng tay và dùng thuốc bôi chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ (nong bao quy đầu), và cuối cùng là cắt bao quy đầu.

Trong đó phương pháp cắt chia thành 3 kỹ thuật như: Phương pháp truyền thống; phương pháp xâm lấn tối thiểu; phương pháp chiếu tia laser.

Kéo da quy đầu bằng tay và dùng thuốc bôi trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Phần lớn bé trai sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu khi trẻ lớn hơn dưới 10 tuổi lớp bao da này vẫn bị hẹp. Bác sĩ có thể chỉ định nong rộng bao quy đầu ở trẻ nhỏ tại nhà. Bằng 2 cách đó là dùng thay hoặc kết hợp thuốc bôi.

Trước khi thực hiện cha mẹ vệ sinh tay và bộ phận sinh dục của trẻ sạch sẽ. Sau đó nhẹ nhàng kéo phần da quy đầu về phía trước, sang phải, sang trái, xuống dưới. Mỗi lần kéo giữ vài giây. Kiên trì thực hiện vài lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nên thực hiện nhẹ sàng, tránh quá đà sẽ gây đau, tổn thương “cậu nhỏ” của trẻ.

Thực chất đây vẫn là cách lột bao quy đầu bằng thay nhưng có sự kết hợp thuốc bôi giúp trẻ nhỏ không đau và dễ dàng lột hơn. Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ thường có dạng kem mỡ.

Thuốc bôi trị hẹp bao quy đầu ở trẻ
Thuốc bôi trị hẹp bao quy đầu ở trẻ

 

Vệ sinh cậu nhỏ và tay sạch sẽ. Bạn bôi thuốc trị hẹp vào bên ngoài bao quy đầu. Sau đó tiến hành kéo căng da như cách lột bằng tay như hướng dẫn ở trên.

Thực hiện ngày 2-3 lần. Kiên trì 1 tháng sau 3 -4 tháng nếu tình trạng không cải thiện. Hãy đưa bé đi khám thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu.

Hai phương pháp này chỉ áp dụng đối với trường hợp trẻ nhỏ tuổi. Và thực hiện nhẹ nhàng, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu như không cẩn thận, trẻ có thể gặp vài biến chứng như: Chảy máu, thắt nghẹt bao quy đầu, gây đau đớn cho bé.

Các phương pháp cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Phương pháp truyền thống

Là phương pháp sau khi các bác sĩ đã vệ sinh sạch sẽ cậu nhỏ của các bé trai sau đó sẽ sử dụng dao mổ đã được vô trùng để cắt bỏ lớp da trên đầu dương vật rồi khâu lại vết mổ đó. Cắt bao quy đầu theo phương pháp truyền thống rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này chính là:

  • Khiến trẻ bị đau
  • Để lại sẹo ở dương vật
  • Thời gian phục hồi lâu
  • Có thể gây biến chứng

Hiện phương pháp cắt bao quy đầu truyền thống, phần lớn được thực hiện tại các cớ ở y tế cấp địa phương.

Cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu

Đây là phương pháp cắt bao quy đầu hiện đại nhất hiện nay, được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện công lập và phòng khám tư nhân. Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Thời gian tiến hành thủ thuật nhanh
  • Không gây đau đớn cho trẻ
  • Thời gian phục hồi nhanh
  • Không để lại sẹo
  • Không để lại biến chứng

Cắt bao quy đầu cho trẻ em bằng phương pháp chiếu tia laser

Ưu điểm của phương pháp:

  • Thời gian tiến hành thủ thuật nhanh, tiện
  • Không gây đau đớn và để lại sẹo cho trẻ em

Nhược điểm: Tốn kém

Vì thế, phương pháp này không phổ biến, các bệnh viện hay phòng khám tư nhân hạn chế sử dụng.

Hướng dẫn cách kiểm tra hẹp, dài bao quy đầu ở trẻ

Dài, hẹp bao quy đầu là hiện tượng phổ biến mà hầu như bé trai nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, có bé thì bị dài hẹp bao quy đầu sinh lý, có bé thì bị dài, hẹp bệnh lý.

Với trường hợp là sinh lý, các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng, sau khi lớn lên hiện tượng này sẽ tự mất, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như chức năng sinh lí của trẻ nhỏ.

Trường hợp trẻ bị dài hẹp bao quy đầu bệnh lý. Nếu như không được khắc phục sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cũng như chức năng tình dục và sinh sản về sau của trẻ.

Nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ
Nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ

 

Vậy làm thế nào để nhận biết tre bị hẹp, dài bao quy đầu bệnh lý. Sau đây sẽ là sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Các bậc phụ huynh hãy theo dõi nhé!

  • Lớp da ở đầu dương vật quá dài hoặc bó chặt đầu dương vật mà không thể tuột xuống được cho dù dương vật cương cứng.
  • Khi đi tiểu, nước tiểu thường bị đọng lại ngay ở đầu dương vật
  • Nước tiểu chảy yếu ớt, chảy nhỏ giọt
  • Khi dùng tay tuột lớp da bao quy đầu xuống vẫn không nhìn được đầu dương vật
  • Phần trên đầu dương vật của trẻ bị sưng tấy đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó còn có bựa sinh dục tích tụ ngay ở phần đầu lỗ tiểu.

Dài hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ bị viêm bao quy đầu. Hơn nữa, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của dương vật. Vì thế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan coi thường. Cần tiến hành thăm khám và cắt bao quy đầu ở trẻ sớm.

Biện pháp chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu ở trẻ em là thủ thuật cực đơn giản. Tuy nhiên, nếu sau khi cắt bao quy đầu ở trẻ. Các bậc phụ huynh không có biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm. Vì thế, sau khi căt sbao quy đầu các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ. Cụ thể:

  • Thay băng gạt thường xuyên, không được để ướt hay bị dính nước
  • Vệ sinh cậu nhỏ cho trẻ sạch sẽ đúng cách. Nên dùng một miếng vải sạch rồi làm ướt để vệ sinh cho cậu nhỏ. Khi lau nên lau nhẹ nhàng, không được chà sát mạnh, tránh gây sây xước vết thương
  • Mỗi khi thay bỉm, hay tã cho bé. Phụ huynh nên thoa dầu Vaseline lên dương vật hoặc phía bên trên tã ở khu dương vật cho bé.
  • Nên sử dụng tã hoặc bỉm mỏng. Không nên mặc quần chật hoặc quấn tã quá trật để tránh gây đau, cũng như làm vết thương lâu lành.
  • Nên tắm cho bé 1 lần/ngày bằng nước ấm. Không được sử dụng xà phòng để tắm, tránh gây kích ứng.
  • Sau khi tắm xong cần dùng khăn bông khô mềm để lau sạch người cho bé
  • Khi thấy đầu dương vật có các dấu hiệu bất thường như: Vết thương lâu lành, chảy dịch và mủ kèm thêm hiện tượng sưng tấy. Các bậc phụ huynh nên cho con đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay. Tránh kéo dài thời gian để giảm thiểu mức độ bị viêm nhiễm.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ hàng ngày, không nên cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước
  • Tái thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Trên đây là một số thông tin liên quan đến cắt bao quy đầu ở trẻ nhỏ do các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ. Hi vọng qua đây các bậc phụ huynh sẽ có những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc cho trẻ.

Sử dụng các phương thức liên lạc phía dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần các chuyên gia giải đáp

Đặng Trình

"Tác giả"Đặng Trình

Bác sĩ Đặng Tuấn Trình là bác sĩ chuyên khoa Ngoại, Tiết niệu, Nam học Đại học Y Hà Nội, là hội viên hội Tiết niệu, Thận học Việt Nam, với hơn 32 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý Ngoại, Tiết niệu - Nam học, từng là bác sĩ phẫu thuật Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội và đạt danh hiệu Thầy thuốc ưu tú trong nhiều năm.

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội