Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Ngày càng có nhiều nữ giới bị mắc sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Vậy nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc sùi mào gà ở vùng kín là gì? Triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ như thế nào? Bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục gây ra biến chứng gì, cách điều trị nó như thế nào? Những thông tin sẽ được trình bày chi tiết trong nội dung sau đây!
Do quan hệ tình dục không an toàn, nhiều nữ giới bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là gây vô sinh. Do đó, nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn rất nên tìm hiểu về bệnh sùi mào gà để kịp thời nhận biết và điều trị bệnh.
Mục lục:
Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh gây ra bởi virus HPV (Human papilloma virus), bệnh còn có tên gọi khác là mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà, bệnh hoa liễu,… Bệnh có những dấu hiệu như là nổi các nốt mụn thịt mọc thành từng cụm như là mào gà hay bông súp lơ tại bộ phận sinh dục thậm chí ở cả miệng và lưỡi. Sùi mào gà là căn bệnh xã hội dễ lây truyền gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục có tốc độ lây lan đáng báo động hiện nay hơn cả giang mai, lậu, ..Bệnh lý này lây từ người sang người chủ yếu bởi những hoạt động tình dục thiếu an toàn, không có dụng cụ bảo vệ.
Nhiều người lầm tưởng rằng quan hệ tình dục (dương vật đi sâu vào âm đạo) mới có khả năng mắc bệnh, nhưng thật ra khi có những tiếp xúc tình dục giữa tay, miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn thì khả năng mắc bệnh vẫn rất cao.
Sùi mào gà có thể gặp ở nữ giới trong mọi độ tuổi, trong nhiên, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Đây là độ tuổi có quan hệ tình dục, tuổi sinh sản. Sùi mào gà ở nữ giới thường xuất hiện do lây nhiễm từ chồng hay bạn tình của mình.
Xem thêm: [5 điều bạn chưa biết] Bệnh sùi mào gà ở nam giới
Sùi mào gà nữ thường mọc ở vị trí nào?
Sùi mào gà ở nữ giới thường mọc ở đâu? Các nốt sùi thường xuất hiện khá đa dạng, ở nhiều vị trí. Một số vị trí thường gặp khi bị sùi mào gà ở nữ giới gồm:
- Âm hộ
- Âm đạo
- Mép âm đạo
- Sâu trong thành âm đạo
- Sâu bên trong cổ tử cung
- Háng
- Tầng sinh môn
- mu
Do việc quan hệ tình dục là con đường chính gây ra sùi mào gà ở nữ giới. Chính vì thế các vị trí thường gặp của sùi mào gà thường ở những vị trí này. Ngoài ở bộ phận sinh dục thì sùi mào gà ở nữ còn mọc ở các vị trí khác nữa như:
- Sùi mào gà ở hậu môn: chúng thường mọc ở các nếp gấp quanh hậu môn, sâu bên trong trực tràng,..Nhiều người lầm tưởng là bị trĩ ngoại
- Sùi mào gà ở miệng: chúng có thể mọc ở trong khoang miệng, họng, lưỡi. Với các biểu hiện tương tự như viêm họng, viêm amidan..,.Nếu như có quạn hệ bằng đường miệng thì cần lưu ý sùi mào gà ở miệng.
Những vị trí xuất hiện sùi mào gà ở nữ giới rất đa dạng. Cấu trúc bộ phận sinh dục của chị em lại phức tạp, nên khá khó nhận biết, quan sát thấy. Hầu hết chị em được phát hiện khi thăm khám phụ khoa hoặc trước đó đã có quan hệ với những đối tượng có nguy cơ cao.
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh sùi mào gà ở vùng kín
Theo các chuyên gia y khoa, phụ nữ dễ mắc sùi mào gà ở vùng kín cụ thể là cơ quan sinh dục bởi do đặc tính lây truyền của bệnh sùi mào gà rất dễ lây qua quan hệ tính dục không an toàn.
Ngoài ra, nguyên nhân chị em phụ nữ dễ mắc bệnh sùi mào gà ở vùng kín hơn là do lây nhiễm từ đàn ông thường trong thời gian ủ bệnh nên khó phát hiện. Nhiều trường hợp người chồng/ bạn tình có quan hệ ngoài luồng nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài. Về nhà lại lây cho người phụ nữ khi gần gũi với họ.
Có một trường hợp nữa là mặc dù người đàn ông đã có mầm bệnh nhưng chưa có biểu hiện thì vẫn có nguy cơ truyền nhiễm sang người phụ nữ. Tình huống này gây ra nhiều hiểu lầm, nghi kỵ lẫn nhau. Có thể hôm nay người đàn ông có quan hệ ngoài nhiễm bệnh. Nhưng do sức đề kháng của họ tốt nên mặc dù nhiễm virus HPV nhưng lại không có biểu hiện mụn sùi.
Sau khoảng 7-9 tháng sau người này đã quên mất lần quan hệ đó, trong thời gian này vẫn quan hệ với vợ. Người vợ có sức đề kháng kém, kết hợp điều kiện ẩm ướt ở bộ phận sinh dục nữ. Là điều kiện để mầm bệnh phát triển và gây ra những mụn sùi mào gà.
Một điều đáng nói hơn cả đó là biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở nữ giới khó nhận biết hơn. Mặc dù có biểu hiện rồi nhưng chị em không biết. Có trường hợp sùi mào gà mọc sâu bên trong bộ phận sinh dục, phần phụ. Chỉ có qua thăm khám, soi cổ tử cung mới có thể phát hiện được. Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ vô cùng phức tạp, nhiều ngóc ngách, nhiều bộ phận có liên quan. Do đó, đây cũng là nguyên nhân sùi mào gà ở vùng kín ở nữ giới thường xảy ra.
Triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ như thế nào?
Sùi mào gà có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Và tầm ảnh hưởng có thể lan sang cả cộng đồng. Thế nhưng, đa phần sùi mào gà được phát hiện khi bệnh đã nặng hoặc diễn tiến được một thời gian nhất định.
Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân khi đi khám thì những triệu chứng sùi mào gà đã nặng. Có các biến chứng đến sức khỏe. Lúc này, việc chữa sùi mào gà trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Hơn thế nữa, sùi mào gà ở nữ lại có những đặc trưng khác nhau. Do vậy, chúng ta thường rất khó có thể biết được mình bị bệnh. Vậy, triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ như thế nào? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, những triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ có những đặc trưng như sau:
Các tổn thương dạng mụn thịt
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, triệu chứng đặc trưng của bệnh sùi mào gà đó là các tổn thương. Các tổn thương do sùi mào gà xuất hiện ở vùng niêm mạc, bán niêm mạc. Chúng có kích thước từ 1mm đến vài cm.
Tùy vào giai đoạn của bệnh sùi mào gà mà kích thước của tổn thương này lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt, tổn thương do sùi mào gà có thể mọc đơn lẻ hoặc tập trung thành từng đám. Dựa vào các vị trí xuất hiện mà các tổn thương sùi mào gà chia thành các loại như:
- Sùi mào gà dạng nhú gai: đây là loại tổn thương sùi mào gà phổ biến nhất. Triệu chứng mọc những mụn thịt dạng nhú gai. Chúng rất dễ bị chảy máu khi có sự ma sát hoặc gãi.
- Sùi mào gà dạng sần: loại tổn thương sùi mào gà này xuất hiện khi bệnh nặng. Chúng thường có bề mặt xù xì, có lớp sừng hóa, có thể có màu nâu nhạt. Thậm chí chúng có thể mủn ra.
- Sùi mào gà dạng dát: xuất hiện ở vùng niêm mạc và bán niêm mạc với màu trắng nhạt, hồng nhạt…
- Sùi mào gà “khổng lồ”: dạng tổn thương này hiếm gặp hơn. Chúng thường bám chắc vào bề mặt vùng da bị tổn thương.
Bạn có triệu chứng nghi ngờ SMG. Hãy chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa Nữ TẠI ĐÂY!!!
Đặc điểm của mụn sùi mào gà ở sinh dục của nữ giới
Sùi mào gà cũng có màu sắc khá đa dạng, tùy theo từng dạng tổn thương cụ thể khác nhau như màu trắng, màu xám, màu nâu sậm, màu hồng tươi. Triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục của nữ giới là chị em có thể thấy xuất hiện những sùi nhỏ, mềm, cao lên như những nhú gai màu hồng, đường kính khoảng từ 1-2 mm. Tổn thương cũng có thể là những đĩa bẹt hình tròn nhỏ, bề mặt ráp, màu hồng. Thời gian sau, chúng phát triển to hơn, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống mào gà hay súp lơ. Bề mặt mềm, mủn ra ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra mủ. Các thương tổn xuất hiện trên nền niêm mạc da bình thường, không bị thâm nhiễm.
Bình thường, sùi mào gà không gây đau đớn và khó chịu. Nhưng khi sùi mào gà phát triển to có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn hay sờ nắn có thể xây xước chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to, tại các sùi có nhiều mủ. Có trường hợp bệnh nhân bị sốt hoặc đau đớn.
Những đặc trưng nhận biết sùi mào gà ở nữ này có thể giúp chúng ta phát hiện sùi mào gà sớm. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp thăm khám chữa trị có hiệu quả cao nhất.
Các triệu chứng khác
Bên cạnh những tổn thương dạng mụn sùi thì khi bị sùi mào gà sinh dục ở nữ giới, chị em còn có một số triệu chứng khác như:
- Chảy dịch mủ dạng khí hư ở vùng kín với tính chất khác thường.
- Khí hư ra nhiều có mùi hôi khắm khó chịu
- Ngứa ngáy vùng kín
- Vùng kín đau rát, sưng tấy, có u cục
- Sùi mào gà phát triển thành những cục có kích thước lớn có thể gây khó khăn khi đi lại.
- Những mụn sùi mào gà mủn ra, chảy dịch mủ, gây cọ xát chảy máu
Bên cạnh những triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ kể trên. Tùy vào từng tình trạng, có thể chị em có kết hợp với các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, …thì còn có các biểu hiện kèm theo của các bệnh đó.
Tóm lại, triệu chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục của phụ nữ có hình dạng tương tự và thường xảy ra ở khu vực ẩm ướt của môi âm hộ và mở âm đạo. Các tổn thương có thể nhìn thấy trên bộ phận sinh dục bên ngoài. Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng ống âm đạo, cổ tử cung và khu vực hậu môn trực tràng. Vì đây cũng là những vị trí xuất hiện tổn thương sùi mào gà. Hầu hết các nốt sùi mào gà âm đạo xảy ra mà không có triệu chứng. Hiếm khi, phụ nữ có thể bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục, ngứa hoặc tiết dịch âm đạo.
Các biến chứng bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Bệnh sùi mào gà dù xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, không riêng âm hộ đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe chị em.Trước đây, bệnh sùi mào gà được coi là lành tính nhưng ngày nay đã gặp một số trường hợp trở thành ác tính (ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật). Biến chứng sùi mào gà ở nữ giới thường phức tạp và khó lường hơn nam giới rất nhiều. Một vài biến chứng dưới đây như:
Sưng cục bộ, gây tắc nghẽn
Sùi mào gà gây nên những u nhú to dần nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời. Khi các u nhú mọc và không có sự can thiệp, điều trị chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, làm tắc nghẽn bao quy đầu, lỗ tiểu ở nam giới.
Mụn sùi mào gà có thể gây chảy máu
Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới sẽ rất khó chịu, nặng nề như có những vật lạ xuất hiện ở vùng kín. Khi nữ giới mắc phải sùi mào gà thì rất dễ chảy máu, đặc biệt là cảm giác sưng phù, đau tức ở vùng kín.
Đi lại khó khăn
Với nữ giới nó sẽ gây khó khăn cho việc đi lại đồng thời cũng gây nên sự tắc nghẽn vùng âm đạo gây đau đớn cho chị em. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phát triển.
Kéo dài thời gian lành vết thương
Thông thường khi điều trị sùi mào gà người ta sẽ phải tiến hành đốt các u nhú, nốt sùi mào gà và những vết thương này cần 1 khoảng thời gian từ 15-20 ngày để có thể lành trở lại. Tuy nhiên, một số người có thể bị biến chứng làm vết thương khó lành trở lại. Do đó, khi điều trị sùi mào gà người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh sạch sẽ để vết thương chóng lành.
Ảnh hướng đến sinh nở
Sùi mào gà còn cực kì nguy hiểm đối với phụ nữ đang trong thai kì do những thương tổn từ các nốt sùi mào gà có thể lan nhanh rộng rãi và phá hủy các mô, làm tắc nghẽn đường sinh nở, gây khó khăn cho việc sinh thường. Khi có thai, những u nhú sùi mào gà thường có xu hướng phát triển nhanh hơn do nồng độ hooc môn progesterone tăng mạnh.
Khi những u nhú phát triển quá nhiều ở thành âm đạo sẽ làm vùng này giảm đi khả năng co giãn và gây chảy máu, khó khăn khi sinh làm đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ngoài ra, những nốt sùi mào gà này có thể lây cho trẻ nhỏ lúc sinh nên các bệnh nhân sùi mào gà trong thai kì nếu chưa điều trị dứt điểm thường được gợi ý sinh mổ thay cho sinh thường.
Lây sang trẻ trong khi sinh
Sùi mào gà ở ở bộ phận sinh dục của nữ giới có thể lây sang thai nhi nếu như phụ nữ mang thai mắc bệnh. Do đó, nếu như bạn đang mang thai mà phát hiện bị sùi mào gà thì cần có các biện pháp tầm soát bệnh sớm. Cũng như khi sinh cần tiến hành tầm soát bằng sinh mổ để đảm bảo em bé sinh ra không bị nhiễm bệnh.
Ung thư cổ tử cung
Theo thống kê có tới hơn 90% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung phát hiện có sự tồn tại của virus HPV. Những chị em mắc sùi mào gà không điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ biến chứng thành ung thư cổ tử cung.
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những chị em bị ung thư cổ tử cung đều mắc sùi mào gà. Vì một số chủng HPV không gây nên u nhú ở người mà chúng ký sinh trong môi trường âm đạo gây bệnh cho khu vực này. HPV type 16 ,18 là hai type dễ gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Chuyên gia chữa bệnh xã hội cho phụ nữ – bác sĩ CKI Trần Thúy Vân cho hay: Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ được các bác sĩ áp dụng như: Dùng thuốc (bôi, tiêm hoặc uống), áp lạnh, đốt điện hoặc đốt laser,…
Sử dụng thuốc
Với những trường hợp bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ mức độ nhẹ, bệnh mới ở giai đoạn đầu nhưng người bệnh có sự phát hiện và đi thăm khám sớm sau đó điều trị kịp thời thì sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa là dùng thuốc kháng sinh đặc trị để loại bỏ các nốt sùi, tiêu diệt virus HPV.
Ưu điểm: Không gây đau, chi phí thấp, có thể thực hiện tại nhà
Nhược điểm: Thời gian điều trị dài, việc sử dụng thuốc điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ chỉ có thể áp dụng cho trường hợp người bệnh có những nốt sùi ít và mới bắt đầu phát ra ngoài. Còn đối với những bệnh nhân có nốt sùi kích thước lớn nằm sâu bên trong âm đạo thì không thể sử dụng thuốc để điều trị được mà phải sử dụng phương pháp khác.
Phương pháp ngoại khoa ( đốt sùi mào gà)
Điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ bằng phương pháp đốt điện, đốt laser, hay áp lạnh nitơ lỏng sẽ trực tiếp loại bỏ các nốt sùi, hàn gắn các vết thương trên da, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp tạm thời áp dụng cho vùng tổn thương nhỏ. Còn đối với những trường hợp sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ có vùng tổn thương lớn thì các phương pháp đốt này thường không mang lại hiệu quả cao vì nó không những gây đau đớn cho người bệnh, thời gian hồi phục chậm mà còn có nguy cơ tái phát cao, dễ chảy máu,… và thường để lại sẹo sau điều trị. Do đó, người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng liệu pháp này.
Phương pháp ALA –PDT trong điều trị sùi mào gà ở nữ
Ngay nay, tiếp thu những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của các phương pháp điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ theo cách truyền thống, phương pháp ALA-PDT tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đang áp dụng. Đã mang lại hy vọng và niềm vui cho hầu hết tất cả người bệnh bị sùi mào gà nói chung, các chị em bị sùi mào gà nói riêng.
Phương pháp ALA-PDT kết hợp phương pháp Đông tây y trực tiếp loại bỏ sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ một cách triệt để không có dấu hiệu tái phát bệnh trở lại.
Phương pháp quang động học (ALA-PDT) là phương pháp chữa bệnh sùi mào gà bằng cách phá hủy những mô tổn thương một cách chọn lọc và giảm thiểu việc gây tổn thương đến những mô lành. Cơ chế hoạt động của phương pháp quang động học đó là sử dụng ánh sáng nhằm kích hỏa những phân tử có tính nhạy cảm với ánh sáng trong mô tổn thương, tạo ra những phân tử oxy hóa rất mạnh có nhiệm vụ phá hủy tế bào đích. Ưu điểm của liệu pháp điều trị này là: Hạn chế đau đớn, ít chảy máu, an toàn đối với người bệnh, không ảnh hưởng đến các vùng lân cận, không kháng thuốc, thời gian điều trị nhanh, đồng thời hạn chế bệnh tái phát.
Bên cạnh đó, khi điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội người bệnh còn được dùng kết hợp với thuốc Đông y do các chuyên gia về y học cổ truyền trực tiếp kiểm tra, kê đơn và bốc thuốc.
Thuốc Đông y tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là dược liệu tự nhiên có nguồn gốc an toàn do viện dược liệu quốc gia kiểm định có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, thanh lọc cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe sau điều trị.
Cách phòng bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
Sùi mào gà ở nữ giới là căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể khiến cho chị em phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Do vậy, chúng ta cần co cách phòng bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ bằng các cách sau:
Quan hệ tình dục an toàn
Việc quan hệ tình dục an toàn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng tránh các bệnh xã hội nói chung, cũng như bệnh sùi mào gà nói chung. Quan hệ tình dục thế nào là an toàn? Tức là quan hệ tình dục sử dụng các biện pháp bảo vệ như dùng bao cao su, quan hệ tình dục chung thủy một vợ -một chồng,…
Không nên sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân để phòng ngừa bệnh sùi mào gà
với người lạ, đặc biệt là quần lót, khăn tắm…, cẩn trọng khi dùng nhà vệ sinh công cộng vì đây có thể là vật lây bệnh trung gian. Tuy rất hiếm gặp những trường hợp mắc bệnh qua nhà vệ sinh công cộng nhưng cũng không loại trừ khả năng, do đó, tốt nhất chị em nên cẩn thận trong khi đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng.
Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý, không nên ăn những đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga có cồn, hay sử dụng các chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể thao, chăm sóc vùng kín đúng cách (vệ sinh từ trước ra sau, chú ý trong thời kỳ hành kinh, trước và sau khi quan hệ),…điều này sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể giúp phòng tránh các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Có biện pháp phòng ngừa khi gia đình có người bị sùi mào gà
Đối với những trường hợp trong nhà có người mắc bệnh thì cần hạn chế tối đa những tiếp xúc thân mật với người bệnh, nên để riêng quần áo, khăn tắm, đồ lót của người bệnh.
Đi khám chuyên khoa
Đi khám chuyên khoa ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ sùi mào gà, hoặc có quan hệ với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Như vậy, những thông tin về triệu chứng bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ cùng các vấn đề liên quan trên đây đã được chúng tôi cập nhật đến các bạn. Nếu như bạn đang gặp phải các vấn đề kể trên, đừng ngại có thể chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được các chuyên gia giải đáp miễn phí nhé!