Bệnh sỏi thận nguy hiểm thế nào? Những thông tin tổng quan
Sỏi thận là một trong các loại bệnh đường tiểu – sinh dục tương đối phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh sỏi thận được hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, làm các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết những loại sỏi thận đều có thể tự thoát ra ngoài tự nhiên nhưng khiến người bệnh rất đau. Nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn thương và những biến chứng. Hãy cùng Đa khoa Xã Đàn tìm hiểu bệnh sỏi thận là gì để có sức khỏe thật tốt nhé
Mục lục:
Sỏi thận là bệnh gì?
Sỏi thận là khối rắn, cứng được tạo thành do khoáng chất hoặc muối axit kết tinh trong nước tiểu. Sỏi thận sau khi được hình thành có thể nằm trong thận hoặc sẽ di chuyển đến niệu quản. Hầu hết sỏi thận tương đối nhỏ và có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng, một số khác lại khá lớn và không thể tự di chuyển ra khỏi thận
Nếu không được điều trị sỏi thận đúng cách và kịp thời, bệnh này sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề. Trong quá trình điều trị sỏi thận, chế độ ăn uống của bệnh nhân sỏi thận rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết. Người bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm bệnh tình trở nên nặng hơn. Bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì là vấn đề trở nên rất quan trọng.
Ai cũng có thể bị mắc sỏi thận. Sỏi thận ảnh hưởng tới 12% nam và 5% nữ giới. Hầu hết bệnh này xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 60. Một số người có thể bị sỏi thận trong suốt cuộc đời.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
Trong quá trình vận động, thay vì thải những chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để đọng lại và tạo nên những viên sỏi trong thận. Thận có chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại qua đường nước tiểu. Khi mắc sỏi thận, chức năng đó không được làm việc hiệu quả.
Tùy vào thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi sẽ có kích thước khác nhau. Sỏi thận được hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Các nguyên nhân sỏi thận có thể kể đến như sau:
Dùng thuốc tùy tiện
Việc tự kê đơn, dùng thuốc bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh cho biết, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Có chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn. Đều này đồng nghĩa những chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Uống ít nước
Khi lượng nước được đưa vào cơ thể quá ít, không đủ cho thận lọc và đào thải ra ngoài, điều này làm cho nước tiểu rất đậm đặc, tạo cơ hội cho các chất khoáng kết tinh lại và gây ra bệnh sỏi thận.
Mất ngủ thường xuyên, kéo dài
Mô thận có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể đang trong giấc ngủ. Do vậy, khi bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực thi, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng nhiều.
Nhịn ăn sáng
Dịch mật có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt là vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm dài. Nhưng, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận.
Nhịn tiểu
Nếu nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến những chất khoáng không được đào thải mà sẽ bị lắng đọng. Khi lượng calci tích lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.
Triệu chứng bệnh sỏi thận
- Đau nhức lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự tắc ứ của nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan xuống phía bụng dưới, mạn sườn và vùng bắp đùi.
- Đau khi tiểu tiện do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang đến niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau khi đi tiểu
- Tiểu tiện ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới vùng tổn thương. Tuy vậy, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc cần quan sát trên kính hiển vi mới thấy.
- Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hoặc bàng quang, bệnh nhân sỏi thận sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và hay đi tiểu.
- Có cảm giác buồn nôn và nôn do bệnh sỏi thận gây ra những ảnh hưởng lớn trong đường tiêu hóa dẫn tới cảm giác buồn nôn và nôn.
- Có cảm giác sốt, ớn lạnh do khi bị sỏi thận dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu.
Bệnh sỏi thận có nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào nên kịp thời đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị nhanh chóng tránh những tình huống xấu xảy ra.
Ăn gì tốt cho bệnh sỏi thận
Những thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều hòa bài tiết nước tiểu, giảm sự lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu, hạn chế hình thành sỏi thận. Vitamin A có nhiều nhất trong các loại thực phẩm như: cà rốt, chuông, cà chua, bí đỏ, khoai lang, ớt súp lơ…
Thực phẩm nhiều vitamin D và canxi
Nhiều người nghĩ rằng bị sỏi thận nên kiêng những thực phẩm nhiều canxi thì điều này là sai lầm. Khi lượng canxi thấp, nồng độ oxalat có thể tăng lên, làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Thực đơn hằng ngày của bệnh nhân sỏi thận vẫn nên ăn các thực phẩm có canxi như: các loại hạt, phô mai, sữa chua, rau có màu xanh đậm. Vitamin D giúp việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, nên bổ sung những loại thực phẩm như: sữa, cá hồi, lòng đỏ trứng.
Những thực phẩm nhiều vitamin B6
Vitamin B6 là vitamin cơ thể không tự sản sinh được và tham gia vào các hoạt động của cơ thể, đặc biệt có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat. Bổ sung thêm vitamin B6 từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành, các loại cá, bông cải, cà rốt,…
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có vai trò hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và bài tiết. Một số thực phẩm giàu chất xơ người bệnh sỏi thận nên ăn là: cần tây, bắp cải, súp lơ xanh,…
Bổ sung những loại trái cây
Trái cây như: cam, quýt, bưởi, chanh… chứa nhiều vitamin C, đã được chứng minh có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat, đồng thời làm giảm cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật
Uống nước lọc
Việc tích đủ nước cho cơ thể sẽ giữ cho nước tiểu loãng, việc này làm cho sỏi khó hình thành hơn. Hơn nữa uống nhiều nước sẽ tránh bị sỏi thận, giúp đẩy ra ngoài những viên sỏi nhỏ. Nên uống đủ nước rất quan trọng và cần thiết cho người bị sỏi thận. Mỗi ngày cần uống từ 2 – 2,5 lít nước, chia thành nhiều lần trong ngày. Bên cạnh nước lọc, cũng có thể uống thêm một số loại nước khác như:
- Nước chanh: chứa chất citrate, làm hòa tan sỏi thận
- Trà lựu: làm giảm lượng axit trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc
- Nước ép nho: chứa chất chống oxy hóa, giúp đào thải độc tố
- Trà gừng: chống viêm, kháng khuẩn
- Trà húng quế: chứa axit axetic, giúp tán sỏi thận
- Nước cam ép: chứa citrate, ngăn chặn sỏi hình thành
Bệnh sỏi thận nên kiêng gì?
Hạn chế ăn muối, đường
Muối là nguyên nhân hàng đầu gây nên sỏi thận, gây tích tụ các gốc oxalate, chính là tiền đề tạo ra sỏi thận và nguy cơ dẫn tới tình trạng suy thận. Chỉ nên ăn tối đa 3gr muối/ngày, ăn nhạt, ít muối trong thức ăn sẽ giúp bệnh nhân đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị và không gây biến chứng về sau.
Bánh kẹo, đồ ngọt, đường có chứa fructose và sucrose rất nhiều, đây chính là yếu tố gây ra sỏi thận và tiểu đường. Nó còn làm tăng gốc oxalate nên cần hạn chế tối đa đường trong chế độ ăn uống.
Hạn chế thức ăn giàu đạm
Chất đạm sẽ làm tích tụ axit uric trong máu, làm tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, nguy cơ hình thành sỏi thận. Chỉ nên dùng tối đa 200g thịt mỗi ngày, ưu tiên thịt nạc, ức gà, hạn chế tôm, cua.
Hạn chế dùng thực phẩm nhiều kali
Chất kali có nhiều trong máu sẽ gây áp lực lên thận, làm giảm khả năng thận đào thải và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Những thực phẩm nhiều kali nên hạn chế trong chế độ ăn uống của bệnh nhân sỏi thận như: bơ, chuối, khoai tây,…
Tránh những thực phẩm giàu gốc oxalate
Người bị sỏi thận thường có hàm lượng oxalate cao, để hạn chế nguy cơ tăng sỏi thận cần kiêng các thực phẩm giàu oxalate như: đậu, rau muống, củ cải đường, rau bina.
Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào có chứa nhiều đạm, nhiều dầu sẽ làm tăng lượng muối vào cơ thể. Những loại thực phẩm này khiến thận quá tải và làm tình trạng bệnh tiến triển nguy hiểm hơn. Nên ăn thức ăn dạng luộc, hấp vừa tốt cho sức khỏe vừa hạn chế nguy cơ gia tăng sỏi thận.
Hạn chế uống nước ngọt, cà phê
Không uống quá nhiều nước ngọt, cà phê, nước có ga, trà quá đậm… vì các loại đồ uống này dễ làm kết tủa và hình thành sỏi thận.
Kiêng rượu bia và đồ uống có cồn
Nam giới thường có thói quen uống rất nhiều rượu bia. Không chỉ gan mà thận cũng bị nguy hại nghiêm trọng nếu lượng bia nạp vào cơ thể quá nhiều, thận sẽ phải hoạt động liên tục để đào thải độc
Những biện pháp điều trị bệnh sỏi thận
Tùy thuộc vào kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp nhất:
- Với các trường hợp sỏi nhỏ và ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài.
- Trong trường hợp sỏi to gây đau hoặc tắc, làm giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần những phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi tán sỏi qua da, nội soi niệu quản), kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể)
Bệnh sỏi thận diễn biến âm thầm, người bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho đến khi đi khám. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến biến chứng suy thận. Qua chuyên mục sống khỏe, các bạn đã có nhiều kiến thức về bệnh sỏi thận. Chúc các bạn có sức khỏe tốt