Bệnh nấm âm đạo là gì: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trị
Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới. Căn bệnh này không chỉ gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu như: ngứa rát, vùng kín có mùi hôi,… mà còn có thể phát triển, lan tới các bộ phận khác thuộc cơ quan sinh sản như: tử cung, buồng trứng, vòi trứng,… ảnh hưởng tới khả năng sinh lý và sinh sản của chị em.
Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm nấm phụ khoa, nữ giới nên bổ sung cho mình những kiến thức về bệnh lý này. Trong nội dung bài viết sau, các chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp chị em hiểu được bệnh nấm âm đạo là gì? cũng như phân tích nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nấm ở âm đạo hiệu quả, nhanh chóng.
Mục lục:
Nấm âm đạo là gì?
Nấm âm đạo là hiện tượng viêm tại niêm mạc âm đạo do nấm tăng sinh quá mức. Trong đó, có đến 90% tác nhân gây ra nấm âm đạo là Candida Albican (còn được gọi là nấm men). Bệnh thường gây ra tình trạng kích ứng mạnh mẽ tại vùng kín khiến bệnh nhân tiết dịch nhiều, ngứa dữ dội.
Bệnh có thể gặp ở nữ giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thường là:
- Phụ nữ đang mang thai, sau sinh
- Người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài
- Người bị suy giảm miễn dịch
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng.
Một vài đặc điểm của nấm Candida Albican
Nấm Candida là một loại nấm men có thể gây tổn thương cho da, miệng, máu, âm đạo và cơ quan sinh dục khác.
Trong y học, người ta đã thực hiện một vài thí nghiệm phân tích về loại nấm âm đạo phổ biến này. Qua đó, kết luận rằng Candida có hình bầu dục hoặc hình tròn, có kích thước từ 2-5 μm.
Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất kỳ đâu trên cơ thể con người, trong đó thường gặp nhất là da và niêm mạc. Niêm mạc tại âm hộ, âm đạo nữ giới là nơi có điều kiện lý tưởng giúp nấm dễ dàng ký sinh tại chỗ, phát triển và gây bệnh. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo được cân bằng thì nấm Candida hoàn toàn vô hại.
Khi nào mắc bệnh viêm âm đạo do nấm Candida
Khi môi trường PH trong âm đạo bị mất cân bằng. Sự chênh lệch môi trường tạo điều kiện sống tốt hơn cho nấm Candida. Lúc đó chính là thời điểm viêm âm đạo do nấm xảy ra.
Dấu hiệu nấm âm đạo
Các dấu hiệu vùng kín không rõ ràng. Cá nhân bạn cũng chỉ có thể dựa vào một vài triệu chứng dưới đây để xác định và đi khám kịp thời.
Sau đây là một vài dấu hiệu viêm âm đạo do nấm thường thấy, cụ thể:
- Âm đạo, vùng kín ngứa rát, sưng tấy. Triệu chứng này có lan tới hậu môn, bẹn;
- Tiết dịch âm đạo màu trắng vón cục, dính thành từng mảng ở âm đạo;
- Quan hệ tình dục khó khăn, đau đớn;
- Tiểu tiện khó, tiểu nhiều;
- Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ;
- Dịch tiết âm đạo ra nhiều;
- Trường hợp bệnh nặng có thể khiến môi lớn, môi bé, âm hộ đỏ và phù nề.
Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo là gì
Như đã nói ở trên, nấm âm đạo (Candida) luôn sống trong âm đạo và không gây ra tác động xấu. Chỉ tới khi môi trường sống của chúng bị thay đổi kích thích sự phát triển không kiểm soát thì lúc đó mới được gọi là nhiễm nấm ở âm đạo.
Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến môi trường âm đạo thay đổi dẫn tới sự phát triển của Candida, cụ thể:
Nhiễm nấm âm đạo do rối loạn nội tiết
Nguyên nhân đầu tiên khiến chị em dễ bị nhiễm nấm candida chính là do rối loạn nội tiết tố.
Trong đó, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mắc bệnh tiểu đường, lạm dùng thuốc tránh thai… Là những yếu tố khiến nội tiết tố bị rối loạn, gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm phụ khoa phát triển và gây bệnh.
Chính vì thế, phụ nữ mang thai thường là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Ngoài ra, mắc bệnh tiểu đường hoặc lạm dụng thuốc tránh thai cũng nằm trong số đó.
Các triệu chứng của bệnh sẽ phát triển nặng nề hơn trước và sau ngày hành kinh.
Vệ sinh vùng kín không đảm bảo – Nguyên nhân viêm âm đạo do nấm
Vệ sinh “cô bé” không sạch, sử dụng nguồn nước không sạch… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, những chị em vệ sinh quá sạch nhưng không đúng cách, lạm dụng sản phẩm vệ sinh hay thụt rửa âm đạo… Cũng sẽ khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng, tăng nguy cơ viêm nấm âm hộ – âm đạo.
Viêm âm đạo do nấm Candida có thể do lây nhiễm mầm bệnh
Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm Candida.
Ngoài ra, chị em cũng sẽ bị nhiễm bệnh nếu như sử dụng đồ lót, khăn tắm, tiếp xúc dịch âm đạo với người mắc bệnh.
Nhiễm nấm men do mặc quần lót sai cách
Nữ giới bị nhiễm nấm men có thể do thói quen mặc quần lót chật, không thấm hút. Hoặc quần không sạch, mặc quần lót ẩm ướt, lười thay đồ lót… khiến vùng kín luôn trong tình trạng bí bách, ẩm ướt tại điều kiện cho nấm phát triển.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nấm âm đạo là gì
Ngoài những nguyên nhân trên thì một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Lạm dụng kháng sinh;
- Mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát;
- Thụt rửa âm đạo;
- Suy giảm hoặc rối loạn hệ miễn dịch;
- Đặt thuốc âm đạo kéo dài.
Vì sao bệnh nấm âm đạo tái phát?
Không ít chị em có thắc mắc vì sao bệnh nấm âm đạo tái phát? Thực tế, bệnh lý này không chỉ phổ biến ở chị em mà còn là bệnh rất dễ tái phát. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Theo bác sĩ Vân, một số nguyên nhân khiến nấm tái phát gồm:
Không điều trị kết hợp với bạn tình
Nhiều trường hợp nấm candida tái phát nguyên nhân do chồng không cùng điều trị. Chính vì thế, khi quan hệ không an toàn, chị em rất dễ nhiễm lại nấm từ người chồng.
Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Nhiều chị em dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, tự ý ngừng thuốc, tăng hoặc giảm liều thuốc. Hoặc không tái khám theo đúng hẹn cũng có nguy cơ mắc nấm âm đạo một lần nữa.
Tự ý mua thuốc điều trị
Nghiêm trọng hơn, một số chị em khi thấy âm đạo ngứa ngáy lập tức tự mua kháng sinh để chữa trị. Từ đó, làm tăng nguy cơ kháng thuốc và bệnh tái phát là điều khó tránh khỏi.
Cách điều trị bệnh nấm âm đạo hiệu quả
Để điều trị nấm hiệu quả, không tái phát chị em cần đến các cơ sở y tế. Hoặc phòng khám phụ khoa ngay khi có triệu chứng nghi ngờ.
Tùy vào vào mật độ, mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả.
Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa rất dễ tái phát, do đó việc điều trị hết sức thận trọng, đòi hỏi phác đồ điều trị phù hợp mới có thể tiêu diệt hoàn toàn nấm men.
Dưới đây là một số cách chữa trị nấm men phổ biến. Tuy nhiên, nội dung chỉ mang tính tham khảo.
Sử dụng phương pháp nào sẽ do bác sĩ chỉ định, chị em tuyệt đối không tự ý áp dụng.
Thuốc trị nấm candida âm đạo
Thuốc trị nấm candida âm đạo chủ yếu là thuốc kháng sinh. Hoặc thuốc đặc trị nấm candida dạng uống, thuốc đặt hoặc bôi. Trong bất kỳ trường hợp nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc, lạm dụng thuốc chữa trị tại nhà.
Trong đó, thuốc điều trị bệnh thường sử dụng nhóm thuốc azol có tác dụng tại chỗ như:
- Miconazol;
- Ketoconazol;
- Terconazol;
- Butoconazol…
Hoặc thuốc có tác dụng toàn thân như:
- Imidazol;
- Fluconazol;
- Itraconazol…
Liệu trình sử dụng điều trị nấm vùng kín bằng thuốc thường kéo dài từ 5 – 7 ngày. Với trường hợp bệnh nặng có thể kéo dài đến 14 ngày.
Lưu ý: Thai phụ nhiễm nấm âm đạo khi sử dụng thuốc điều trị cần hết sức chú ý. Những tác dụng phụ từ thuốc có thể ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng bạn.
Điều trị viêm âm đạo do nấm bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp điều trị bệnh này chỉ áp dụng cho các trường xác định được nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng.
Các phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong trường hợp này chính là:
- Đốt điện;
- Áp lạnh;
- Đốt tia Laser;
- Công nghệ xâm lấn tối thiểu;
- Công nghệ ánh sáng sinh học
- Kỹ thuật dao Leep….
Trong đó, công nghệ ánh sáng sinh học là phương pháp điều trị nấm âm đạo an toàn, hiệu quả nhất hiện nay được chuyên gia đánh giá cao, hiện đang được áp dụng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
Phương pháp kế nhiệm các ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các phương pháp truyền thống như: dùng thuốc, đốt điện, áp lạnh, laser,… Ưu điểm của công nghệ ánh sáng sinh học trong điều trị bệnh nấm âm đạo là:
- Phương pháp giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn, loại bỏ viêm nhiễm, nấm ngứa âm đạo từ gốc
- Kích thích cơ chế tự chữa lành, tái tạo các tế bào bị tổn thương
- Không loạn khuẩn nhờ liệu trình chuyên sâu xử lý chính xác loại khuẩn nấm gây bệnh
- An toàn, không gây đau đớn, không tác dụng phụ, không tái phát bệnh
Một số cách chữa nấm âm đạo tại nhà
Bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, chị em cũng có thể sử dụng cách chữa nấm tại nhà. Phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện một số triệu chứng do nấm gây ra. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào, chị em cũng cần thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cách chữa nấm phụ khoa bằng lá trầu không
Dân gian thường dùng lá trầu không để diệt nấm. Và trong trường hợp nấm trong âm đạo cũng có thể sử dụng lá trầu không để điều trị.
Qua đó, cách thực hiện chữa nấm âm đạo bằng lá trầu không như sau:
- Rửa sạch lá trầu không, sau đó vò nát.
- Cho lá trầu vào nồi, đun sôi với nước khoảng 15 phút.
- Cho thêm chút muối vào.
- Đổ nước ra chậu, đợi nước nguội bớt rồi tiến hành xông vùng kín.
- Khi nước nguội, lấy nước lá trầu không vệ sinh “cô bé”.
- Mỗi tuần thực hiện từ 2 – 3 lần.
Chữa nấm âm đạo tại nhà bằng tỏi
Tỏi có tính ấm, vị cay có tác dụng giải độc, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng để trị nấm, ra nhiều huyết trắng, rối loạn kinh nguyệt…
Để điều trị bệnh tại nhà bằng tỏi, chị em có thể dùng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Giã nhuyễn 4 – 5 tép tỏi, hòa tan với nước ấm. Lấy ray lọc bỏ phần bã tỏi. Còn phần nước đem vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày.
- Cách 2: Lấy nước ép từ 1 tới 2 tép tỏi. Chọn dung dịch nước ép với sữa chua không có đường. Pha thêm chút nước sạch để làm loãng dung dịch. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này rửa qua bên ngoài vùng kín, trong khoảng 5 phút. Quá trình kết thúc rửa lại vùng kín với nước sạch và lau khô.
Điều trị bệnh nấm âm đạo bằng lá lốt
Trong lá lốt có chứa ancaloit và tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Nhờ đó, có tác dụng giảm các triệu chứng nhiễm nấm.
Cách điều trị nấm bằng lá lốt như sau:
- Rửa sạch lá lốt, vò nát và cho vào nồi.
- Cho thêm phèn chua, nghệ tươi, muối, đổ ngập nước.
- Khi nước đã sôi, lấy một phần để rửa vùng kín. Phần còn lại đun sôi tiếp, sau đó lấy xông vùng kín.
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.
Chữa bệnh viêm nhiễm âm đạo bằng ngải cứu
Lá ngải cứu cũng được biết đến với tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Nên chị em cũng có thể tận dụng để chữa bệnh.
Cách chữa bệnh viêm nhiễm âm đạo bằng ngải cứu như sau:
- Chuẩn bị 25g ngải cứu tươi, rửa sạch.
- Cho ngải cứu, gừng, muối vào nồi đun sôi với nước.
- Đổ nước ra chậu và xông vùng kín từ 2 – 3 lần/tuần.
Cách phòng bệnh nấm âm đạo
Nấm âm đạo không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống của chị em. Bệnh còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục, sức khỏe. Do đó, chị em cần tuân thủ một số biện sau để phòng bệnh hiệu quả:
Đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa rát, ra dịch âm đạo, đau bụng dưới… Chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, luôn làm vùng kín khô thoáng.
- Không thụt rửa và vệ sinh bên trong âm đạo;
- Tránh làm dụng dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc chất tẩy rửa mạnh.
- Mặc quần lót thoáng, thấm hút mồ hôi.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên trong chu kỳ.
- Không quan hệ tình dục khi thấy dấu hiệu bất thường ở vùng kín.
- Nếu chị em bị nấm, nên điều trị kết hợp với chồng để tránh bệnh tái phát.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ nấm âm đạo là gì? Cũng như bỏ túi cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Nếu chị em đang có những biểu hiện nghi ngờ nấm. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chữa chẩn đoán và điều trị kịp thời.