Bệnh lậu là bệnh gì và 1001 điều nên biết!

Ngày đăng: 2024-08-13
Bình chọn post

Bệnh lậu là bệnh gì là câu hỏi bạn đang tìm kiếm đáp án? Vậy xem ngay bài viết này! Bệnh lậu được biết đến là một trong những bệnh xã hội cực nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Việc tìm hiểu các thông tin về bệnh là điều rất cần thiết với mọi người, giúp mọi người thăm khám bệnh sớm, điều trị bệnh kịp thời, ngăn chặn biến chứng của bệnh. Bên cạnh đó, còn giúp các bạn phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.

bệnh lậu là gì

Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích xoay quanh bệnh lậu. Bệnh lậu giai đoạn đầu, thời gian ủ bệnh lậu, nguyên nhân bệnh lậu…Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Bệnh lậu là bệnh gì?

Theo số liệu thống kê từ tổ chức thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có đến 8.000.000 người tử vong do bệnh lậu. Vậy lậu là bệnh gì?

Lậu là một trong tứ trụ bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae  hay còn gọi là lậu cầu khuẩn gây ra. Bệnh lây truyền chính qua đường tình dục hoặc truyền nhiễm qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh…

Theo các chuyên gia y tế, bệnh lậu được chia ra làm 3 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn 1 hay còn gọi là giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn đầu tiên vi khuẩn lậu xâm nhập được vào niệu đạo. Sau 36 tiếng chúng sẽ bắt đầu phân chia, xâm nhập và tấn công vào các bộ phận lân cận.

  • Giai đoạn 2 hay còn gọi là giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn mà vi khuẩn lậu sinh sôi nhanh, phát triển mạnh.

  • Giai đoạn 3 hay còn gọi là giai đoạn mãn tính

Lậu giai đoạn cấp tính nếu như không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát thường xuyên sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính với mức độ nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của bệnh nhân.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Biến chứng bệnh lậu gây ra

Theo các chuyên gia bệnh xã hội thì vi khuẩn lậu sẽ không tồn tại được lâu sau khi rời khỏi cơ thể. Tuy nhiên, chúng có thể sống kí sinh bằng nhiều con đường khác nhau. Ngay sau đây sẽ là 4 nguyên nhân gây bệnh lậu mà ai cũng cần nắm bắt:

  • Bị lậu khi quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn được coi là nguyên nhân chính khiến bạn dễ bị mắc các bệnh xã hội, trong đó có bệnh lậu. Khi bạn quan hệ tình dục không an toàn bằng đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng với người có chứa vi khuẩn lậu thì khả năng bạn bị nhiễm vi khuẩn lậu là 99,9 %.

  • Nhiễm bệnh lậu khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh

Việc sử dụng chung các vật dụng như quần chíp; bàn chải đánh răng; khăn tắm hoặc dao cạo râu với người đang mắc bệnh lậu bạn cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh lậu. Vì thế, các bạn cần phải cân nhắc, không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, ngay cả là người thân trong gia đình.

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con

Con đường tiếp theo mà vi khuẩn lậu có thể lây truyền từ người này sang người khác chính là truyền nhiễm từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nếu không may bị mắc bệnh lậu cần tuần thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm của bệnh.

Trường hợp thai phụ sinh nở bằng đường tự nhiên, không có biện pháp can thiệp, vi khuẩn lậu cư trú tại đường sinh dục, cổ tử cung sẽ tấn công sang trẻ nhỏ khiến trẻ bị viêm kết mạc, hệ hô hấp bị ảnh hưởng.

Vì thế, trong quá trình mang thai bị lậu mẹ bầu không nên sinh nở bằng đường tự nhiên. Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày, mẹ bầu cần cẩn thận để dịch mủ không dính vào cơ thể của em bé. Tuyệt đối không được thơm hay hôn bé.

Ngoài các nguyên nhân kể trên bạn có thể bị mắc vi khuẩn lậu khi tiếp xúc vế thương hở hoặc sử dụng chung kim tiêm truyền máu với người bị mắc bệnh.

Lậu ủ bệnh bao lâu?

Thời gian ủ bệnh lậu được tính từ thời điểm bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho tới khi các triệu chứng biểu hiện rõ ra bên ngoài.

Thông thường, bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khá ngắn, trong 2- 5 ngày, dao động trong khoảng 1- 14 ngày.

Ngoài ra, thời gian ủ bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào những yếu tố như: sức khỏe tổng quát của người bệnh và độ mạnh – yếu của vi khuẩn.

Với những người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn và ngược lại.

Hình ảnh bệnh lậu

Trong thời gian ủ bệnh lậu, người bệnh chưa có biểu hiện của bệnh và có thể lây truyền vi khuẩn lậu cho người khác. Bên cạnh đó, ở trong thời điểm này, vi khuẩn lậu cũng sẽ tấn công đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Sau khi hết thời gian ủ bệnh, các bạn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh lậu thông qua các hình ảnh dưới đây:

hình ảnh bệnh lậu

Hình ảnh bệnh lậu giai đoạn cấp tính

Đối với nam giới:

  • Dọc niệu đạo của người bệnh bị đau
  • Nam giới bị đau rát, cảm thấy nóng buốt mỗi lẫn đi tiểu
  • Niệu đạo tiết dịch mủ
  • Nước tiểu có mùi khai nồng, cuối bãi nước tiểu có mủ hoặc máu
  • Toàn thân cảm thấy mệt mỏi, có thể bị sốt
  • Tinh hoàn bị đau và sưng

Ở nữ giới:

Nữ giới khi bị nhiễm bệnh lậu giai đoạn đầu dấu hiệu thường không rõ ràng. Hình ảnh khi nữ giới bị nhiễm vi khuẩn lậu:

  • Lỗ niệu đạo bị sưng đỏ, tiết dịch hôi
  • Âm đạo bị ngứa
  • Thường xuyên buồn tiểu, tiều nhiều lần, thường bị đau buốt
  • Cổ tử cung bị sưng đỏ.

Hình ảnh bệnh lậu giai đoạn

Ở nam giới:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, cuối bãi nước tiểu có mủ
  • Niệu đạo tiết dịch như nhựa chuối vào buổi sớm khi vừa ngủ dậy hoặc khi đi tiểu.

Ở nữ giới:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có lẫn mủ
  • Vùng kín sưng đau, phù nề
  • Khí hư ra nhiều bất thường giống như mủ, màu trắng đục hoặc vàng xanh.

Bệnh lậu nguy hiểm không?

Hình ảnh bệnh lậu ở nam giới giai đoạn đầu

CÓ. Bệnh lậu mặc dù không khó điều trị nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh như:

Đối với nam giới:

Nam giới mắc bệnh lậu nếu chủ quan không điều trị sớm sẽ khiến bản thân phải đối mặt với các hệ lụy:

  • Bị viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn

Có đến 20 % nam giới bị biến chứng viêm tinh hoàn do lậu gây ra. Lúc này, nam giới sẽ còn bị đau, sưng tấy một bên tinh hoàn. Nếu không điều trị viêm khuẩn lậu sẽ tấn công sang túi tinh gây viêm túi tinh, viêm tuyến tiền, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh.

  • Nhiễm lẫu toàn thân

Lậu cấp tính nếu như không điều trị kịp thời  sẽ khiến nam giới dễ bị hoại tử, xuất huyết, các khớp như khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp ngón tay, ngón chân sẽ bị đau.

  • Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Vi khuẩn lậu thường phát triển kèm thêm với các tác nhân có hại khác như nấm candida, Chlamydia… khiến nam giới bị viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục như viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh bị tắc. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình thụ thai, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

  • Gây chít hẹp niệu đạo

Tình trạng tiểu buốt tiểu rắt kéo dài khiến niệu đạo của người bệnh bị chít hẹp, khiến ống dẫn tinh bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Từ đó, gây vô sinh hiếm muộn.

Đối với nữ giới

Vi khuẩn lậu sâu khi xâm nhập vào cơ thể của nữ giới chúng có thể gây viêm tiểu khung, cái túi mủ sẽ hình thành ở ổ bụng khiến người bệnh bị đau. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây xơ hóa hẹp vòi trứng, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn hoặc chửa ngoài tử cung.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn lậu có thể gây sẩy thai, nhiễm trùng ối, thai có thể bị chết lưu, sinh non hoặc mắc bệnh lậu bẩm sinh.

Bệnh lậu có chữa khỏi được không?

CÓ. Tuy nhiên để việc chữa bệnh lậu đạt hiệu quả cao, các bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Khám và điều trị ngay khi bệnh có triệu chứng hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh.
  • Lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có cơ sở vật chất khang trang hiện đại, bác sĩ phải giỏi chuyên môn, vững tay nghề.
  • Trong quá trình điều trị bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng đủ lượng đủ liều. Không được tự mua thuốc về điều trị cũng như tự thay đổi đơn thuốc.
  • Cần điều trị kết hợp cùng bạn tình để phòng tránh nguy cơ lấy chéo bệnh.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các câu hỏi có liên quan đến bệnh lậu

Bác sĩ tư vấn

  • Bệnh lậu có tự khỏi được không?

KHÔNG. Bệnh lậu chỉ khỏi khi có sự can thiệp của y khoa. Việc chủ quan không thăm khám và điều trị bệnh sớm sẽ tạo điều kiện cho bệnh chuyển biến nặng, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe sinh sản. Để ngăn chặn biết chứng, tiết kiệm chi phí tốt nhất các bạn nên thăm khám và điều trị bệnh ngay từ thời điểm bệnh khởi phát hoặc ngay khi nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh.

  • Bệnh lậu chữa bao lâu thì khỏi?

Thời gian chữa khỏi bệnh lậu ở mỗi người bệnh sẽ không giống nhau bởi thời gian chữa nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào:

+       Mức độ bệnh: Bệnh phát hiện sớm, chưa gây biến chứng, thời gian điều trị sẽ nhanh và ngược lại.

+       Phương pháp điều trị: Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến 90 % thời gian điều trị. Khi bạn điều trị bệnh bằng phương pháp hiện đại, chuẩn phác đồ điều trị y khoa do các bác sĩ giỏi chuyên môn, vừng tay nghề sẽ nhanh khỏi hơn so việc bạn tự mua thuốc về điều trị hoặc điều trị bằng các mẹo dân gian.

+       Cơ sở y tế điều trị: Lựa chọn điều trị bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có bác sĩ giỏi chuyên môn, vững tay nghề, cơ sở hạ tầng khang trang, phương pháp điều trị hiện đại, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn khi bạn lựa chọn điều trị tại cơ sở y tế kém chất lượng.

+       Sức khỏe người bệnh: Người bệnh có sức khỏe tốt thời gian điều trị bệnh sẽ nhanh, không lâu như những bệnh nhân có sức khỏe kém.

  • Bệnh lậu có lây không?

CÓ. Lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh, phát triển mạnh. Vì thế, các bạn cần phải nắm được nguyên nhân gây bệnh lậu để có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

  • Bệnh lậu có lây qua nước bọt không?

Hoàn toàn có thể. Khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng, cốc uống nước… với người mắc bệnh, dịch tiết nước bọt của người bệnh bám vào các vật dụng có thể lây nhiễm sang khoang miệng của bạn cứ trú và gây bệnh.

Bên cạnh đó, khi bạn hôn môi, đá lưỡi người bệnh, vi khuẩn lậu sẽ theo đường nước bọt tấn công và bám vào khoang miệng để cư trú và gây bệnh. Đặc biệt khi khoang miệng của bạn có vết thương thì khả năng nhiễm bệnh sẽ càng cao.

Ngoài ra, khi bạn có quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh nhất là khi cơ quan sinh dục có vết thương, vi khuẩn lậu tại cơ quan sinh dục sẽ theo đường nước bọt xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh.

  • Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?

CÓ. Khi bạn sử dụng chung bát, đũa thìa hoặc cắn chung thực phẩm với người bệnh, vi khuẩn lậu sẽ nhanh chóng lây lan sang bạn.

  • Dùng bao cao su có bị lây bệnh lậu không?

CÓ. Bởi bao cao su không che chắn được hết toàn bộ dương vật mà khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào vùng kín chúng có thể ẩn nấp tại hậu môn, niệu đạo. Vì thế bạn vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh lậu.

Bên cạnh đó, trong quá trình quan hệ nếu như bao cao su bị thủng tinh dịch có chứa vi khuẩn lậu sẽ xâm nhập vào âm đạo của đối phương cư trú để gây bệnh.

Lậu là bệnh xã hội khá nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh cũng như chữa khỏi. Vì thế, bên cạnh việc trang bị kiến thức cho mình, các bạn cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng. Đồng thời xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn và chung thủy.

admin

"Tác giả"admin

Tiến sĩ – Bác sĩ chuyên khoa cấp II gần 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh nam khoa (xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt); Bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục)

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

map phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội