Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Ngày đăng: 2023-10-14
5/5 - (6 bình chọn)

Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý không hiếm gặp ở cả nam và nữ giới. Tình trạng bàng quang hoạt động quá mức gây ra các vấn đề rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc. Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng bàng quang tăng hoạt giúp người bệnh chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang là một trong những cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi đào thải ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng lúc, khiến người bệnh muốn đi tiểu thường xuyên, tiểu đột ngột và mất kiểm soát.  

Hội chứng bàng quang tăng hoạt không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và mất tự tin khi giao tiếp. Hiện nay, tình trạng bàng quang hoạt động quá mức có thể được chẩn đoán nhanh chóng và điều trị hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện sớm và khám chữa bệnh tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.

bang quang tang hoat

Dấu hiệu bàng quang tăng hoạt

Các bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Khi mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiểu tiện như:

  • Người bệnh có cảm giác mót tiểu, buồn tiểu gấp và muốn đi tiểu ngay do không nhịn tiểu được
  • Người bệnh thường xuyên có triệu chứng són tiểu và tiểu không kiểm soát. Đặc biệt là khi vận động mạnh, ho, hắt hơi
  • Đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần/ngày. Ban đêm phải thức dậy nhiều lơn 2 lần để tiểu tiện. 

Căn cứ vào các triệu chứng bệnh, các chuyên gia đã chia bệnh bàng quang tăng hoạt thành 2 dạng chính là:

  • Hội chứng bàng quang tăng hoạt khô: Chiếm khoảng 2/3 trường hợp mắc bệnh bàng quang co bóp bất thường. Hội chứng này không gây són tiểu.
  • Hội chứng bàng quang tăng hoạt ướt: Gây tình trạng són tiểu, tiểu không kiểm soát, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tự ti và dễ cáu gắt.

Ngay khi nhận thấy triệu chứng bàng quang tăng hoạt, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

dau-hieu-bang-quang-tang-hoat

Nguyên nhân khiến bàng quang tăng hoạt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàng quang hoạt động quá mức. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là bàng quang co thắt không chủ ý hoặc do một số yếu tố nguy cơ như: bệnh lý đường tiết niệu, bệnh lý thần kinh, mang thai, tuổi tác…

Bàng quang co thắt không chủ ý

Các cơ bàng quang co thắt không chủ ý ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang thấp đã gây ra tình trạng tiểu gấp, tiểu tiện liên tục ở người bệnh. Tình trạng co thắt bàng quang không chủ ý có thể xuất phát từ:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Bệnh tiểu đường
  • Một số vấn đề về thần kinh như bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, dây thần kinh tổn thương…
  • Xuất hiện sỏi hoặc khối u trong bàng quang
  • Rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh
  • Các yếu tố cản trở dòng chảy của nước tiểu như phì đại tuyến tiền liệt, táo bón hoặc từng thực hiện các phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ
  • Suy giảm chức năng thận

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng bàng quang hoạt động quá mức là:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt tăng lên khi con người già đi. Bởi người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề về đường tiết niệu do mắc tăng sinh tuyến tiền liệt hoặc mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận…
  • Suy giảm nhận thức: Những người bị đột quỵ hoặc mắc bệnh Alzheimer dễ gặp tình trạng này. Khi não bộ mất khả năng thu – phát tín hiệu và điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như bàng quang, thận… thì người bệnh sẽ không kiểm soát được hành vi tiểu tiện. 
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần: Nữ giới mang thai và sinh nở nhiều lần dễ bị suy yếu cơ sàn chậu, dẫn đến hội chứng bàng quang tăng hoạt và đi tiểu không kiểm soát.

Ngoài ra, những người sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê, người dùng thuốc lợi tiểu hoặc các thảo dược có tính kích thích bàng quang như râu ngô, rễ cỏ tranh, mã đề… cũng có nguy cơ mắc bệnh.

nguyen-nhan-bang-quang-tang-hoat

Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng bàng quang hoạt động quá mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với một số vấn đề sau: 

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phần phụ

Bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt thường đi tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí bị tiểu són, tiểu mất kiểm soát. Sau khi tiểu tiện, vùng kín ẩm ướt và bốc mùi khó chịu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát triển và gây viêm nhiễm.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường kèm theo tình trạng bàng quang co bóp quá mạnh và quá thường xuyên. Sự căng thẳng liên tục trong bàng quang làm tăng áp lực trong đường tiết niệu và tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý

Triệu chứng buồn tiểu gấp, đi tiểu thường xuyên trên 8 lần một ngày khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Chưa kể tình trạng són tiểu, tiểu mất kiểm soát đã cướp đi sự tự tin trong giao tiếp, làm người bệnh lo lắng, bất an, thậm chí là trầm cảm. 

  • Rối loạn giấc ngủ 

Một trong những triệu chứng điển hình khi mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt là tiểu đêm nhiều lần (hơn 2 lần). Việc thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu làm chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, dễ cáu gắt …

  • Giảm chất lượng đời sống tình dục

Cảm  giác buồn tiểu đột ngột, tiểu mất kiểm soát khiến cuộc yêu bị gián đoạn. Chưa kể, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến tình dục như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, không đạt được khoái cảm tình dục…  

Bàng quang tăng hoạt có tự khỏi không?

Giải đáp vấn đề thắc mắc: “Bàng quang tăng hoạt có tự khỏi không?”, các chuyên gia Tiết niệu cho biết: Bàng quang tăng hoạt tự khỏi được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây hội chứng này.

Với nguyên nhân bàng quang tăng hoạt do tuổi tác và quá trình lão hóa, bệnh không tự khỏi được. Bởi lão hóa là một quá trình tất yếu của cơ thể mà cũng trải qua. Khi cơ thể bị lão hóa, hệ thống cơ sàn chậu, cơ bàng quang bị suy yếu đã ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và khiến cơ quan này phải hoạt động quá mức. Do đó, người bệnh chỉ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống.

Bàng quang tăng hoạt có thể do nguyên nhân sinh lý, xuất phát từ việc mang thai hoặc hấp thụ nhiều thực phẩm chứa vitamin C và đồ uống có tính kích thích bàng quang như bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas… Trong trường hợp này, bàng quang thường thay đổi để thích nghi với sự biến đổi của cơ thể như sự tăng kích thước tử cung khi mang thai, sự có mặt của chất lợi tiểu có trong máu… Vì thế, khi cơ thể trở về trạng thái bình thường, tức là sau khi sinh con hoặc khi không dùng các loại thực phẩm, đồ uống trên thì hoạt động của bàng quang sẽ ổn định trở lại. Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt sẽ dần biến mất và không cần điều trị.

Đối với trường hợp bàng quang tăng hoạt do mắc bệnh viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt…, bệnh không tự khỏi được. Nguyên nhân là do các bệnh lý trên đã gây ra một số kích thích bất thường, khiến hoạt động của bàng quang bị rối loạn và dẫn đến triệu chứng tiểu gấp, buồn tiểu liên tục… Để chấm dứt tình trạng bàng quang tăng hoạt, cần loại bỏ các kích thích bất thường lên hệ thần kinh bằng cách điều trị dứt điểm các bệnh lý nguyên nhân. 

bang-quang-tang-hoat-co-tu-khoi-khong

Phương pháp chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng như tiểu gấp, tiểu són, tiểu tiện nhiều lần, hội chứng bàng quang tăng hoạt được chẩn đoán chính xác bằng một số phương pháp sau:

  • Siêu âm bàng quang

Siêu âm bàng quang giúp đo lượng nước tiểu trước và sau khi đi tiểu. Từ đó đánh giá chính xác khả năng bài tiết nước tiểu và xác định tình trạng ứ đọng nước tiểu.

  • Nội soi bàng quang

Phương pháp này sử dụng ống nội soi nhỏ, có gắn camera và đèn đưa qua niệu đạo để lấy hình ảnh bên trong bàng quang. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chính xác, giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường như viêm nhiễm, xung huyết, u cục, sỏi, dị vật… có ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, khiến cơ quan này co bóp bất thường. 

  • Xét nghiệm Urodynamic

Xét nghiệm này nhằm đánh giá khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang, từ đó có phương pháp điều trị bệnh kịp thời và phù hợp nhất cho người bệnh.

  • Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng nghi ngờ bệnh bàng quang tăng hoạt. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bất thường về tế bào hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu cũng như đánh giá độ đậm đặc và một số chỉ số khác. Kết quả phân tích nước tiểu giúp bác sĩ chẩn đoán và xác định tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu cũng như một số bệnh lý về thận – tiết niệu khác.

xet-nghiem-nuoc-tieu

Phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt

Khi có triệu chứng bàng quang tăng hoạt, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chẩn đoán. Dựa trên nguyên nhân và mức độ bàng quang tăng hoạt, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

Cách chữa bàng quang tăng hoạt bằng thuốc

Người bệnh được sử dụng 2 nhóm thuốc chủ yếu là nhóm thuốc cải thiện triệu chứng và nhóm cải thiện chức năng bàng quang. Chúng có tác dụng giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang, đồng thời giúp giãn cơ và gia tăng dung tích bàng quang. 

Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ như khô miệng, đau  nhức đầu, tim đập nhanh, giảm nhu động ruột dẫn đến khó tiêu, táo bón…

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không bỏ dở điều trị hoặc dùng thêm các loại thuốc không kê đơn. 

thuoc-dieu-tri-bang-quang-tang-hoat

Dùng botox để điều trị bàng quang tăng hoạt

Tiêm botox với liều lượng nhỏ giúp gây tê một phần dẫn truyền thần kinh và ức chế hoạt động cơ co bàng quang. Khi cơ bàng quang giảm co bóp, các triệu chứng tiểu gấp, buồn tiểu liên tục, tiểu són sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, hiệu quả tiêm thuốc sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian nên người bệnh cần tiêm nhắc lại liệu trình sau 6 tháng.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng liệu pháp kích thích thần kinh

Với những trường hợp kháng thuốc hoặc không dung nạp thuốc, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp thay thế là kích thích thần kinh cùng. Bằng cách cấy các dây điện cực vào rễ thần kinh cùng S3, sau đó nối với máy tạo nhịp đặt dưới da vùng mông, dây thần kinh cùng được kích thích để điều hòa các phản xạ thần kinh chi phối cơ đáy chậu và cơ chóp bàng quang. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp kích thích thần kinh chày. Kỹ thuật này mang lại hiệu quả cao, ít xâm lấn và ít gây tác dụng phụ.

Chữa bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột được áp dụng trong trường hợp bàng quang có dung tích teo nhỏ, độ giãn nở kém. Do đặc điểm xâm lấn nhiều nên phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột chỉ được sử dụng khi các phương pháp trên không thành công.

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt tại nhà

  • Áp dụng các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Phục hồi chức năng sàn chậu bằng các bài tập Kegel là cách chữa bàng quang tăng hoạt tại nhà hiệu quả, không cần dùng thuốc. Các bài tập này giúp tăng cường sức bền cơ chậu, cải thiện triệu chứng tiểu vội, tiểu gấp, tiểu đêm và giảm tần suất đi tiểu. Để tăng hiệu quả, người bệnh nên thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày và duy trì tập luyện hàng ngày.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

 Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như rau củ, trái cây, sữa chua lợi khuẩn…. Hạn chế một số loại thức ăn và đồ uống gây kích thích bàng quang như thực phẩm có gia vị cay, trái cam, dưa hấu, trà, cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas….

Điều chỉnh lượng nước uống hợp lý, phù hợp với thể trạng của mỗi người. Không nên uống ít nước vì có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng bài tiết của thận. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá nhiều nước một lúc vì sẽ gây khó chịu vì đi tiểu nhiều lần.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đọc đã nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa bệnh bàng quang tăng hoạt. Nếu còn gì thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với các chuyên gia của phòng khám bằng cách gọi điện đến số 0969 668 152 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

5/5 - (6 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám