Bảng màu nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn

Ngày đăng: 2024-04-09
Bình chọn post

Có thể bạn chưa biết, bảng màu nước tiểu tiết lộ khá nhiều bí mật tình trạng sức khỏe của chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà xét nghiệm nước tiểu được xem là thủ tục cận lâm sàng phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của bảng màu nước tiểu qua bài viết dưới đây. Qua đó, bạn sẽ nắm được nước tiểu màu gì là tốt nhất và nhìn màu nước tiểu đoán bệnh cơ thể đang mắc phải.

Tổng quan về bảng màu nước tiểu

Bảng màu nước tiểu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Bảng màu nước tiểu phản ánh mức độ hydrat hóa cũng như nồng độ các chất trong cơ thể. Thông thường, màu của nước tiểu dao động từ trong suốt đến vàng nhạt, phụ thuộc vào lượng chất lỏng được tiêu thụ. Nước tiểu màu vàng do các sắc tố vàng trong cơ thể bị pha loãng. Cơ thể tiêu thụ càng nhiều nước, màu vàng sẽ nhạt dần và trong suốt hơn. Ngược lại, nếu uống ít nước, thậm chí không uống nước, màu nước tiểu sẽ có màu vàng đậm.

Bảng màu nước tiểu
Bảng màu nước tiểu

Màu sắc của nước tiểu thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ăn mâm xôi, củ cải đường, thanh long ruột đỏ có thể làm nước tiểu đổi sang màu hồng hoặc đỏ. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến việc nước tiểu có màu cam hoặc xanh. Bên cạnh đó, màu nước tiểu còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm hoặc bất thường về sức khỏe. Ví dụ, nhiễm khuẩn đường tiểu làm nước tiểu chuyển sang màu đục và màu trắng. Sỏi thận hoặc ung thư đường tiểu khiến nước tiểu có màu đỏ.

Giải đáp: Nước tiểu màu gì là tốt nhất?

Nước tiểu trong suốt, không màu có phải là tốt?

Theo khuyến nghị, mỗi người nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nếu tiêu thụ nước nhiều hơn lượng khuyến cáo, nước tiểu sẽ trở nên trong suốt, không có màu sắc. Tình trạng này thường không đáng lo ngại và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không uống đủ nước mà nước tiểu vẫn trong suốt và không màu, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo nhạt.

Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu trong suốt, không màu
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu trong suốt, không màu

Một sai lầm nhiều người mắc phải là suy nghĩ uống càng nhiều nước càng tốt. Thực tế không phải vậy, chúng ta chỉ nên uống đủ lượng nước cơ thể cần. Nếu uống quá nhiều, một số khoáng chất có lợi sẽ đi theo đường tiểu bị đào thải ra ngoài.

Nước tiểu màu gì tốt nhất? – Màu vàng nhạt

Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu màu vàng nhạt
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu màu vàng nhạt
  • Vàng nhạt: Màu sắc này thường cho thấy cơ thể khỏe mạnh và tiêu thụ đủ nước. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn mắc bệnh ngay cả khi nước tiểu có màu này nên có triệu chứng bất thường vẫn phải gặp bác sĩ.
  • Vàng đậm: Màu sắc này thường cho thấy cơ thể vẫn ổn định nhưng cần bổ sung nước. Nếu màu nước tiểu chuyển sang nâu vàng hoặc hổ phách, có thể là dấu hiệu của việc cơ thể đang mất nước.
  • Vàng chanh: Màu sắc này thường tương tự như màu của đèn neon và là dấu hiệu bạn cần bổ sung nước. Ngoài ra, nước tiểu cũng có thể chuyển sang màu vàng chanh khi bạn tiêu thụ nhiều vitamin B2.

Nước tiểu màu vàng đậm và vàng cam

Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu màu vàng đậm, vàng cam
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu màu vàng đậm, vàng cam

Khi cơ thể thiếu nước, màu sắc của nước tiểu thường chuyển sang màu vàng đậm hoặc cam. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bao gồm:

  • Sử dụng một số loại thuốc như Phenazopyridine, thuốc trị táo bón hoặc hóa trị ung thư.
  • Uống vitamin A, B.
  • Dấu hiệu của các bệnh liên quan đến gan hoặc ống mật, đặc biệt là khi phân có màu sáng hơn bình thường.

Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ cảnh báo bệnh gì?

Nhiều người thường nhìn màu nước tiểu đoán bệnh. Điều này đúng nhưng không phải luôn chính xác. Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ không phải lúc nào cũng là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là:

  • Tiêu thụ các loại thực phẩm như củ cải đường hoặc quả mâm xôi.
  • Sử dụng một số loại thuốc như Rifampin, Phenazopyridine, hoặc các loại thuốc điều trị bệnh táo bón.
Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu màu hồng
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu màu hồng

Tuy nhiên, nếu đi kèm các triệu chứng đau buốt lúc đi tiểu, tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, máu trong nước tiểu  đây là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, tệ hơn là ung thư đường tiểu, tăng sinh tuyến tiền liệt hoặc sỏi thận. Để tìm ra nguyên nhân chính xác, người bệnh cần xét nghiệm nước tiểu và máu cùng các triệu chứng lâm sàng khác.

Nhìn màu nước tiểu đoán bệnh – Nước tiểu màu trắng sữa nguyên nhân do đâu?

Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu màu trắng sữa
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu màu trắng sữa
  • Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới là một nguyên nhân khiến cho nước tiểu có màu trắng sữa. Sự kích thích và viêm nhiễm của tuyến tiền liệt kích thích dịch tiết nhiều. Nước tiểu hòa lẫn với dịch này dẫn đến có màu trắng sữa.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể là một nguyên nhân khác làm cho nước tiểu bị đục và thay đổi màu sắc ở cả hai giới.
  • Viêm niệu đạo do lậu cầu – Một bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng khiến nước tiểu có màu trắng đục. Triệu chứng đi kèm: tiết dịch niệu đạo màu trắng đục, tiểu nhiều lần và có thể có máu trong nước tiểu.
  • Xuất tinh ngược dòng ở nam giới cũng có thể gây ra hiện tượng nước tiểu màu trắng đục. Khi tinh dịch không được đẩy ra ngoài mà thay vào đó đi vào bàng quang kết hợp sẽ tạo thành nước tiểu màu trắng đục.

Nước tiểu màu xanh nguyên nhân do đâu

Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu màu xanh
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu màu xanh

Bảng màu nước tiểu màu xanh chia thành nhiều màu: xanh vàng, xanh lục và xanh lam (hiếm gặp). Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • Thuốc nhuộm được sử dụng trong một số xét nghiệm ở thận và bàng quang có thể làm cho nước tiểu có màu xanh lục hoặc xanh lam.
  • Sử dụng một số loại thuốc như amitriptyline (trị trầm cảm), cimetidin (trị loét và trào ngược dạ dày), indomethacin (giảm các triệu chứng viêm khớp) làm cho nước tiểu chuyển sang màu xanh lục.
  • Uống viên thuốc màu xanh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh tăng canxi máu lành tính hiếm gặp cũng có thể gây ra hiện tượng nước tiểu màu xanh.
  • Màu xanh vàng của nước tiểu cũng rất hiếm gặp và có thể xuất phát từ các nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng.

Nước tiểu màu nâu đen hoặc nâu sẫm

Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu màu nâu đen, nâu sẫm
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu màu nâu đen, nâu sẫm

Màu nước tiểu có thể đổi thành màu nâu đen hoặc nâu sẫm do một số nguyên nhân sau:

  • Ăn nhiều đậu fava, đại hoàng hoặc lô hội có thể làm cho nước tiểu có màu nâu sẫm.
  • Sử dụng một số loại thuốc như metronidazole (Flagyl, Metrocream), phenytoin (Dilantin, Phenytoin), chloroquine và primaquine (dùng điều trị và ngừa sốt rét), Methocarbamol (Robaxin), nitrofurantoin, senna (thuốc trị táo bón), hoặc thuốc giảm cholesterol cũng có thể làm nước tiểu chuyển sang màu nâu đen hoặc nâu sẫm.
  • Một số rối loạn về gan, thận và các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây ra hiện tượng nước tiểu màu nâu sẫm.
  • Tập thể dục cường độ mạnh gây chấn thương cơ, dẫn đến nước tiểu có màu nâu.

Nhìn màu nước tiểu đoán bệnh – Màu tím hoặc đen

Bảng màu nước tiểu - Nước tiểu màu tím hoặc đen
Bảng màu nước tiểu – Nước tiểu màu tím hoặc đen

Màu tím hoặc đen trong nước tiểu cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Hội chứng túi nước tiểu màu tím là một trường hợp hiếm gặp, xảy ra khi có ống thông tiểu và nước tiểu chứa vi khuẩn indirubin.
  • Nước tiểu màu đen có thể là dấu hiệu của hội chứng alkaptonuria (một tình trạng di truyền hiếm) hoặc việc cơ thể không thể phân hủy một số protein.

Một số triệu chứng đi kèm nước tiểu đổi màu cần chú ý

Bên cạnh nước tiểu đổi màu, nếu xuất hiện các triệu chứng sau cần lưu ý:

  • Cặn trong nước tiểu: Thường là các hạt sạn hoặc chất nhầy cực nhỏ, được phát hiện thông qua các xét nghiệm nước tiểu. Tình trạng này thường gặp ở người mắc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Nước tiểu nổi bọt: Có thể xuất phát từ chế độ ăn uống giàu protein hoặc có vấn đề liên quan đến thận.
  • Mùi hôi, tanh, khai nồng của nước tiểu: Thường thì nước tiểu không có mùi nồng. Tuy nhiên, một số thực phẩm như măng tây hoặc thuốc bổ sung vitamin B6 có thể thay đổi mùi nước tiểu. Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, nước tiểu sẽ trở nên đặc và có mùi amoniac nồng nặc.
  • Váng mỡ trong nước tiểu: Hiện tượng này thường xuất hiện do các bệnh liên quan đến thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Máu trong nước tiểu: Có thể là dấu hiệu của các bất thường ở thận và đường tiết niệu, khiến cho các tế bào hồng cầu đi vào nước tiểu thông qua cầu thận.
  • Trong trường hợp nước tiểu có mùi ngọt, điều này có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh gan, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc một loại rối loạn di truyền hiếm gặp.
  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu: dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh liên quan đến thận.

Khám và điều trị như thế nào khi nước tiểu có màu sắc bất thường

Trước khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ thảo luận về các triệu chứng. Sự thay đổi về màu sắc và mùi của nước tiểu, kéo dài bao lâu và có liên quan đến sử dụng thuốc hoặc chế độ ăn uống không. Các điểm cần xác minh bao gồm:

  • Thời điểm các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện?
  • Có máu trong nước tiểu không?
  • Có sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc thuốc được sử dụng?
  • Lượng nước hoặc chất lỏng uống mỗi ngày là bao nhiêu?
  • Có cảm giác đau khi đi tiểu hoặc đau ở vùng bụng không?

Dựa trên thông tin về tiền sử bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu phân tích nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra sự xuất hiện của bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

  • Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh về thận, đường tiết niệu và vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm sẽ đo mức chất thải tích tụ trong máu khi thận không hoạt động bình thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra máu để tìm các dấu hiệu của bệnh về gan và tiểu đường.

Kết luận

Nước tiểu đổi màu xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng bạn không cần quá lo lắng, có thể chỉ do thay đổi trong sinh hoạt và thói quen ăn uống, dinh dưỡng nạp vào. Nếu đi kèm nhiều triệu chứng bất thường khác, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đã có cái nhìn cơ bản về ý nghĩa bảng màu nước tiểu, hiểu được nước tiểu có màu gì là tốt nhất và nhìn nước tiểu đoán được một số bệnh lý hệ tiết niệu đang mắc phải. Nếu bạn còn vấn đề gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay với https://dakhoaxadan.com/ để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn hỗ trợ.

Bình chọn post
Lê Đỗ Nguyên
Lê Đỗ Nguyên
Tiến sĩ – Bác sĩ chuyên khoa cấp II gần 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh nam khoa (xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt); Bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám