Xét nghiệm nước tiểu và những lưu ý có thể bạn chưa biết

Ngày đăng: 2024-04-27
Bình chọn post

Xét nghiệm nước tiểu giúp theo dõi tình trạng sức khoẻ, phát hiện sớm các vấn đề bất thường tại đường tiết niệu, gan, thận và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ kiến thức để biết cách đọc các thông số xét nghiệm cùng như nắm được một số lưu ý  khi thực hiện. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này.

Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích gì trong chuẩn đoán bệnh?

Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích gì
Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích gì

Xét nghiệm nước tiểu (còn gọi là tổng phân tích nước tiểu) là xét nghiệm cận lâm sàng có tác dụng phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc các bệnh lý tiểu đường, gan, thận.  

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện nhằm mục đích: 

  • Phát hiện cơ thể có đang bị thiếu nước hay không 
  • Phát hiện các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận – bể thận,…
  • Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh thận hoặc tiểu đường, giúp bác sĩ đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh 
  • Xét nghiệm nhằm mục đích thử thai qua việc xác định nồng độ hormone HCG 
  • Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn dùng để sàng lọc một số loại thuốc, chất kích thích như cần sa, heroine, thuốc lắc,… 

Xét nghiệm nước tiểu nằm trong danh mục thăm khám sức khoẻ định kỳ. Mọi người nên thăm khám sức khoẻ tối thiểu 6 tháng/lần và thực hiện tổng phân tích nước tiểu khi có các biểu hiện như đau lưng, đau bụng, đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, mủ,… 

Các thông số trong xét nghiệm nước tiểu nói lên điều gì

Các thông số trong xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ đánh giá sức khoẻ tổng quát và xác định vấn đề người bệnh đang gặp phải. Dưới đây là cách đọc kết quả 10 thông số nước tiểu có thể tham khảo: 

Các thông số trong xét nghiệm nước tiểu
Các thông số trong xét nghiệm nước tiểu

SG (Specific Gravity – Trọng lượng riêng)

SG là chỉ số giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc, thường do thiếu nước hoặc uống quá nhiều nước. 

Chỉ số SG bình thường là 1.015-1.025. Nếu chỉ số này tăng nếu mắc bệnh đái tháo đường và giảm khi mắc bệnh đái tháo nhạt. Trường hợp tỷ trọng riêng thấp kéo dài thì cần thận trọng lưu ý bởi đây là dấu hiệu cảnh báo suy thận. 

LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu)

Chỉ số này giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, trong nước tiểu có chứa bạch cầu thì bạn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Bởi khi có sự xuất hiện của các tác nhân gây hại, số lượng bạch cầu tăng lên để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm. Lượng bạch cầu chế đi sẽ được đào thải qua nước tiểu. 

NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)

Chỉ số này giúp phát hiện tình trạng viêm nhiễm đường tiết tiết niệu. 

Khi bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ tạo ra một loại enzyme có khả năng chuyển hoá nitrate thành nitrite. Nếu tìm thấy nitrite trong nước tiểu thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là vi khuẩn E.Coli. 

Độ pH (Độ acid)

Độ pH dùng để đánh giá nồng độ acid trong nước tiểu. Chỉ số bình thường dao động từ 4,6 – 8. Nếu độ pH=4 thì nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid cũng không phải bazơ), pH=9 cho thấy nước tiểu có tính bazơ mạnh. 

Nồng độ pH tăng phản ánh tình trạng nhiễm khuẩn ở thận, suy thận mãn tính. Nếu độ pH giảm có thể do mất nước hoặc mắc bệnh tiểu đường. 

Blood (BLD)

Sự xuất hiện của máu trong nước tiểu cho thấy đường tiết niệu đang gặp một số vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm nhiễm, sỏi thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang,… 

PRO (Protein)

Khi có kết quả xét nghiệm PRO, nếu phát hiện trong nước tiểu có chứa protein thì có thể liên quan đến các triệu chứng thiếu nước, viêm nhiễm đường tiết niệu, tăng huyết áp hoặc mẫu nước tiểu xét nghiệm có lẫn dịch nhầy,… Với phụ nữ mang thai, nước tiểu có chứa chất albumin (một loại protein) cảnh báo nguy cơ nhiễm độc hoặc bệnh lý tiểu đường. 

GLU (Glucose – Đường)

Glucose là một loại đường có trong máu. Bình thường, nước tiểu sẽ có rất ít hoặc không có glucose. Nếu lượng đường huyết trong máu và nước tiểu tăng cao thì bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc bị tổn thương thận, viêm tuỵ,… 

Kết quả gia tăng lượng glucose trong nước tiểu là bình thường nếu trước đó  bạn ăn quá nhiều đồ ngọt. Nhưng nếu lượng đường trong nước tiểu ở lần xét nghiệm tiếp theo vẫn cao, thậm chí cao hơn lần đầu thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

ASC(Soi cặn nước tiểu)

Soi cặn nước tiểu nhằm phát hiện và đánh giá các bệnh lý về đường tiết niệu, điển hình là bệnh thận. Chỉ số bình thường là 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L. 

KET (Ketone – Xeton)

Xeton là chất được thải ra khi đi tiểu, dùng để nhận biết tính trạng thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tiểu đường. Sự xuất hiện của xeton thường gặp ở những người bệnh tiểu đường không được kiểm soát, chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng và carbohydrate, người nghiện rượu 

Chỉ số bình thường là 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L; đôi khi ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai. 

UBG (Urobilinogen)

Urobilinogen được tạo thành từ sự thoái hoá của bilirubin. Chúng được đào thải ra khỏi cơ thể theo phân và nước tiểu. Sự xuất hiện của urobilinogen trong nước tiểu cho thấy nguy cơ gặp các vấn đề về gan như xơ gan, viêm gan dẫn đến tắc dịch mật. 

Chi phí xét nghiệm nước tiểu có đắt không? Hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm nước tiểu
Chi phí xét nghiệm nước tiểu

Thực tế, mỗi cơ sở y tế sẽ có bảng giá khám và xét nghiệm khác nhau nhưng mức phí này sẽ không chênh lệch quá nhiều.  

Tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, chi phí xét nghiệm nước tiểu sẽ giao động từ 100.000 – 350.000 đồng. Chi phí xét nghiệm nước tiểu tuỳ thuộc vào chất lượng dịch vụ và uy tín của cơ sở y tế.  

Để biết chính xác chi phí xét nghiệm nước tiểu bao nhiêu tiền, bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế dự định xét nghiệm để được tư vấn cụ thể hơn, từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn về tài chính. 

Xét nghiệm nước tiểu cần nhịn ăn không? 

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không
Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Các bác sĩ chuyên khoa giải đáp rằng: Trước khi xét nghiệm nước tiểu và thực hiện các xét nghiệm khác, người bệnh nên nhịn ăn uống 8 giờ trước khi lấy mẫu. Điều này giúp đảm bảo các yếu tố như đường huyết, mỡ máu,… không bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn, đồ uống đã tiêu thụ, từ đó đảm bảo kết quả xét nghiệm chẩn xác hơn. 

Cần lưu ý gì khi xét nghiệm nước tiểu 

Dưới đây là một số lưu ý khi lấy mẫu và xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác hơn: 

  • Tránh ăn các thực phẩm có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu như củ cải đường, cà rốt, quả mâm xôi,… Tốt nhất nên nhịn ăn uống từ 8h trước khi lấy mẫu xét nghiệm.  
  • Thông báo với bác sĩ về việc bản thân đang sử dụng thuốc lợi tiểu, vitamin B, rifampin, phenytoin, phenazopyridine… Bởi các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm nước tiểu. 
  • Khi lấy nước tiểu để xét nghiệm, bạn nên lấy nước tiểu giữa dòng, không nên lấy nước tiểu ở đầu hoặc cuối bãi. 
  • Đảm bảo tay lấy nước tiểu sạch sẽ, tránh làm dây bẩn nên lấy mẫu nước tiểu. Nếu có điều kiện, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi lấy mẫu. 
  • Nếu có các triệu chứng bất thường kèm theo như đi tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu lạ, lẫn máu,… hãy thông báo ngay với bác sĩ. 

Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn biết cách đọc các chỉ số xét nghiệm nước tiểu. Nếu còn điều gì thắc mắc về vấn đề này, bạn hãy liên hệ ngày với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội hoặc liên hệ số điện thoại 0969 668 152 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. 

 

Bình chọn post
Lê Đỗ Nguyên
Lê Đỗ Nguyên
Tiến sĩ – Bác sĩ chuyên khoa cấp II gần 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh nam khoa (xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt); Bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám