Bà bầu có được ăn ngải cứu không, lợi ích đối với mẹ bầu?
Khi mang thai, việc ăn gì và không nên ăn gì đều được các mẹ bầu tìm hiểu một cách kỹ lưỡng qua báo đài, mạng xã hội hoặc kinh nghiệm của những người đi trước. Và Bà bầu có được ăn ngải cứu không? là một trong những thắc mắc vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác.
Mục lục:
Thắc mắc bà bầu có được ăn ngải cứu không?
Hiện nay, có nhiều bà bầu khi mang thai, thay vì tìm hiểu kiến thức từ các bác sĩ chuyên khoa lại tìm kiếm thông tin và học hỏi theo những kinh nghiệm từ xa xưa do ông bà để lại. Các bài học dân gian hầu hết đều quý báu nhưng lại chưa được kiểm chứng vì thế thông tin chưa chắc đã chính xác hoàn toàn. Và thắc mắc bà bầu có được ăn ngải cứu không là một trong những số đó.
Mặc dù chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề bà bầu có được ăn rau ngải cứu hay không. Nhưng từ xa xưa, mọi người đã truyền miệng nhau rằng ăn rau ngải cứu sẽ khiến mẹ bầu bị sảy thai.
Vậy phụ nữ mang thai có được ăn rau ngải cứu hay không? Người cho rằng vẫn ăn được nhưng ăn với số lượng ít. Nhưng cũng có người cho rằng mẹ bầu cần phải kiêng hoàn toàn, chỉ ăn rau ngải cứu sau khi đã sinh con.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa, bà bầu vẫn có thể ăn được rau ngải cứu, tuy nhiên mẹ bầu không được ăn quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn một lần với số lượng vừa phải, từ 3 -5 ngọ rau. Đặc biệt những thai phụ bị máu nóng, cơ địa nhạy cảm, có tiền xử sảy thai, đang mắc bệnh rối loạn đường ruột cấp tính hoặc bệnh viêm gan thì không nên ăn ngải cứu, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Vậy bầu có được ăn rau ngải cứu?
Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu có ăn được ngải cứu không? chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao ông bà ta truyền đạt kinh nghiệm không được ăn rau ngải cứu khi mang thai?
Theo quan niệm xa xưa, ngải cứu là một vị thuốc nam có vị đắng hơi nồng. Có công dụng giúp điều hòa kinh nguyệt. Trong rau ngải cứu cũng có chứa một hoạt chất có khả năng gây co bóp tử cung. Bà bầu nếu đang mang thai ở chu kỳ đầu tiên của thai kỳ khả năng bị sảy thai rất cao bởi lúc này thai nhi mới hình thành, chưa có sự bám chặt vào tử cung của thai phụ phụ. Có lẽ, bởi vì điều này nên ông bà ta mới truyền lại kinh nghiệm không nên ăn rau ngải cứu khi mang thai.
Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra. Trong rau ngải cứu có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu. Nếu ăn 1 lượng vừa phải, tuần ăn 1 – 2 lần, mỗi lần 3 – 5 ngọn ngải cứu sẽ không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho cả mẹ và bé.
Với thắc mắc “Bà bầu có ăn rau ngải cứu được không? Câu trả lời là hoàn toàn được và khi ăn đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể.
Lợi ích rau ngải cứu đem đến cho mẹ bầu
Khi mẹ bầu ăn rau ngải cứu đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu, cụ thể như:
Chữa động thai
Chữa động thai là một trong các tác dụng chăm sóc sức khỏe chính của cây ngải cứu. Nếu mẹ bầu có hiện tượng bị động thai do va chạm hoặc chấn thương có thể dùng cây ngải cứu để ổn định lại.
Thai phụ có thể chần trứng gà bổ dưỡng với ngải cứu cho chín nhừ, rồi ăn cả nước và bã. Món ăn này rất hiệu quả trong việc an thai.
Chữa băng huyết, thổ huyết
Trong quá trình mang bầu nếu mẹ bầu bị ra máu, có thể sử dụng rau ngải cứu, tía tô, mỗi loại 16g, sắc cùng 600ml nước, cô cạn còn 100ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Điều trị thấp khớp, ghẻ lở
Với thành phần chất tanin, cineol trong ngải cứu, sử dụng dược liệu sẽ có tác dụng chống phù nề, giảm đau tốt nhất cho thai phụ.
Bên cạnh đó, trong cây ngải cứu còn chứa nhiều hoạt chất khác có khả năng tăng sức đề kháng, lưu thông mạch và giảm sưng viêm rất tốt.
Chảy máu cam
Cây ngải cứu chữa chảy máu cam là một tác dụng ít ai biết được của loại dược liệu này. Ngải cứu có khả năng cầm máu cam, làm ngừng chảy máu, giúp cho kinh mạch ấm hơn thông qua việc rút ngắn thời gian chảy máu cam và nhanh chóng làm đông máu.
Nếu mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu cam do nhiệt có thể dùng bài thuốc: Ngải cứu tươi, tiên sinh địa hoàng, hà diệp tươi và trắc bá diệp tươi, dùng sắc nước để uống.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có được ăn ngải cứu không. Việc lựa chọn thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé đều rất quan trọng. Vì vậy trước khi ăn gì mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ và cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.