Bà bầu có được ăn dứa không? Những rủi ro khi mẹ bầu ăn nhiều dứa
Dứa là một loại trái cây có mùi thơm, vị chua nên được nhiều chị em vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm, nên nhiều chị em phụ nữ rất cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo an toàn cho bản thân và trẻ trong suốt thai kỳ. Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bản thân, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bà bầu có được ăn dứa không?
Mục lục:
Thành phần dinh dưỡng có trong dứa
Dứa hay còn gọi là thơm hoặc khóm là một loại trái cây phổ biến tại vùng nhiệt đới. Theo Đông y, dứa có tính bình, vị chua nên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón.
Còn theo nghiên cứu khoa học, dứa là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit hữu cơ, magan, vitamin B9, B1 và vitamin C. Trung bình, trong 100g dứa sẽ chứa:
- Nước: 85,3g
- Năng lượng: 25kcl
- Vitamin B1: 0,08mg
- Vitamin B2: 0,02mg
- Vitamin B9: 15 μg
- Vitamin C: 36,2mg
- Canxi: 16mg
- Phốt pho: 11mg
- Sắt: 0,3mg
- Cartoten: 0,03mg
Bà bầu có được ăn dứa không?
Bà bầu có được ăn dứa không? – Có. Mặc dù theo dân gian, việc ăn dứa khi mang thai có thể gây nguy cơ sảy thai. Nhưng những nghiên cứu khoa học lại chứng minh điều ngược lại. Theo một nghiên cứu gần đây của FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ) thì dứa không thuộc nhóm trái cây bị cấm trong thai kỳ.
Mặt khác, dứa còn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin quan trọng mà đã được liệt kê ở phần trên của bài viết. Nên có thể nói dứa là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà các mẹ nên cân nhắc đưa vào thực đơn của bản thân trong thời kỳ mang thai.
Thêm vào đó, theo GS-TS Shaista Waheed, bác sĩ phụ khoa tại Pakistan, cho biết bà bầu có thể an toàn khi ăn dứa trong cả 3 tam cá nguyệt của thai kỳ. Bởi thực tế, lượng enzyme Bromelain trong dứa rất thấp không đủ để gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Trừ trường hợp chúng ta ăn nhiều, 7-10 quả dứa với kích thước to cùng một lúc mới có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Như vậy, giải đáp bà bầu có được ăn dứa không, câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, người phụ nữ cần ăn với lượng vừa phải (1/2-1 quả) nhằm tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu ăn dứa mang lại lợi ích gì?
Sau khi đã biết câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có được ăn dứa không? Thì ít nhiều chị em sẽ thắc mắc liệu ăn dứa có lợi ích gì đối với thai kỳ?
Theo các chuyên gia, bà bầu ăn dứa với lượng với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn thai kỳ. Cụ thể:
Chống viêm
Các enzyme có trong dứa rất có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Chúng giúp chống viêm một cách hiệu quả, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể của bà bầu và phòng ngừa các tình trạng viêm nhiễm khi mang thai. Dung nạp lượng lớn Bromelain có thể kích thích sẩy thai. Nhưng nếu chỉ dung nạp một lượng nhỏ enzyme tiêu hóa này có trong dứa thì rất có lợi, giúp chống viêm hiệu quả. Điều này hữu ích cho sức khỏe tổng thể của thai phụ.
Chống táo bón
Khi mang thai, người phụ nữ rất dễ xảy ra tình trạng táo bón, khiến sinh hoạt hàng ngày của chị em bị ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, dứa là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, giúp chống táo bón tốt. Thế nên, để tránh tình trạng táo bón khi mang thai, chị em có thể bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày.
Bổ sung vitamin B6
Dứa chứa nhiều vitamin B6 – đây là loại vitamin quan trọng cho sự phát triển của não bộ và giảm các cơn ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu rất dễ bị thiếu hụt vitamin B6. Chính vì vậy, những người phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung dưỡng chất này thông qua chế độ ăn uống.
Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Dứa là một nguồn cung cấp Folate (vitamin B9) tương đối dồi dào cho mẹ bầu. Đây là một chất rất cần thiết cho mẹ bầu trong quá trình mang thai, đặc biệt là mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Theo nghiên cứu của WebMd, bà bầu cần bổ sung ít nhất 600 microgam Folate mỗi ngày để đảm bảo bé phát triển bình thường. Việc thiếu hụt Folate sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến thần kinh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong dứa có hàm lượng lớn vitamin C. Như đã nói ở trên, 100g dứa có thể cung cấp đến 36,2 mg vitamin C. Trong khi nhu cầu vitamin C ở bà bầu là 80 – 85 mg. Do đó, bà bầu chỉ cần ăn khoảng 250g dứa là đủ đáp ứng được nhu cầu về vitamin C của mẹ bầu trong 1 ngày.
Việc cung cấp đầy đủ vitamin C cho cơ thể sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch ở bà bầu, sửa chữa và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Ngoài ra, vitamin C còn tham gia hỗ trợ sản xuất collagen – một loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển da, xương, gân và sụn của bé.
Xem thêm:
Một số rủi ro khi ăn dứa đối với bà bầu
Mặc dù dứa là một loại thực phẩm bổ dưỡng và không gây hại cho bà bầu. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ mà nếu ăn nhiều dứa có thể gây hại cho bản thân các mẹ và bé. Cụ thể:
Bị bệnh về đường tiêu hóa
Bà bầu có tiền sử bị bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày nhạy cảm nếu ăn quá nhiều dứa có thể bị trào ngược axit, ợ nóng. Bởi dứa là loại thực phẩm có tính acid cao.
Dị ứng với Dứa
Trường hợp khác mẹ bầu có thể bị dị ứng với dứa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây:
- Ngứa hay sưng đau trong miệng
- Da có phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, nổi ban,…
- Cảm giác khó thở, gần giống với tình trạng hen suyễn.
- Ngạt mũi, chảy nước mũi.
Những triệu chứng này thường xảy ra vài phút sau khi bà bầu vừa ăn dứa. Những bà bầu bị dị ứng với phấn hoa hay cao su thì khả năng cao cũng bị dị ứng với dứa.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp bà bầu có được ăn dứa không? Dứa là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Nhưng, bà bầu nên ăn với lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.