Bà bầu có ăn được măng cụt không? [Chuyên gia tư vấn]
Mẹ bầu ăn măng cụt được không là thắc mắc, lo lắng của nhiều thai phụ. Trong quá trình mang thai vấn đề tìm hiểu những loại thực phẩm có thể sử dụng, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi là việc quan trọng và cần thiết. Vậy, bà bầu có ăn được măng cụt không? Bà bầu cần lưu ý những điều gì khi ăn măng cụt? Hãy cùng phân tích và tìm lời giải đáp khoa học nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Bà bầu có ăn được măng cụt không?
Măng cụt là một loại hoa quả nhiệt đới khi chín có vỏ dày và màu tím đỏ sậm màu. Ruột có màu trắng ngà, có mùi thơm và vị ngọt thanh đặc trưng và thu hút. Ngoài hương vị thơm ngon quả măng cụt còn chứa rất nhiều các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Vậy, liệu bà bầu ăn măng cụt được không? Để giải đáp thắc mắc này của nhiều thai phụ, các chuyên gia y tế cho biết: Măng cụt là một trong những loại quả có rất nhiều những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nếu sử dụng đúng cách. Do đó, trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm ăn măng cụt trong bữa ăn hàng ngày.
Những lợi ích của măng cụt đối với bà bầu
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu ăn măng cụt không chỉ nâng cao sức khỏe của người mẹ và thai nhi, mà còn đem lại những lợi ích tuyệt vời. Cụ thể gồm:
- Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Măng cụt có chứa axit folic (folate) – hoạt chất đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh về não và cột sống ở thai nhi. Do đó, bên cạnh việc bổ sung folate bằng các loại thực phẩm chức năng thì phụ nữ mang thai có thể ăn măng cụt để nạp nguồn axit folic tự nhiên, giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
- Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Nguồn mangan và khoáng chất dồi dào trong măng cụt rất phù hợp và cần thiết cho quá trình hình thành hệ xương và sụn trong bào thai. Đồng thời, khả năng chống oxy hóa trong măng cụt còn có thể bảo vệ thai nhi khỏi các tổn thương tế bào, giúp thúc đẩy thai nhi phát triển.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Măng cụt chứa một lượng vitamin C dồi dào, theo các chuyên gia dinh dưỡng cứ 100gr măng cụt tương đương với khoảng 7,2 mg vitamin C. Vì vậy, mẹ bầu ăn măng cụt trong giai đoạn thai kỳ sẽ nâng cao khả năng miễn dịch cho mẹ đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi.
- Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu
Trong măng cụt chứa hàm lượng sắt dồi dào nên nếu sử dụng với lượng phù hợp mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng thiếu sắt, thiếu máu thai kỳ.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu măng cụt còn có tác dụng cải thiện hoạt động tuần hoàn mạch máu tránh những hiện tượng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ như: đau đầu, đau ngực, nghẹt tim…
- Cân bằng đường huyết
Măng cụt chứa Xanthone – hoạt chất có tác dụng duy trì lượng đường huyết trong máu cân bằng và ổn định. Bên cạnh đó lượng chất xơ trong măng cụt cũng có khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết trong cơ thể thai phụ.
- Làm đẹp da cho mẹ bầu
Chất chống oxy hoá cùng lượng vitamin A, C có trong măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho làn da của mẹ bầu. Không chỉ có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen mà còn bổ sung độ ẩm cho da giúp da đàn hồi và hạn chế hiện tượng rạn da trong giai đoạn thai kỳ.
Lưu ý bà bầu cần biết khi ăn măng cụt
Măng cụt là một loại hoa quả thơm ngon và rất phổ biến. Tuy đem lại hàm lượng dưỡng chất lớn cho mẹ và thai nhi nhưng các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên chú ý một số lưu ý dưới đây để ăn măng cụt đúng cách, an toàn gồm:
- Măng cụt là loại quả khá an toàn và lành tính dành cho phụ nữ mang thai nhưng thai phụ vẫn nên chú ý ăn với lượng vừa phải. Theo khuyến nghị của các chuyên gia mẹ bầu mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2 -3 quả (khoảng 300 – 400gram).
- Nên chọn những quả măng cụt còn tươi và tránh những quả héo hoặc sâu hỏng. Trước khi ăn, nên rửa măng cụt sạch với nước sau đó ngâm trong nước muối loãng.
- Ăn đúng thời điểm: dù không có quy định về thời điểm nên ăn măng cụt, nhưng mẹ bầu không nên ăn vào lúc bụng đói vì vị chua của măng cụt dễ gây cảm giác “xót ruột”. Tốt nhất, nên ăn nó sau bữa chính hoặc ăn như một bữa ăn nhẹ giữa bữa chính.
- Không nên ăn khi mắc bệnh dạ dày: Măng cụt có tính acid cao, nếu đang gặp vấn đề về dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày thì nên tránh ăn măng cụt, nhất là khi đói.
- Tránh nuốt hạt: Mẹ bầu không nên nuốt hạt măng cục bởi hạt của nó rất to, nếu không may vướng hoặc rơi vào vùng thực quản có thể bị ngạt thở và đe dọa tính mạng.
Ngoài ra trong giai đoạn mang thai, ngoài măng cụt mẹ bầu cũng nên chú ý sử dụng kết hợp những loại trái cây, củ quả khác trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không chỉ giúp cân bằng dưỡng chất cho cơ thể mà mẹ bầu cũng có chế độ ăn đa dạng và ngon miệng hơn.
Cách chọn măng cụt ngon và an toàn cho mẹ bầu
Nói chung, măng cụt tuy có nhiều chất dinh dưỡng cùng hương vị thơm ngon, nhưng không phải quả măng cụt nào cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Do vậy, để chọn được măng cụt tốt nhất, mẹ cần:
- Chọn quả măng cụt chín tươi: có lớp vỏ màu tím đậm, thịt bên trong mềm ngọt, trong khi măng cụt sống màu xanh nhạt, nhiều mủ, phần thịt giòn chua.
- Nên chọn quả nhỏ: nên ưu tiên chọn quả măng cụt nhỏ vì nó chứa nhiều múi, ít hạt và vị ngọt hơn hẳn quả măng cụt to.
- Đánh giá độ đàn hồi: quả măng cụt chín sẽ có cảm giác hơi mềm khi ấn nhẹ vào. Nếu cứng hoặc quá mềm, có thể là dấu hiệu quả măng cụt chưa chín hoặc quá mùa. Vỏ quả măng cụt rất dày nên có thể an tâm ấn vào vỏ mà không lo bị rỉ nước.
- Đánh giá lớp vỏ ngoài: nên chọn quả có vỏ ngoài láng mịn, không có dấu hiệu hư hỏng hay mục nát. Đồng thời, tránh mua những trái măng cụt có dấu hiệu bị ấn mạnh hoặc rạn nứt.
- Ngửi nhẹ lớp vỏ ngoài: quả măng cụt chín tự nhiên sẽ tỏa mùi thơm nhẹ nhàng. Nếu thấy mùi hôi hoặc khó chịu từ trái măng cụt, tuyệt đối tránh mua vì đó có thể là dấu hiệu quả bị ngấm hóa chất hoặc nhiễm sâu bệnh.
Tác hại khi mẹ bầu ăn măng cụt không đúng cách
Bất kỳ loại trái cây nào cũng trở nên “có hại” nếu mẹ tiêu thụ chúng thiếu khoa học, ăn quá nhiều hoặc sai cách, và măng cụt cũng không phải là ngoại lệ. Việc hấp thụ măng cụt không đúng cách có thể khiến mẹ bầu bị:
- Tiêu chảy: Măng cụt có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan pectin. Nếu ăn quá nhiều chất xơ hòa tan có thể gây tiêu chảy. Điều này không chỉ làm khó chịu mà còn có thể khiến mất nước, muối khoáng và mất cân bằng điện giải.
- Rối loạn tiêu hóa: Măng cụt tính axit cao, khi ăn quá nhiều có thể làm dư thừa axit trong dạ dày, làm mẹ dễ bị trào ngược thực quản, ợ chua, đau dạ dày hay viêm loét niêm mạc dạ dày.
- Biến chứng nguy hiểm: quả này chứa lượng đường cao. Đối với người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ thừa cân, béo phì, nếu ăn quá nhiều măng cụt có thể tăng đường huyết, tăng huyết áp và gây ra biến chứng đái tháo đường hoặc tiền sản giật rất nguy hiểm.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Tương tự như những loại rau củ quả khác, măng cụt có thể nhiễm khuẩn E. coli, Toxoplasma, Salmonella, Listeria hoặc những loại thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không rửa sạch trước khi ăn, mẹ có thể tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng não bộ thai nhi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn được măng cụt không và những điều cần lưu ý. Nếu còn những thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn hãy nhấn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để được giải đáp trực tiếp với chuyên gia.