Bà bầu có ăn được lá lốt không? Những món ăn ngon làm từ lá lốt
Lá lốt là thực phẩm rất phổ biến ở nước ta, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên nhiều bà bầu băn khoăn không biết mình có được ăn lá lốt không. Để giải đáp bà bầu có ăn lá lốt được không, có sao không, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Bà bầu có ăn được lá lốt không?
Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị nồng, hơi cay nên có tác dụng điều trị chứng phong hàn, thấp, tê bại chân tay, rối loạn tiêu hóa, ….
Còn theo Tây y, thì trong lá lốt có chứa nhiều hoạt chất beta-caryophylen, ngoài ra còn có alcaloid và tinh dầu. Những chất này kết hợp với nhau giúp lá lốt phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến thận, đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, rối loạn tiêu hóa, ….
Lá lốt có nhiều tác dụng như vậy, bà bầu có ăn được không?
Theo y học, khi mang thai, bà bầu hoàn toàn có thể dùng lá lốt để chế biến thành những món ăn ngon. Ăn lá lốt với lượng vừa phải mẹ bầu sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Giảm nguy cơ táo bón: Giai đoạn mang thai hầu hết bà bầu đều phải đối mặt với nguy cơ bị táo bón. Do đó để khắc phục tình trạng này, bà bầu có thể bổ sung một lượng lá lốt vừa đủ vào thực đơn hàng ngày.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn: Vì lá lốt có tính ấm, hơi nồng nên có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị chứng đầy hơi, khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa. Thế nên để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn thì bà bầu đừng quên thêm lá lốt vào bữa ăn hàng ngày.
- Giảm đau lưng, nhức mỏi tay chân: Giai đoạn mang thai, nhất là vào khoảng tháng giữa thai kỳ trở đi, bà bầu thường bị đau lưng, nhức mỏi tay chân. Thế nên, để giảm các tình trạng này, bà bầu có thể bổ sung lá lốt vào bữa ăn của mình.
- Trị ho: Trong giai đoạn mang thai, bà bầu nên hạn chế dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó mà lá lốt là dược liệu tốt để bà bầu trị họ. Vì trong lá lốt có chứa thành phần chống oxy hóa giúp giảm họ hiệu quả.
- Tránh sưng phù chân: Sưng phù chân là hiện tượng thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Để giảm tình trạng này hiệu quả, chị em có thể ngâm chân với nước lá lốt nhằm đả thông kinh mạch, giúp mạch máu giãn nỡ, tăng cường tuần hoàn máu ở chân. Đặc biệt, ngâm chân vào buổi tối còn giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Lưu ý: Lá lốt mang lại nhiều lợi ích cho nữ giới trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, chị em cũng phải chú ý rằng chỉ nên ăn lá lốt một lượng vừa phải khi mang thai. Bởi nếu ăn lá lốt quá nhiều có thể gây nóng trong vì chúng có tính ấm, hơi cay nồng. Đặc biệt là những chị em có tiền sử sảy thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Gợi ý những món ăn ngon làm từ lá lốt cho bà bầu
Trong giai đoạn mang thai, chị em có thể chế biến lá lốt thành những món khác nhau để thay đổi khẩu vị và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số món ăn ngon làm từ lá lốt gồm:
Chả lá lốt
Chuẩn bi nguyên liệu:
- Thịt nạc vai xay nhuyễn
- Mộc nhĩ
- Hành khô
- Lá lốt
Tiến hành:
- Mộc nhĩ nếu ở dạng khô thì cần ngâm với nước nóng, đợi đến khi nở ra thì rửa sạch và băm nhuyễn
- Trộn mộc nhĩ đã băm nhuyễn với thịt nạc vai, rồi nêm thêm muối, bột ngọt và tiêu xay vào. Đợi 10-20 phút để cho gia vị ngấm.
- Tiến hành cuốn nhân vào lá lốt. Bạn nên gói ở mặt gân lá để màu chả đẹp hơn.
- Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu ăn nóng thì lá lốt vào rán ở lửa vừa. Rán đều 2 mặt
Thịt bò xào lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt bò thái lát mỏng
- Hành tây thái múi
- Lá lốt
- Tỏi băm
Tiến hành:
- Lá lốt đem rửa sạch và thái thành những mảnh to
- Ướp thịt với một phần tỏi băm, bột nêm, muối, tiêu, đường, dầu mè và xì dầu trong khoảng 10 phút. Bạn có thể thêm ít bột bắp để thịt không bị khô
- Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu và đun nóng, rồi phi thơm tỏi
- Khi tỏi thơm thì cho thịt bò vào xào trên lửa lớn, thịt vừa chín tái thì xúc ra đĩa
- Tiếp tục cho thêm chút dầu ăn vào chảo, cho hành tây vào xào
- Khi hành tây gần chín thì cho lá lốt vào đảo đều, thêm chút bột nêm và muối.
- Gần xong thì cho thịt bò vào rồi đảo vài lượt và cho ra đĩa
Canh cá lóc với lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 con cá lóc nhỏ phi lê
- Một ít lá lốt
- 1 củ gừng
- 4 củ hành tím
Tiến hành:
- Cá lóc rửa sạch, thái khúc rồi ướp với hạt nêm và nước mắm
- Lá lốt rửa sạch rồi thái nhỏ vừa ăn
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn sau đó phi thơm với hành tím và gừng. Rồi cho cá vào đảo cho tới khi săn lại thì cho nước vào nấu
- Thêm nước mắm, hạt nêm, chút xíu đường và giấm bỗng cho có vị chua chua ngọt ngọt.
- Khi nước sôi thì cho lá lốt vào nấu một chút là tắt bếp.
Những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây giúp chị em giải đáp được băn khoăn bà bầu có ăn được lá lốt không và cách làm những món ăn ngon từ lá lốt. Hãy nhớ rằng, mang thai là thời điểm quan trọng nên bạn hãy chú ý chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu có ý định ăn những món lạ hay dùng lá lốt trong thời gian dài, đặc biệt là có tiền sử sảy thai thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.