Thu nhỏ tầng sinh môn: Quy trình, Ưu Nhược điểm
Nhu cầu thẩm mỹ thu nhỏ tầng sinh môn của chị em ngày càng cao. Nhưng nhiều người vẫn chưa rõ về thủ thuật này. Một số người còn thắc mắc liệu thu nhỏ tầng sinh môn có đau không? Chi phí may thẩm mỹ tầng sinh môn như thế nào?
Và để giải đáp tất cả các thắc mắc. Giúp các bạn hiểu hơn về phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn. Bài viết dưới đây chúng tôi đã mời được bác sĩ Trần Thúy Vân tham vấn y khoa cho vấn đề này.
Mục lục:
Thông tin cơ bản trước khi tìm hiểu thu nhỏ tầng sinh môn
Để hiểu rõ hơn về thẩm mỹ thu nhỏ tầng sinh môn. Trước tiên, bạn cần biết tầng sinh môn là gì, cấu tạo của nó như thế nào?
Tầng sinh môn và chức năng của tầng sinh môn
Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn, có chiều dài khoảng 3-5 cm. Bình thường phụ nữ rất khó nhìn thấy tầng sinh môn do nằm khuất ở trên hai đùi.
Cấu tạo của tầng sinh môn
Tầng sinh môn được cấu tạo bởi mô mềm, cơ, dây chằng bao gồm 3 tầng:
- Tầng sâu: Bao gồm cơ nầng hậu môn và cơ ngồi cụt.
- Tầng giữa: Bao gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo.
- Tầng nông: Bao gồm 5 cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn, cơ thắt hậu môn.
Chức năng của tầng sinh môn
Tầng sinh môn là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh sản nữ. Chức năng của nó cụ thể như sau:
- Bảo vệ cơ quan trong vùng chậu: tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng…..
- Là nơi thực hiện hoạt động tình dục của nữ giới.
- Là nơi tiếp nhận tinh trùng đưa vào tử cung để thực hiện thụ thai.
- Tầng sinh môn giãn nở giúp thai phụ sinh con dễ dàng.
Khi phụ nữ sinh con, tầng sinh môn đóng vai trò cực kỳ quan trọng để em bé chui ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên mức độ giãn nở cũng có giới hạn. Nó rất dễ bị rách dưới áp lực sinh đẻ nhất là với những chị em có độ linh hoạt tầng sinh môn kém.
Thu nhỏ tầng sinh môn là gì?
Trải qua hoạt động tình dục nhiều năm và quá trình sinh nở. Âm đạo giãn rộng, môi lớn và môi bé bị phì đại. Việc này khiến nhiều chị em rất tự ti, gây mất hứng thú trong quan hệ tình dục.
Thu nhỏ hay thu hẹp tầng sinh môn là biện pháp cải thiện được tất cả những khuyết điểm trên. Sau phẫu thuật thu hẹp tầng sinh môn vừa cải thiện được tính thẩm mỹ. Cải thiện chất lượng đời sống tình dục.
Có nên thu nhỏ tầng sinh môn?
Sau khi sinh nở nhiều lần, chắc chắn tầng sinh môn của chị em sẽ bị giãn rộng, âm đạo cũng giảm khả năng đàn hồi. Ngoài ra khi sinh bác sĩ còn rạch tầng sinh môn nên sự phục hồi độ co giãn của tầng sinh môn cũng kém đi nhiều.
Các vấn đề trên làm giảm đáng kể chất lượng đời sống tình dục. Cả vợ chồng khó đạt khoái cảm khi quan hệ. Nhất là gây mất hứng thú ở người chồng. Tình trạng này không khỏi khiến chị em lo lắng sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Ưu điểm của phương pháp thu nhỏ tầng sinh môn
- Tầng sinh môn thu hẹp giúp tăng khoái khi quan hệ tình dục.
- Vùng kín trông gọn gàng, săn chắc tăng tính thẩm mỹ giúp chị em tự tin hơn.
Nhược điểm của phương pháp thu nhỏ tầng sinh môn
Phẫu thuật nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Dù phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn chỉ là một tiểu phẫu. Nhưng vẫn là can thiệp dao kéo và có những nguy cơ đến sức khỏe. Dưới đây là một số nhược điểm trong quá trình làm nhỏ tầng sinh môn, bạn có thể tham khảo:
- Sốc phản phệ với thuốc gây tê;
- Không cải thiện vùng kín như mong muốn. Bác sĩ có chuyên môn kém sẽ không làm vùng kín đẹp như ý muốn của bạn. Da vùng kín khi giãn rộng có nhiều da thừa vì vậy bác sĩ ít kinh nghiệm có thể cắt thiếu thừa hoặc bị lệch.
- Nguy cơ hình thành sẹo sau phẫu thuật. Với người có cơ địa lồi, sẹo to trông rất mất thẩm mỹ.
- Sau phẫu thuật phải kiêng khem nhiều, uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng, và kiêng quan hệ ít nhất 4-6 tuần.
Tuy chỉ là một tiểu phẫu nhưng cần chuyên môn bác sĩ rất cao. Vì vậy nếu muốn thu nhỏ tầng sinh môn bạn cần tìm các cơ sở y tế uy tín. Những địa chỉ bác sĩ có chuyên môn vững vàng, các điều kiện phẫu thuật đảm bảo để vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và an toàn.
Những ai nên hoặc không nên thu nhỏ tầng sinh môn?
Với những trường hợp sau, bạn có thể cân nhắc thu nhỏ tầng sinh môn:
- Tầng sinh môn bị giãn rộng do sinh đẻ nhiều lần;
- Ống âm đạo bị rộng bẩm sinh hoặc do quan hệ nhiều lần;
- Tầng sinh môn bị sai lệch cấu trúc do bị sa tử cung;
- Tai nạn, chấn thương vùng âm đạo.
Nhóm đối tượng không nên may thẩm mỹ tầng sinh môn.
- Phụ nữ đang mang thai;
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Nhiễm nấm bộ phận sinh dục;
- Đang mắc các bệnh mãn tính như: lao, tiểu đường, tim mạch….
- Bất thường về tâm lý.
Quy trình thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn
Quy trình phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn sẽ kéo dài trong 30 phút. Trong 30 phút lấy lại vẻ đẹp cho cô bé này. Các bạn cần trải qua các bước sau:
Trước mỗi cuộc tiểu phẫu, bác sĩ thực hiện kiểm tra sức khỏe bệnh nhân. Qua đó các xét nghiệm, thử phản ứng thuốc, loại trừ các vấn đề bệnh lý. Và khi đủ điều kiện phẫu thuật bạn sẽ được chuyển qua các bước tiếp theo:
- Bước 1: Gây tê vùng tầng sinh môn để giảm đau khi phẫu thuật.
- Bước 2: Cắt bỏ phần da thừa ở âm đạo.
- Bước 3: Nối các cơ vòng của âm đạo để thu gọn âm đạo làm cho ống âm đạo chặt và nhỏ hơn.
Thẩm mỹ tầng sinh môn có đau không?
Thẩm mỹ thu nhỏ tầng sinh môn phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm. Đây là một thủ thuật khó nếu làm không khéo thì sẽ để lại sẹo và gây đau. Còn trong quá trình làm, với bác sĩ chuyên môn cao kết hợp với thuốc gây tê nên bạn có thể yên tâm là hoàn toàn không đau.
Tuy nhiên chắc chắn khi hết thuốc tê bạn sẽ thấy đau và cần nghỉ dưỡng 1-2 ngày, tránh đi lại nhiều.
Thời gian để vết may tầng sinh môn bình phục và bạn có thể quan hệ trở lại là khoảng 6 tuần. Những lần quan hệ đầu sau phẫu thuật bạn có thể gây đau cho bạn. Sau một thời gian làm quen lại thì bạn có thể quan hệ bình thường và không còn đau đớn.
Những lưu ý sau khi phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn
Sau khi thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn, 7 ngày sau bác sĩ sẽ cắt chỉ và bạn sẽ tự chăm sóc tại nhà. Sau 6 tuần và đến 3 tháng sau phẫu thuật các chức năng của tầng sinh môn gần như được bình phục hoàn toàn.
Ngoài ra, sau phẫu thuật chị em cần lưu ý để tránh vết may bị biến chứng. Xin hãy:
- Giữ vùng kín sạch sẽ, nhất là vết khâu cần được vệ sinh bằng nước muối sinh lý và betadine mỗi ngày.
- Mặc quần lót rộng rãi, chất liệu thông thoáng.
- Không nên mặc quần áo bó sát.
- Tránh hoạt động mạnh, chạy… trong 1-2 tuần đầu.
- Uống thuốc kháng sinh và chống viêm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 1 tháng đầu.
- Kiểm tra theo lịch hẹn với bác sĩ.
Trong quá trình chăm sóc, nếu bị đau nhức, sưng tấy hay bị chảy máu kéo dài cần thông báo cho bác sĩ ngay.
Các biến chứng có thể xảy ra
Các biến chứng bạn có thể gặp phải sau may thẩm mỹ tầng sinh môn không an toàn như:
- Nhiễm trùng vết mổ có thể do điều kiện phẫu thuật hoặc chăm sóc không đảm bảo.
- Thủng trực tràng
- Nhiễm trùng âm đạo
- Nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Như vậy thu nhỏ vùng kín có ưu và nhược điểm cũng như có thể gặp biến chứng. Bạn nên cân nhắc kỹ tất cả những điều này, quyết định có thu nhỏ vùng kín hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn của bạn.
Trên đây là những thông tin về quy trình phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn. Thủ thuật giúp cải thiện cả về mặt thẩm mỹ và chức năng sinh lý cho vùng kín của phái đẹp. Tuy nhiên thủ thuật này cũng có những nhược điểm và tiềm ẩn biến chứng. Vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ nhất là lựa chọn cơ sở uy tín để phẫu thuật.